Qua bảng phân tích diễn biến nguồn vốn ( bảng 2.1) ta thấy:
Quy mô tổng nguồn vốn của công ty tại thời điểm cuối năm 2014 có sự biến động so với đầu năm. Cụ thể như sau:
Tổng nguồn vốn của công ty cuối năm 2014 là 38,530,761,32 đồng trong khi đầu năm là 32,952,886,021 đồng, tăng 5,577,875,300 đồng, tốc độ tăng 16,93% cho thấy quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp đã tăng.
Đầu năm 2014, tỷ trọng Nợ phải trả là 56,13% , VCSH chỉ chiếm tỷ lệ 43,87% cho thấy công ty đang huy động vốn từ bên ngoài nhiều. Đến cuối năm tỷ trọng nợ phải trả giảm 3,43%, tỷ trọng VCSH tăng lên 3,34% cho thấy mức độ độc lập về tài chính của công ty đang tăng, tình hình vay nợ cao cho thấy công ty đang tăng huy động nguồn vốn từ vay nợ bên ngoài. Do đó rủi ro tài chính của công ty tăng lên.
Để thấy rõ hơn tình hình nguồn vốn của công ty, ta phân tích chi tiết từng khoản mục nguồn vốn. Cụ thể như sau:
- Nợ phải trả:
Đầu năm so với cuối năm 2014, tăng từ 18,495,321,967 đồng lên 20,306,305,150 đồng với tốc độ tăng 9,79% hoàn toàn là do tăng vay nợ bên ngoài.
Đầu năm 2014 tỷ trọng nợ ngắn hạn là 100%, công ty không huy động nợ dài hạn. Đến cuối năm 2014 công ty đã huy động thêm nợ dài hạn đồng thời cũng tăng vay nợ ngắn hạn nên áp lực trả nợ lớn hơn. Cụ thể như sau:
Nợ ngắn hạn của công ty cuối năm 2014 là 19,116,305,150 đồng, tăng 620,983,183 đồng so với đầu năm tương ứng với tăng tỷ lệ 3,36%. Bên cạnh đó,
Vay ngắn hạn của công ty đầu năm so với cuối năm tăng từ
18,275,151,093 đồng lên 19,020,672,718 đồng, tốc độ tăng 4,08% cho thấy DN kinh doanh tốt, đang có xu hướng mở rộng thêm VKD để mở rộng quy mô hoạt động. Tuy nhiên, vay ngắn hạn tăng làm tăng áp lực trả nợ của công ty.
Khoản phải trả cho người bán giảm từ 147,410,873 đồng xuống còn 56,676,950 so với đầu năm 2014, tỷ lệ giảm 61,55 %, chứng tỏ công ty đã thanh toán được phần lớn các đơn hàng nhập chịu từ nhà sản xuất, cũng phần nào cho thấy được công tác bán hàng của công ty trong năm 2014 đạt hiệu quả cao.
Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà Nước trong năm 2014 giảm từ
72,760,001 đồng xuống còn 38,955,482 đồng, tỷ lệ giảm 46,46%, - Vốn chủ sở hữu:
Cuối năm 2014 là 18,224,456,175 đồng, tăng 3,766,892,120 đồng so với đầu năm với năm 2013, tốc độ tăng 26,05%, tỷ trọng tăng từ 43,87% lên đến 47,30%.
VCSH tăng cuối năm so với đầu năm là 3,766,892,120 đông góp phần làm tăng khả năng tự chủ về tài chính của công ty, như vậy chúng tỏ mức độ tự chủ cao. VCSH tăng hoàn toàn do:
LNST chưa phân phối tăng từ 9,457,564,054 đồng lên đến 13,224,456,175
đồng, với tỷ lệ tăng 39,83%. Đây được đánh giá là thành tích của công ty, chứng tỏ sự cố gắng của công ty trong duy trì hiệu quả hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Vốn đầu tư của chủ sở hữu và các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu vẫn giữ nguyên số dư như đầu năm.
