Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty TNHH sản xuất và thương mại thu dũng (Trang 61)

Hạn chế, tồn tại

Bên cạnh những ưu điểm chỉ ra ở trên, trong năm vẫn còn một số tồn tại mà công ty cần xem xét để đưa ra những điều chỉnh hợp lý hơn trong thời gian tới:

- Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho không tốt, số vòng quay hàng tồn kho giảm, như vậy chứng tỏ hàng tồn kho bị ứ đọng so với năm 2013, hàng hóa lấy về nhưng không bán kịp, dự trữ một lượng lớn làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp.Do hàng tồn kho của doanh nghiệp có thời gian sử dụng ngắn, vì vậy nếu không bán ngay sẽ làm cho doanh nghiệp thất thoát một lượng vốn lớn. Doanh nghiệp cần xem xét tìm ra các biện pháp quản lý hàng hóa một cách tốt nhất, tránh trường hợp tích trữ quá nhiều so với nhu cầu của khách hàng.

- Tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh giảm (giảm 2,08%) so với năm 2013, chứng tỏ công ty đang sử dụng vốn chưa có hiệu quả, cần thay đổi phương pháp kinh doanh trong giai đoạn tới.

- Trong cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả luôn chiếm tỷ lệ lớn (52,70%), trong đó lại chủ yếu là nợ ngắn hạn. Hệ số nợ năm 2014 ở mức 0,544 lần. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính như con dao hai lưỡi, nếu công ty làm ăn tốt sẽ khuếch đại ROE lên rất cao nhưng nó có thể làm giảm ROE xuống thấp nếu công ty làm ăn thua lỗ..

- Việc đầu tư vào tài sản chưa thực sự hợp lý. TSNH luôn chiếm tỷ lệ lớn (> 80% trong tổng tài sản), trong đó chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn và chủ yếu là phải thu của khách hàng. Cần có công tác thu hồi nợ để tránh tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi. Điều này cũng tạo ra sức ép về vốn cho DN. Hoạt động trong ngành thương mại – dịch vụ, TSNH chiếm phần lớn là điều dễ hiểu, nhưng tỷ trọng TSNH đang ở mức cao hơn khá nhiều, nên công ty cần chú trọng đầu tư hơn vào TSDH, đặc biệt là TSCĐ để nâng cao khả năng cạnh tranh và năng lực kinh doanh của DN trong dài hạn.

- Về việc tìm kiếm thị trường: Trong năm mặc dù công ty mở rộng thị trường đầu ra nhằm thu hút khách hàng, tăng chi phí quảng cáo cho sản phẩm mới và quảng cáo dịch vụ rộng rãi tuy nhiên doanh thu mang lại còn hạn chế. Điều này đòi hỏi công ty xem xét lại chính sách mở rộng thị trường, cần tìm kiếm thị trường mục tiêu, đối tác mang tính chiến lược, dài hạn, không nên mở rộng thị trường một cách ồ ạt gây lãng phí nguồn lực trong khi kết quả thu được không tương xứng. Ngoài ra, đối với thị trường đầu vào nhận thấy quy mô vốn đi chiếm dụng của công ty tuy giảm nhưng vẫn cao hơn nhiều so với quy mô vốn bị chiếm dụng, điều này đòi hòi công ty cần tiếp tục giữ vững mối quan hệ đối với các nhà cung cấp và quản lý chặt chẽ việc thanh toán cho họ.

Qua phân tích các hệ số khả năng sinh lời của công ty ta thấy, tất cả các hệ số phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp đều giảm đi; thể hiện vốn của doanh nghiệp đang sử dụng chưa đạt hiệu quả, công ty kinh doanh chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Thời gian tới cần có những biện pháp thích hợp để cải thiện tình hình bán hàng để đạt hiệu quả cao hơn.

• Nguyên nhân:

- Doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng đầu tư vào TSDH, trong năm 2014 tổng TS có tăng nhưng chủ yếu là tăng TSNH, làm cho tỷ trọng TSNH ở mức cao.

- Doanh nghiệp không có chính sách bán hàng thu hút khách như chiết khấu, giảm giá làm cho lượng hàng hóa bán ra giảm đi. Hiện có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này, với nhiều chính sách đãi ngộ, khách hàng có thể bỏ doanh nghiệp mà sang chỗ họ.

- Nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp bị chiếm dụng một khoản vốn từ việc mua chịu của khách hàng là doanh nghiệp chưa có chính sách hợp lý. Nếu như doanh nghiệp thực hiện khống chế một lượng nợ nhất định đối với khách hàng, ngoài ra có thể chiết khấu % nếu thanh toán sớm thì sẽ giảm được một lượng vốn bị chiếm dụng đáng kể.

- Doanh nghiệp vẫn chưa thực sự khai thác được hết tiềm năng sẵn có, chưa quảng bá dịch vụ và sản phẩm đến đúng hết đối tượng.

- Mặc dù nhận thức được vai trò phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhưng việc thực hiện của công ty còn chưa thường xuyên, quy trình phân tích chưa hợp lý nên hiệu quả hoạt động chưa cao. Trong thời gian tới, công ty cần có sự quan tâm hơn nữa đến công tác này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, nhất là trong tình hình kinh tế đầy biến động như hiện nay.

CHƯƠNG III:

CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI THU DŨNG

Là một công ty TNHH trẻ, mới thành lập từ năm 2008 nhưng Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng đã vươn lên trở thành công ty chuyên về mảng bán hàng có uy tín trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nước ta nói chung. Hiện tại, công ty đã trở thành đối tác tin cậy của rất nhiều các đại lý lớn, nhỏ tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Qua phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty, thấy được phần nào những thành tựu đạt được và hạn chế còn tồn đọng của công ty. Để ngày càng phát triển vững chắc hơn nữa, công ty cần có những biện pháp giải quyết những tồn tại đó.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty TNHH sản xuất và thương mại thu dũng (Trang 61)