Về tình hình công nợ và khả năng thanhtoán của Công ty TNHH sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty TNHH sản xuất và thương mại thu dũng (Trang 44)

xuất và thương mại Thu Dũng.

2.2.4.1. Đánh giá tình hình công nợ của công ty:

Để đánh giá tình hình công nợ của công ty, cần phải xem xét cả về quy mô công nợ, cơ cấu và trình độ quản lý nợ. Công nợ của doanh nghiệp liên quan tới 2 vấn đề chính là: các khoản phải thu và các khoản phải trả. Xem xét bảng

phân tích quy mô công nợ 2.6 và bảng phân tích cơ cấu, trình độ quản lý nợ 2.7, ta thấy: quy mô công nợ có sự biến đổi mạnh mẽ qua các năm, trong đó quy

mô các khoản phải thu có xu hướng tăng dần trong 2 năm gần đây còn các khoản phải trả có xu hướng giảm rõ rệt. Cụ thể như sau:

Các khoản phải thu

Các khoản phải thu của Công ty chỉ gồm các khoản phải thu ngắn hạn, không có dài hạn. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn bao gồm: phải thu của khách hàng và các khoản phải thu khác. Cuối năm 2013, các khoản phải thu là 9,862,588,544 đồng, nhưng cuối năm 2014, quy mô khoản mục này tăng lên đến 11,072,646,254 đồng, tăng 1,210,057,710 đồng, tương ứng với tăng 12,27%. Qua phân tích ta thấy, quy mô các khoản phải thu có sự biến động qua các năm là do sự biến động của các khoản phải thu ngắn hạn, mà cụ thể do khoản phải thu của khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và luôn biến động. Đây là khoản vốn của công ty bị khách hàng chiếm dụng. Các khoản phải thu của khách hàng tăng với tốc độ tăng 12,27%, trong khi đó, tổng tài sản cũng tăng 16,93% làm cho hệ số các khoản phải thu trên tổng tài sản cũng tăng 0,29 lần. Tuy nhiên, hệ số các

khoản phải thu trên tổng tài sản giảm nhẹ từ 0,30 lần tại thời điểm cuối năm 2013 xuống 0,29 lần tại thời điểm cuối năm 2014, giảm 0,01 lần, ứng với 3,33%.

Điều này có nghĩa là tại thời điểm cuối năm 2014, cứ 1 đồng tài sản thì công ty chiếm dụng được 0,29 đồng; trong khi tại cùng thời điểm năm 2013, cứ 1 đồng tài sản thì công ty chiếm dụng được 0,30 đồng. Điều này chứng tỏ năm 2014, công ty đã thu hồi được phần nào các khoản nợ nhưng không đáng kể. Vì vậy, công ty không nên khuyến khích chính sách bán chịu, chỉ bán chịu cho những khách hàng quen, đối tác lâu năm để giảm được lượng vốn bị chiếm dụng. Để hiểu rõ hơn về tình hinh quản trị các khoản phải thu, chúng ta đi phân tích kỹ hơn thông qua chỉ tiêu sau:

Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu:

Từ bảng phân tích 2.8 ta thấy năm 2014, số vòng quay các khoản phải thu là 12,94 vòng, tương ứng kỳ thu tiền là 27,82 ngày, tức bình quân trong năm 2014, các khoản phải thu quay được 12,94 vòng, mỗi vòng kéo dài 27,82 ngày. Còn năm 2013, số vòng quay các khoản phải thu là 18,14 vòng, tương ứng với kỳ thu tiền là 19,85 ngày. Rõ ràng, năm 2014, tốc độ luân chuyển các khoản phải thu thấp hơn so với năm 2013. Đây cũng là điểm hạn chế trong quản trị các khoản phải thu của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu phụ thuộc vào 2 nhân tố: doanh thu bán hàng có thuế và các khoản phải thu bình quân. Tốc độ tăng của doanh thu bán hàng không thấp hơn là bao so với tốc độ tăng của các khoản phải thu bình quân là nguyên nhân làm giảm nhẹ tốc độ quay các khoản phải thu. Xem xét cụ thể:

- Doanh thu thuần:doanh thu thuần năm 2014 của công ty là 143,288,754,420

đồng, giảm 19,91% so với năm 2013, tương ứng với giảm 35,616,277,367 đồng.

- Các khoản phải thu bình quân: Bên cạnh sự giảm đi của doanh thu thuần,

các khoản phải thu bình quân của công ty tăng cao hơn. Các khoản phải thu bình quân của công ty năm 2013 là 9,862,588,544 đồng, năm 2014 là 11,072,646,250 đồng, tức là tăng lên 1,210,057,706 đồng, tương ứng với 12,27%. Các khoản phải thu bình quân năm 2014 tăng lên so với 2013 chủ yếu do phải thu khách hàng

tăng); trong khi các khoản trả trước cho người bán không có, khoản phải thu khác cũng có thay đổi nhưng số lượng không nhiều.

