Về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty:

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty TNHH sản xuất và thương mại thu dũng (Trang 55)

2.2.6.1. Phân tích các hệ số hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng.

Từ bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 2.12 ta thấy: • Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu hay hệ số lãi ròng (ROS)

Năm 2014, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của công ty là 2,63%, năm 2013 là 1,76%, như vậy năm 2014 tăng lên 29,60% so với năm 2013. Cụ thể 100 đồng doanh thu năm 2014 tạo ra 2,63 đồng lợi nhuận sau thuế, trong khi năm

2013, 100 đồng doanh thu chỉ thu được 1,76 đồng lợi nhuận sau thuế. Rõ ràng, đây là điểm tích cực cho doanh nghiệp. ROS răng lên là do trong năm 2014, doanh thu thuần giảm 19,91% so với năm 2013 nhưng lợi nhuận sau thuế tăng với tốc độ 19,77%.. Điều này chứng tỏ công tác quản trị chi phí của doanh nghiệp được chú trọng và đạt kết quả tốt, đây thực sự là điều đáng khích lệ và công ty cần duy trì xu hướng này trong những năm tiếp theo.

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP):

Năm 2014, tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản là19,55%, giảm 14,70% so với năm 2013. Chỉ tiêu này cho biết trong năm 2014, cứ 100 đồng tài sản đưa vào hoạt động sẽ thu được 19,55 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Còn trong năm 2013 là 22,92 đồng. Nguyên nhân là do cả 2 chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và lãi vay và tổng tài sản bình quân năm 2014 đều tăng so với năm 2013, trong đó EBIT tăng 3,67% còn tổng tài sản bình quân tăng 21,57%.

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh

Năm 2014, cứ 100 đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì tạo được 14,05 đồng lợi nhuận trước thuế sau khi đã trang trải lãi tiền vay. Con số này năm 2013 là 14,26 đồng. Do đó khả năng sinh lời của đồng vốn năm 2014 không tốt hơn so với năm 2013 (giảm 1,47%). Điều này là do tốc độ tăng của VKD bình quân tăng cao hơn nhiều so với lợi nhuận trước thuế. Năm 2014 lợi nhuận trước thuế tăng 19,77% còn vốn kinh doanh bình quân tăng 21,57% so với năm 2013. Việc tăng lợi nhuận như vậy là do trong năm 2014 công ty đã mở rộng được quy mô tăng doanh thu, đồng thời quản trị tốt chi phí , đây thực sự là con số đáng ghi nhận trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, DN cần tiếp tục duy trì trong tương lai.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (tỷ suất sinh lời ròng của tài sản - ROA):

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh cho biết cứ 100 đồng vốn kinh doanh đưa vào hoạt động thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2014, tỷ suất này là 10,54% còn năm 2013 là 10,70%, do đó năm 2014, cứ 100 đồng vốn kinh doanh bỏ vào sản xuất công ty bị giảm 0,16 đồng lợi nhuận sau thuế so với năm 2013. Sự biến động này là do vốn kinh doanh bình quân tăng

21,57%, lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế (19,77%). Việc tăng quy mô vốn trong điều kiện kinh tế đang rất khó khăn nhưng doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp không tránh khỏi những khó khăn ban đầu. Tuy nhiên đạt được kết quả như hiện nay, tuy không làm tăng ROA nhưng cũng giảm không đáng kể. Điều đó chứng tỏ DN cũng đẫ cố gẳng rất nhiều.Trong thời gian tới, công ty cần tăng cường áp dụng các biện pháp tăng doanh thu và quản lý tốt các chi phí hơn nữa để tối đa hóa khả năng sinh lời của vốn.

Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE):

Từ bảng 2.13 ta thấy: năm 2014, tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu là giảm xuống so với năm 2013. Tuy nhiên, lượng giảm không đáng kể. Cụ thể: Năm 2014, ROE là 23,05%, tức cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ đem lại 23,05 đồng lợi nhuận sau thuế; còn năm 2013, ROE đạt 23,92%, tức 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thu được 23,92 đồng lợi nhuận sau thuế. VCSH bình quân tăng lên 24,29% còn lợi nhuận sau thuế tăng 19,77%, nhỏ hơn so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu bình quân.

Tóm lại, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, VCSH của

doanh nghiệp năm 2014 so với năm 2013 đều có xu hướng giảm mà nguyên nhân chính là do công ty chưa có các biện pháp thích hợp để tăng doanh thu. Bên cạnh đó doanh nghiệp đầu tư thêm tài sản tuy nhiên chưa sử dụng hiệu quả trong việc kinh doanh. Doanh nghiệp cần tiếp tục phát huy điểm tích cực, khắc phục điểm tiêu cực trong công tác quản trị vốn kinh doanh nhằm duy trì đà tăng mức độ sinh lời của vốn những năm tiếp theo.

2.2.6.2. Phân tích mối quan hệ tương tác giữa các chỉ tiêu tài chính qua phương trình DUPONT:

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh.

