Về hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH sản xuất và

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty TNHH sản xuất và thương mại thu dũng (Trang 53)

thương mại Thu Dũng.

2.2.5.1.Quản trị vốn lưu động của công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng.

Qua bảng phân tích 2.11 ta thấy: Năm 2013, số vòng quay VLĐ là 6,24

vòng, tương ứng với kỳ luân chuyển vốn là 57,69 ngày; năm 2014, số vòng quay VLĐ giảm đi 2,01 vòng, tương ứng với kỳ luân chuyển vốn giảm 27,42 ngày. Như vậy, năm 2014 so với 2013, tốc độ luân chuyển VLĐ giảm đi. Tốc độ vốn luân chuyển VLĐ phụ thuộc vào 2 nhân tố: Vốn lưu động bình quân năm và doanh thu thuần. Tốc độ luân chuyển VLĐ giảm đi là do tốc độ tăng của VLĐ là 18,29%, lớn hơn khá nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu thuần (giảm 19,91%). Cụ thể:

- Vốn lưu động bình quân năm 2013 là 28,666,678,588 đồng, năm 2014 là

33,909,147,614 đồng, tức tăng lên 5,242,469,027 đồng ứng với 18,29%, mà nguyên nhân chủ yếu do các khoản phải thu bình quân năm 2014 tăng mạnh so với 2013.

- Doanh thu thuần (chưa thuế) năm 2013 là 178,905,031,787 đồng, năm 2014

bán hàng tăng chủ yếu do doanh thu từ hoạt động bán hàng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu.

Tốc độ luân chuyển giảm đi là dấu hiệu không tốt, tốc độ luân chuyển vốn lưu động thay đổi do ảnh hưởng của nhiều nhân tố, nhưng xu hướng giảm của nó khiến cho doanh nghiệp phải xem lại chính sách bán hàng của mình, phải chặt chẽ hơn trong chính sách bán hàng và quản lý VLĐ.

Hàm lượng vốn lưu động:

Hàm lượng vốn lưu động của công ty năm 2013 là 0,16 lần, đến năm 2014 là 0,24, như vậy đã tăng lên 0,08 lần, ứng với tỷ lệ tăng 0,5%. VLĐ vẫn duy trì ổn định và có sự tăng nhẹ. Sở dĩ công ty có hàm lượng VLĐ tăng vào 2014 so với 2013 vì trong năm công ty bổ sung thêm một số khoản vay ngắn hạn làm cho VLĐ tăng lên so với năm 2013.

Vòng quay tài sản hay toàn bộ vốn

Số vòng quay vốn kinh doanh của doanh nghiệp năm 2013 là 12,17 vòng, nhưng năm 2014 giảm còn 8,02 vòng, tức giảm 34,10%. Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng của doanh thu thuần năm 2014 so với 2013 nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn kinh doanh bình quân. Điều này chứng tỏ năm 2014, 1 đồng vốn bỏ ra thu được ít đồng doanh thu thuần hơn so với 2013, hay vốn của doanh nghiệp năm 2014 thực sự chưa hiệu quả bằng 2013. Như vậy, tình hình về tốc độ luân chuyển vốn của công ty vẫn ở mức ổn định, có thể chấp nhận được, công ty cần ổn định và có các biện pháp đẩy mạnh tốc độ để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Tóm lại, qua phân tích ta thấy, tốc độ luân chuyển VLĐ có xu hướng giảm. Dựa vào tình hình trên, có thể thấy công ty tuy đã có nhiều nỗ lực tuy nhiên đã bộc lộ vấn đề quản trị VLĐ còn yếu kém, Vẫn cần đặt ra yêu cầu các nhà quản trị về vấn đề tập trung quản trị việc sử dụng vốn đảm bảo vốn được sử dụng hiệu quả nhất, tránh thất thoát, ứ đọng.

2.2.5.2.Quản trị vốn cố định của công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng.

Qua bảng 2.11 ta thấy:

VCĐ bình quân năm 2014 đã tăng lên so với năm 2013 từ 733,369,059 đồng lên đến 1,832,676,059 đồng, tăng 1,099,307,000 đồng tương ứng với tỷ lệ

tăng là 1,5%. Điều này cho thấy trong năm công ty đẫ đầu tư thêm về TSCĐ, chủ yếu là phương tiện vận tải nhằm phục vụ quá trình giao hàng của doanh nghiệp.

Hàm lượng VCĐ:

Hàm hượng VCĐ năm 2014 tăng từ 0,004 lần lên 0,01 lần so với năm 2013 tương ứng với tăng tỷ lện 1,5%. Bên cạnh đó, như phân tích bên trên ta thấy hàm lượng VLĐ tăng tỷ lệ 0,5% trong khi hàm lượng VCĐ tăng với tỷ lệ 1,5% cho thấy doanh nghiệp trong năm tập trung vào đầu tư TSCĐ hơn là TS ngắn hạn, tạm thời. Điều đó cho thấy DN đang muốn mở rộng thêm quy mô sản xuất kinh doanh, và việc trước tiên là đầu tư vào phương tiện vận tải là TSCĐ có thể nói là có vai trò quyết định trong ngành nghề kinh doanh của DN. Nếu thiếu phương tiện vận tải, DN sẽ không thể giao hàng đúng tiến độ được. Việc đầu tư vào TCSĐ này có thể nói DN đang đặt nền móng vững chắc cho tương lai của DN.

Hiệu suất sử dụng VCĐ và vốn dài hạn khác:

Vì công ty Thu Dũng là công ty thương mại, hoạt động chủ yếu là bán hàng nên quy mô về VCĐ sẽ là rát nhỏ so với VLĐ. Chính vì vậy, hiệu suất sử dụng VCĐ cũng lớn hơn rất nhiều so với các hình thức DN khác. Cụ thể là năm 2013, hiệu suất sử dụng VCĐ lên đến 243,95 lần. Nguyên nhân do năm 2013 DN có rất ít VCĐ, chủ yếu là VLĐ. Phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không có nhiều. Tuy nhiên trong năm 2014, DN đầu tư thêm TSCĐ thông qua việc mua thêm một số xe bán tải làm cho hiệu suất sử dụng VCĐ giảm xuống còn 78,19 lần, tương đương với giảm 150 lần.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty TNHH sản xuất và thương mại thu dũng (Trang 53)