Như vậy, về tổng thể, doanh thu giảm đi là nguyên nhân làm tốc độ luân chuyển các khoản phải thu năm 2014 giảm so với 2013. Như vậy, công tác quản trị các khoản phải thu của công ty chưa đạt hiệu quả tốt. Công ty cần quản trị tốt các khoản phải thu hơn nữa để tránh ứ đọng vốn.

Các khoản phải trả chiếm dụng:

Các khoản phải trả chiếm dụng của công ty tất cả là các khoản phải trả ngắn hạn, không có khoản phải trả dài hạn. trong đó. Tổng các khoản phải trả đầu năm 2014 là 220,170,874 đồng, nhưng cuối năm giảm đi còn 95,132,432 đồng. Các khoản nợ phải trả là các khoản mà doanh nghiệp có thể chiếm dụng được. Các khoản nợ phải trả chiếm dụng của công ty chủ yếu là các khoản phải trả ngắn hạn. Từ bảng phân tích ta thấy, lượng vốn chiếm dụng nhiều nhất là từ phải trả cho người bán. Đây là các khoản mà công ty thường xuyên chiếm dụng được.

Hệ số các khoản phải trả trên tổng tài sản cuối năm 2013 là 0,67 lần, đến

cuối năm 2014 giảm xuống còn 0,25 lần, tức là giảm 0,42 lần với tốc độ giảm 62,69%. Điều này có nghĩa, tại thời điểm cuối năm 2014, cứ một đồng tài sản mà công ty có thì có 0,25 đồng vốn đi chiếm dụng, giảm đi 0,42 đồng so với đầu năm. Như vậy, trong năm 2014, công ty kinh doanh tốt nên đã trả được phần nào số vốn chiếm dụng cho nhà cung cấp, lấy được lòng tin của nhà cung cấp. Điều này giúp chúng ta nhìn thấy một tương lai sáng sủa của doanh nghiệp và có một niềm tin vào hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới.

So sánh giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả chiếm dụng:

Chênh lệch giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả chiếm dụng cuối năm 2014 là 10,977,513,818 đồng, còn cuối 2013 là 9,642,417,670 đồng, chênh lệch này dương với quy mô khá lớn, thấy rằng các khoản phải thu lớn hơn các khoản phải trả. Chứng tỏ lượng vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều hơn so với lượng vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng được. Xem xét cụ thể thông qua hai hệ số sau:

Hệ số này cuối năm 2013 là 43,80 lần, đến cuối năm 2014, hệ số này tăng lên đến 116,39 lần, tăng 72,59 lần, tương ứng tăng 165,73%. Có thể thấy rằng tổng các khoản phải thu lớn hơn tổng các khoản phải trả. Chứng tỏ công ty chiếm dụng một lượng vốn nhỏ hơn là lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng. Như vậy công ty cần quản lý tốt hơn các khoản phải thu, phải có các biện pháp thích hợp để thu hồi vốn bị chiếm dụng nhằm sử dụng một cách có hiệu quả vào hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Hệ số nợ phải thu khách hàng trên nợ phải trả nhà cung cấp: cuối năm 2013 hệ số này là 65,59 lần, cuối năm 2014 tăng lên đến 191,95 lần, tương ứng tăng 126,36 lần với tỷ lệ tăng là 192,65%. Việc tăng của hệ số nợ phải thu khách hàng trên nợ phải trả nhà cung cấp cho thấy lượng vốn DN bị chiếm dụng từ khách hàng tăng đã tăng lên trong khi lượng vốn chiếm dụng thì giảm đi rõ rệt. DN cần có các biện pháp để cải thiện tình hình này, nếu không sẽ mất đi quyền sử dụng một khoản vốn không phải là ít, sẽ là một gánh nặng cho DN trong tương lai.

2.2.4.2. Đánh giá khả năng thanh toán của công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng.

Về khả năng thanh toán :

Các chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh toán hiện thời, hệ số khả năng thanh toán nhanh đều tăng; riêng hệ số thanh toán tức thời có xu hướng giảm nhưng không đáng kể. Cụ thể như sau:

Khả năng thanh toán tổng quát:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát tại thời điểm cuối năm 2014 là 1,9 lần, cao hơn so với thời điểm cuối năm 2013 là 1,78 lần. Hệ số này phản ánh cứ mỗi đồng nợ phải trả của công ty được bảo đảm bằng 1,9 đồng tài sản vào thời điểm cuối năm 2014 và 1,78 đồng tài sản vào cuối năm 2013. Các hệ số này đều lớn hơn 1, chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán được các khoản nợ bằng chính tài sản của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, muốn đánh giá được khả năng thanh toán, phải xét tới các chỉ tiêu khác nữa.