Dựa theo tính toán ở bảng ta có:

ROA2014 = 10,54% = 2,63% x 4,01 ROA2013 = 10,70% = 1,76% x 6,09

ĐVT: (%) Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2013 Chênh lệch Số tuyệt đối Số tương đối

Tỷ suất LN sau thuế

trên doanh thu (ROS) 2,63 1,76 0,87 29,60

Vòng quay VKD 4,01 6,09 (2,08) -34,15

Tỷ suất LN sau thuế

trên VKD (ROA) 10,54 10,70 (0,16) -1,50

(Nguồn tính toán; Dựa trên BCTC năm 2013 và 2014 của công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng)

ROA năm 2014 giảm so với năm 2013 (giảm 1,5%), là điểm chưa tốt trong hoạt động của công ty.

ROA giảm xuống là do vòng quay VKD giảm từ 6,09 năm 2013 xuống 4,01 năm 2014. ROS tăng (từ 1,76% năm 2013 lên 2,63% năm 2015, tăng lên 0,87% ứng với tỷ lệ tăng 29,6%), ROS tăng là dấu hiệu tích cực cho thấy mức LNST cao so với doanh thu thuần, ROS tăng mạnh kéo theo ROA cũng tăng mạnh.

Trong khi đó vòng quay vốn kinh doanh cũng tăng với tốc độ tăng là 2,7% (vòng quay vốn kinh doanh năm 2014 là 2,576 vòng, năm 2013 là 2,141 vòng), vòng quay VKD có sự tăng nhẹ cũng là dấu hiệu tốt cho DN thể hiện khả năng sử dụng vốn kinh doanh của DN khá tốt, tuy nhiên tốc độ tăng VKD thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của ROS. Nguyên nhân là do quá trình quản lý chi phí của doanh nghiệp tương đối tốt, tiết kiệm được nhiều chi phí, làm cho tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu; hay nói cách khác, trong năm 2014, 100 đồng doanh thu mà công ty tạo ra thu được nhiều đồng lợi nhuận sau thuế hơn năm 2013. Đây là điểm mà công ty cần phát huy. Tuy nhiên, cũng cần quan tâm đến công tác quản trị vốn để đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn kinh doanh hơn nữa, từ đó cải thiện hơn nữa ROA.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn chủ sở hữu:

ROE2013 = 1,76% x 6,09 x (1:(1- 0,55))= 23,92%. ROE2014 = 2,63 % x4,01 x (1: (1-0,54)) = 23,05%.

Bảng 2.15: Nhân tố ảnh hưởng đến ROE

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2013 Chênh lệch Số tuyệt đối Số tương đối Hệ số nợ bình quân Lần 0,54 0,55 (0,01) -1,82

Tỷ suất LN sau thuế trên

doanh thu (ROS) % 2,63 1,67 0,87 29,60

Vòng quay VKD Vòng 4,01 6,09 (2,08) -34,15

Tỷ suất LN sau thuế trên

VCSH (ROE) % 23,05 23,92 (0,87) 3,64

(Nguồn: Dựa vào BCTC năm 2013 và 2014 của công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng)

Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu năm 2014 là 23,05%, giảm 3,64% so với mức năm 2013. Qua phương trình phân tích Dupont ta thấy, nguyên nhân chủ yếu làm cho ROE năm 2014 giảm đi so với năm 2013 là do 3 nhân tố chính: ROS, số vòng quay vốn kinh doanh và hệ số nợ:

- ROS: Năm 2014, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần là 2,63% tức là cứ

100 đồng doanh thu thu về thì đạt lợi nhuận sau thuế 2,63 đồng, tăng lên so với năm 2013. Năm 2013, ROS là 1,76%, tức cứ tạo ra 100 đồng doanh thu thuần thì lợi nhuận sau thuế sẽ là 1,76 đồng. Điều này thể hiện mặt tích cực trong quản trị chi phí của doanh nghiệp, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí hơn.

- Số vòng quay VKD: Trong năm 2014, bình quân vốn kinh doanh quay

được 4,01 vòng, giảm đi 2,08 vòng so với năm 2013 (6,09 vòng). Điều này phản ánh công ty sử dụng chưa hiệu quả vốn kinh doanh. Và có ảnh hưởng đến ROE nhưng không nhiều.

- Hệ số nợ: sử dụng trong năm 2014 trung bình là 0.54 lần, năm 2013 là

0.55 lần, giảm đi 0,01 lần. Hệ số nợ giảm đi, dù không lớn nhưng sức ảnh hưởng của nóu đến ROE là rất lớn. Hệ số nợ giảm làm cho mức độ rủi ro cũng giảm đi.

Tóm lại, ROE giảm xuống chủ yếu do ROS tăng lên, vòng quay vốn kinh doanh và hệ số nợ giảm đi. Đây được đánh giá là chưa tốt trong việc sử dụng hiệu quả VKD của DN. Bên cạnh đó đặt vấn đề cho nhà quản trị cần theo dõi

thường xuyên tình hình biến động của ba hệ số tác động đến việc sử dụng đòn bẩy tài chính, bởi lẽ rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Nhận xét chung: Thông qua mối quan hệ giữa các nhân tố kể trên, nhà quản trị hiểu rằng muốn tối đa hóa giá trị công ty phải tối đa hóa được tỷ lệ tăng trưởng dòng tiền cho chủ sở hữu trong tương lai. Muốn vậy thì phải quản trị tài chính một cách hiệu quả, nghĩa là phải lựa chọn được các quyết định tài chính tối ưu mà xét trong dài hạn đó là quyết định đầu tư vốn, quyết định tài trợ vốn và quyết định phân phối lợi nhuận của DN.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty TNHH sản xuất và thương mại thu dũng (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w