Tóm lại, từ những phân tích trên ta thấy:
Nguồn vốn huy động từ khoản nợ phải trả tăng với tốc độ 9,79% còn huy động từ NVCSH tăng với tốc độ 26,05% chứng tỏ công ty đang tập trung huy động nguồn vốn từ VCSH nhiều hơn là vốn vay, điều đó khiến áp lực thanh toán nợ giảm, đồng thời chứng tỏ doanh nghiệp tăng khả năng độc lập về tài chính. Trước tình hình này, công ty nên sử dụng đòn bẩy tài chính nhằm tăng lợi nhuận hoạt động kinh doanh từ môi trường bên ngoài. Doanh nghiệp nên thường xuyên theo dõi hoạt động kinh doanh để sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhất.
- Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC):
( Nguồn: Theo bảng CĐKT năm 2013 và 2014 của công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng)
Qua bảng phân tích hoạt động tài trợ 2.2 và biểu đồ 2.1 ta thấy, nguồn VLĐ thường xuyên cả thời điểm 31/12/2013 và 31/12/2014 đều dương, chứng tỏ toàn bộ TSDH đang được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, ngoài ra vẫn còn dư một phần nguồn dài hạn tài trợ cho TSNH. Như vậy, đã phần nào làm giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tính thanh khoản hơn. Song song với chính sách tài trợ đó, chi phí sử dụng vốn cũng tăng lên. Cụ thể như sau:
NWC đầu năm 2014 là 17,308,107,660 đồng, sau đó giảm xuống còn 16,638,167,330 đồng tại thời điểm cuối năm, NWC giảm 669,940,329, đồng, tương ứng với giảm 3,87% so với đầu năm. NWC biến động như vậy là do quy mô NVDH và TSDH có sự biến động mạnh. Cuối năm 2014, VCSH tăng lên 3,766,892,120 đồng. Đồng thời, công ty vay thêm nợ dài hạn. Trong khi đó, TSDH lại tăng lên 1,290,923,521 đồng, làm cho NWC giảm đi. Chính sách tài trợ theo hướng giảm tối đa vốn nợ, tăng sử dụng vốn chủ. Rõ ràng, đây là chính sách tài trợ có độ an toàn cao hơn.
- Nhu cầu vốn lưu động:
Nhu cầu VLĐ cũng có sự biến động mạnh. Đầu năm 2014, nhu cầu VLĐ thường xuyên ở mức 13,270,349,750 đồng, sau đó tăng lên16,936,318,350 đồng trong năm 2014. Đây là một sự biến chuyển rất lớn. Cuối năm 2014, NCVLĐ chứng tỏ nguồn vốn mà DN chiếm dụng tạm thời nhỏ hơn nhiều so với nhu cầu
TSNH 36,052,623,506 (93,57%) TSDH 2,478,137,819 (6,43%) NVNH 19,116,305,150 (49,36%) NVDH 19,414,456,170 (50,64%) TSNH 31,765,671,723 (81,88%) TSDH 1,187,214,298 (18,12%) NVNH 18,495,321,967 (56,13%) NWC >0 (17,308,107,660) NVDH 14,457,564,054 (43,87%) 31/12/2014 31/12/2014 31/12/2013 NWC >0 (16,638,167,330)
tài trợ cho các khoản phải thu và hàng tồn kho. Nguyên nhân làm cho NCVLĐ cuối năm 2014 tăng so với đầu năm là do quy mô hàng tồn kho tăng 2,313,438,070 đồng (tăng 14,65%), trong khi nợ phải trả ngắn hạn tăng lên 620,983,190 đồng (tăng 3,36%) và nợ phải thu ngắn hạn tăng lên 1,210,057,706 đồng tương ứng với tăng 12,27%.
- Mô hình tài trợ vốn:
Công ty đang dần chuyển sang sử dụng mô hình tài trợ thứ 2: Nguồn vốn thường xuyên dùng để tài trợ cho toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một phần của TSLĐ tạm thời; nguồn vốn tạm thời chỉ dùng để tài trợ cho 1 phần tài sản lưu động. Với mô hình tài trợ này, công ty hoàn toàn chủ động được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu SXKD, giúp DN nhanh chóng chớp được các cơ hội đầu tư; đồng thời thu hút được thêm nhà đầu tư.