Chỉ tiêu ĐVT 31/12/2014 31/12/2013 Chênh lệch Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1.Tổng TS VND 38,530,761,325 32,952,886,021 5,577,875,304 16,93 2.Tổng nợ phải trả VND 20,306,305,150 18,495,321,967 1,810,983,183 9,79 3. Hệ số KNTT tổng quát =(1)/(2) Lần 1,90 1,78 0,12 6,74

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty tại thời điểm cuối năm 2013 và 2014 lần lượt là 1,72 và 1,89 lần. Ý nghĩa của các hệ số này cho biết, ở thời điểm cuối năm 2013, một đồng nợ ngắn hạn công ty được đảm bảo bằng 1,72 đồng TSNH, còn thời điểm cuối năm 2014, một đồng nợ phải trả ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,89 đồng TSNH. Các hệ số này lớn hơn 1, chứng tỏ công ty có thể thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn của mình bằng TSNH, đồng thời nó cũng cho thấy nợ ngắn hạn mà công ty huy động được chỉ sử dụng để tài trợ cho TSNH. Tuy nhiên do hệ số này thấp hơn nhiều so với trung bình ngành, nên phần nào cho thấy độ rủi ro trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty cao hơn so với nhiều DN trong ngành, công ty cần có những kế hoạch để cải thiện hệ số này.

Bảng 2.9.2: Phân tích khả năng thanh toán hiện thời Chỉ tiêu ĐVT 31/12/2014 31/12/2013

Chênh lệch

(%) 4. TSNH VND 36,052,623,506 31,765,671,723 4,286,952,783 13,50 5. Nợ NH VND 19,116,305,150 18,495,321,967 620,983,183 3,36 6. Hệ số KNTT hiện thời =(4)/(5) Lần 1,89 1,72 0,17 9,88

(Nguồn: dựa vào BCTC năm 2013 và 2014 của công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng).

Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Bảng 2.9.3: Phân tích khả năng thanh toán nhanh

Chỉ tiêu ĐVT 31/12/2014 31/12/2013 Chênh lệch Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) 4. TSNH VND 36,052,623,506 31,765,671,723 4,286,952,783 13,50 5. Nợ NH VND 19,116,305,150 18,495,321,967 620,983,183 3,36 7. HTK VND 18,100,879,651 15,787,441,581 2,313,438,070 14,65 8. Hệ số KNTT nhanh=((4 )-(7))/(5) Lần 0,94 0,86 0,08 9,30

(Nguồn: Dựa vào BCTC năm 2013 và 2014 của công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng).

Hệ số này có xu hướng tăng nhẹ. Đầu năm 2014, hệ số này là 0,86 lần, nhưng đến cuối năm, hệ số này tăng lên đến 0,94 lần ( tăng 9,3%). Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng TSNH sau khi loại bỏ bộ phận có tính thanh khoản kém là hàng tồn kho như thế nào. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tăng nhẹ này là do cuối năm 2014, lượng hàng tồn kho khá lớn từ đầu năm đã được giảm bớt rất nhiều. Chứng tỏ rằng các

nhà quản trị đã hoàn thành khá tốt trong vấn đề đảm bảo khả năng thanh toán, và quản trị hàng tồn kho cũng khá tốt.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời:

Hệ số khả năng thanh toán tức thời của DN cũng có sự biến động lớn. Thời điểm cuối năm 2013 khá cao: 0,32lần, nhưng thời điểm cuối năm 2014 lại giảm xuống chỉ có 0,3 lần. Hệ số này phản ánh nếu ở thời điểm cuối năm 2013, một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,32 đồng tiền và tương đương tiền, thì cuối năm 2014, 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ được đảm bảo bằng 0,3 đồng tiền và tương đương tiền, con số này đang ở mức trung bình so với mức trung bình ngành. Có thể thấy, khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn ở thời điểm cuối năm 2014 là trong tầm kiểm soát. Cụ thể, cuối năm 2014, lượng tiền và tương đương tiền giảm 236,521,242 đồng ứng với giảm 2,9%, trong khi quy mô nợ ngắn hạn lại tăng, đây là nguyên nhân chính làm cho hệ số khả năng thanh toán tức thời giảm một. Trong trường hợp hàng tồn kho không có khả năng thanh lý, các khoản phải thu chưa có khả năng thu hồi, thì việc thanh toán các khoản nợ gặp nhiều khó khăn. Do đó, các nhà quản trị cần phải thường xuyên theo dõi các khoản nợ phải trả đến hạn, để có các biện pháp thanh toán, hoặc đàm phán giãn nợ, tránh hiện tượng mất khả năng chi trả dẫn đến nguy cơ phá sản.

