Xác định chính sách tài trợ, xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty TNHH sản xuất và thương mại thu dũng (Trang 70)

Qua phân tích ở chương 2, thấy rằng mặc dù việc sử dụng đòn bẩy tài chính chưa phát huy tác dụng rất tốt, thể hiện ở các tỷ suất sinh lời của công ty đều giảm song với việc duy trì chính sách tài trợ hơn 50% là vốn vay, hệ số nợ ở mức cao khiến doanh nghiệp cần có những điều chỉnh nhất định để giảm thiểu rủi ro. Năm 2014, do quản trị tốt về chi phí nên lợi nhuận trước thuế của công ty tăng mạnh. Bên cạnh đó ta nhận thấy với việc sử dụng đòn bẩy ở mức như vậy, rủi ro mà công ty gặp phải cũng không phải là quá lớn. Mục tiêu chính sách kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn nhất định là khác nhau nhưng tựu chung lại, mục tiêu cao nhất vẫn là tối đa lợi ích cho chủ sở hữu - tức là tối đa ROE nhưng phải trong phạm vi mức độ rủi ro cho phép. Do vậy, công ty cần xác định cơ cấu vốn tối ưu để hướng tới, đảm bảo cân đối giữa tỷ suất sinh lời và mức độ rủi ro, đem lại mức độ ổn định trong kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Thực tế năm 2014, nhận định được sự rủi ro, công ty đã nâng quy mô vốn chủ sở hữu, giảm quy mô nợ để giảm hệ số nợ, tuy nhiên hiệu quả của các biện pháp mà công ty thực hiện chưa thực sự tốt. Trong thời gian tới, công ty cần phải:

Hoạch định cơ cấu nguồn vốn mục tiêu: Việc hoạch định cơ cấu nguồn

vốn mục tiêu cần dựa trên nguyên lí về cơ cấu nguồn vốn tối ưu (cơ cấu nguồn vốn làm cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận) đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố như: sự ổn định của doanh thu - lợi nhuận, đặc điểm kinh tế kĩ thuật của ngành, đòn bẩy kinh doanh, tốc độ tăng trưởng, lãi suất thị trường...để xác định cơ cấu nguồn vốn hợp lý, phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty. Trên cơ sở cơ cấu nguồn vốn mục tiêu được hoạch định, việc huy động vốn của công ty trong các kỳ kế tiếp luôn phải hướng tới cơ cấu nguồn vốn này.

Trước mắt, công ty tiếp tục điều chỉnh tăng vốn chủ sở hữu và giảm vốn

vay nợ, đặc biệt là giảm khoản vay và nợ ngắn hạn để giảm sức ép về thanh toán,

giảm bớt rủi ro. Cụ thể:

Hiện nay các khoản phải thu của khách hàng là khá lớn, chiếm hầu hết trong các khoản phải thu của doanh nghiệp. Do vậy, DN đã bị chiếm dụng một lượng vốn lớn, phải đi vay thêm nợ ngắn hạn để trang trải. Doanh nghiệp cần có các biện

pháp thu hồi nợ nhanh chóng, không khuyến khích chính sách nợ. Doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp nhằm tránh bị chiếm dụng vốn như: chiết khấu hàng bán nếu thanh toán trước nhằm thu hồi vốn nhanh

- Năm 2014, các tỷ suất khả năng sinh lời, đặc biệt là ROE đang ở mức khá cao tuy nhiên có xu hướng giảm, không tăng trưởng.Doanh thu thuần giảm so với năm 2013 chứng tỏ doanh nghiệp bán hàng không tốt. Vì vậy cần có các biện pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác kinh doanh cùng ngành nghề. Ví dụ như: thực hiện các chương trình giảm giá, khuyến mại khi có dịp đặc biệt, lễ tết.

- Lập kế hoạch phân bổ và sử dụng vốn đảm bảo hiệu quả sử dụng là cao nhất; tận dụng tối đa những nguồn vốn nhàn rỗi có chi phí sử dụng thấp; tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý chi phí, phát huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của các biện pháp này để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng lợi nhuận sau thuế, qua đó tăng lợi nhuận giữ lại tái đầu tư, tăng nguồn vốn nội sinh (vốn chủ sở hữu).

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty TNHH sản xuất và thương mại thu dũng (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w