Các phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật

Một phần của tài liệu nghiên cứu tạo cụm chồi in vitro từ hạt lúa lai và sự di truyền đặc điểm hình thái, sinh lý của một số dòng lúa lai ở thế hệ f1 (Trang 26)

Trong khuôn khổ nhân giống in-vitro người ta thường nuôi cấy cả đỉnh chồi hoặc đỉnh sinh trưởng. Một đỉnh sinh trưởng nuôi cấy ở điều kiện thích hợp sẽ tạo một hay nhiều chồi và mỗi chồi sẽ phát triển thành một cây hoàn chỉnh [5].

1.3.4.2. Nuôi cấy mô sẹo

Mô sẹo là một khối tế bào phát triển vô tổ chức, hình thành do sự phản phân hóa của các tế bào đã phân hóa. Khối mô sẹo có khả năng tái sinh thành cây hoàn chỉnh trong môi trường không có chất kích thích tạo mô sẹo. Phương pháp này thường áp dụng cho những đối tượng thực vật không có khả năng nhân giống thông qua đỉnh sinh trưởng.

1.3.4.3. Nuôi cấy tế bào đơn

Khi mô sẹo được nuôi cấy trong môi trường lỏng và được đặt trên máy lắc có tốc độ điều chỉnh thích hợp sẽ tách ra thành nhiều tế bào riêng rẽ gọi là tế bào đơn. Khi môi trường nuôi có tỉ lệ cytokinin và auxin thích hợp sẽ có khả năng tái sinh cây hoàn chỉnh.

1.3.4.4. Nuôi cấy tế bào trần (protoplast)

Tế bào trần là tế bào đơn được tách lớp vỏ cellulose, có sức sống và duy trì đầy đủ chức năng sẵn có. Trong điều kiện nuôi cấy thích hợp, tế bào trần có thể

phân chia và tái sinh cây hoàn chỉnh. Nuôi cấy và dung hợp tế bào trần được ứng dụng trong lai xa, cho phép cải thiện giống cây trồng.

1.3.4.5. Nuôi cấy hạt phấn đơn bội

Hạt phấn của thực vật được nuôi cấy trên những môi trường thích hợp tạo thành mô sẹo, mô sẹo này được tái sinh tạo cây hoàn chỉnh là cây đơn bội[7].

Một phần của tài liệu nghiên cứu tạo cụm chồi in vitro từ hạt lúa lai và sự di truyền đặc điểm hình thái, sinh lý của một số dòng lúa lai ở thế hệ f1 (Trang 26)