Bảng 2.9.4: Bảng phân tích khả năng thanh toán tức thời.

Chỉ tiêu ĐVT 31/12/2014 31/12/2013

Chênh lệch

Số tuyệt đối Tỷ lệ (%)

9. Tiền và các khoản tương đương tiền VND 5,752,340,208 5,988,861,450 (236,521,242) -3,95 10. Hệ số KNTT tức thời =(9)/ (5) Lần 0,30 0,32 (0,02) 6,25

(Nguồn: Dựa vào BCTC năm 2013 và 2014 của công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng)

Hệ số thanh toán lãi vay

Công ty TNHH sản xuất vầ thương mại Thu Dũng hình thức là công ty TNHH, ngành nghề chính là bán hàng nên không cần một lượng vốn quá lớn. Vì vậy công ty vay nợ khá thấp, chủ yếu sử dụng vốn CSH để kinh doanh. Qua phân tích các hệ số về khả năng thanh toán ta thấy, khả năng thanh toán của công ty ổn định và đang có xu hướng đi lên. Hệ số thanh hiện thời lớn hơn 1 và có xu hướng tăng lên, hệ số khả năng thanh toán nhanh tăng . Bên cạnh đó, hệ số khả năng thanh toán tổng quát cũng tăng và hệ số khả năng thanh toán tức thời giảm nhẹ. Nguyên nhân căn bản xuất phát từ tình hình quản lý sử dụng tài sản cũng như là việc tài trợ vốn. Lượng tiền mặt giảm, hàng tồn tăng nhưng không quá lớn. Các nhà quản trị cần quan tâm đến việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn tránh tình trạng mất khả năng thanh toán, giảm thiểu rủi ro vỡ nợ.

Bảng 2.9.5: Phân tích hệ số thanh toán lãi vay

Chỉ tiêu ĐVT 31/12/2014 31/12/2013 Chênh lệch Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) 11. Chi phí lãi vay VND 1,963,704,843 2,545,339,662 (581,634,819) -22,85

13.LN trước lãi vay và thuế=11+12 VND 6,986,227,671 6,738,844,285 247,383,386 3,67 14. Hệ số thanhtoán lãivay =(13)/(11) Lần 3,56 2,65 0,91 34,34

(Nguồn: Dựa vào BCTC năm 2013 và 2014 của công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng).

2.2.4.3. Quản trị hàng tồn kho. Dựa vào bảng 2.10 ta thấy:

Năm 2013, số vòng quay hàng tồn kho là 10,86 vòng, tương ứng kỳ thu tiền là 33,15 ngày, đến năm 2014, số vòng quay hàng tồn kho giảm xuống còn 7,52 vòng, tương ứng với kỳ thu tiền bình quân là 47,87 ngày. Rõ ràng, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho đang giảm mạnh. Tốc đọ luân chuyển hàng tồn kho giảm gây ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp. Do hàng tồn kho của doanh nghiệp chủ yếu là: thực phẩm, đồ uống có thời gian sử dụng ngắn. Nếu không tiêu thụ nhanh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Nguyên nhân là do: Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho phụ thuộc vào 2 nhân tố chính: Giá vốn hàng bán và hàng tồn kho bình quân. Năm 2014 so với 2013, hàng tồn kho bình quân tăng so với 2013 (tăng 14,65%) trong khi giá vốn hàng bán lại giảm với tốc độ 20,64%, chính là nguyên nhân làm cho số vòng quay hàng tồn kho giảm: số vòng quay giảm 3,34 vòng, tương ứng tăng kỳ thu tiền bình quân lên 7,79 ngày, tương ứng với 40,15%. Xem xét cụ thể từng khoản mục để thấy rõ nguyên nhân:

- Giá vốn hàng bán:

Giá vốn hàng bán năm 2013 là 171,481,988,641 đồng, năm 2014 giảm xuống còn 136,085,492,153 đồng, tức giảm đi 35,396,496,488 đồng với tốc độ giảm 20,64%. Giá vốn hàng bán của công ty cũng chủ yếu từ hoạt động bán hàng. Như vậy ta có thể thấy được lượng hàng hóa tiêu thụ của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty TNHH sản xuất và thương mại thu dũng (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w