Kết quả khử trùng hạt lúa lai F1

Một phần của tài liệu nghiên cứu tạo cụm chồi in vitro từ hạt lúa lai và sự di truyền đặc điểm hình thái, sinh lý của một số dòng lúa lai ở thế hệ f1 (Trang 45)

Hạt lai F1 của các tổ hợp lai được tiến hành khử trùng theo quy trình đã nêu, kết quả khử trùng mẫu trong 2 điều kiện khử trùng KT1 và KT2 được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả khử trùng hạt lai F1 của các tổ hợp lai

STT TỔ HỢP LAI SỐ HẠT KHỬ TRÙNG SỐ HẠT NHIỄM TỈ LỆ NHIỄM (%) KT1 KT2 KT1 KT2 KT1 KT2 1 HT2/NTD2 30 30 0 0 0,00 0,00 2 NTD2/HT2 30 30 4 4 13,33 13,33 3 HT1/TX1-2 30 30 3 0 10,00 0,00 4 TX1-2/TD 30 30 3 0 13,33 0,00 5 NHĐB-TX93/TD 30 30 5 0 16,67 0,00 6 NTD2/TD 30 30 0 0 0,00 0,00 7 JAS/TD 30 30 0 0 0,00 0,00 8 NT1/BT7 30 30 0 0 0,00 0,00 9 NT1/HT2 30 30 5 0 16,67 0,00

Các tổ hợp lai 1, 6, 7, 8, tỉ lệ nhiễm trong 2 nghiệm thức đều là 0%. Tổ hợp 2 có tỉ lệ nhiễm ở 2 điều kiện như nhau, đều là 13,33 %. Các tổ hợp 3, 4, 5, 9 có tỉ lệ nhiễm trong điều kiện khử trùng KT1 (3 phút) nhiều hơn trong KT2 (5 phút).

Nhìn chung, các hạt lai của 8 trong 9 tổ hợp lai đều bị nhiễm ít hơn khi được khử trùng với thời gian dài hơn (5 phút). Do lai bằng phương pháp cắt bỏ bao hoa, các hạt lai hình thành và phát triển trong điều kiện không được bảo vệ hoàn toàn bởi vỏ trấu, nên khả năng nhiễm khuẩn chắc chắn cao hơn so với các hạt bình thường. Vì thế, khi khử trùng trong thời gian dài hơn giúp tiêu diệt các mầm bệnh hiệu quả

và triệt để hơn, tỉ lệ nhiễm thấp. Riêng trường hợp tổ hợp lai 2, kết quả khử trùng trong cả 2 nghiệm thức không khác nhau, điều này cho phép kết luận mức độ nhiễm khuẩn của các hạt lai chắc chắn không giống nhau và ở nhiều mức độ khác nhau.

Như vậy, hiệu quả diệt nấm khuẩn trên bề mặt hạt chủ yếu phụ thuộc vào thời gian và nồng độ xử lý, ngoài ra còn phụ thuộc vào khả năng xâm nhập của chúng vào các ngõ ngách trên bề mặt mẫu cấy [16].

Sau khi khử trùng, các hạt lai được cấy lên môi trường nảy mầm ở 2 nghiệm thức là NC1 và NC2. Ở cả 2 môi trường, sau 3-4 ngày cấy, hạt lúa trương nước và nảy mầm. Sau 8-10 ngày, các chồi lớn dần, xuất hiện vài rễ nhỏ.

Quan sát sự nảy mầm của các hạt lai trong NC1, nhận thấy chúng nảy mầm đồng đều, chồi phát triển to khỏe và cứng cáp hơn so với các hạt lai được cấy trên NC2. Sự khác biệt này có lẽ do hàm lượng BA (một loại cytokinin) trong 2 môi trường không giống nhau. Môi trường NC1 chứa hàm lượng BA nhiều hơn NC2 (4,5mg/l so với 3,5mg/l) đã có tác động thúc đẩy quá trình nảy mầm nhanh hơn, chồi phát triển khỏe và cứng cáp hơn. Điều này hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu về tác động sinh lí của nhóm cytokinin, trong môi trường nuôi cấy mô, cytokinin cần cho sự phân chia tế bào và phân hóa chồi từ mô sẹo hoặc từ các cơ quan, gây tạo phôi vô tính, đặc biệt tăng cường phát sinh chồi phụ [5], [7].

Bên cạnh đó, khi so sánh sức nảy mầm của các hạt lai trong cùng một tổ hợp lai ở 2 nghiệm thức nhận thấy, các hạt lai được khử trùng ở điều kiện 3 phút tỏ ra ưu thế hơn các hạt được khử trùng ở điều kiện 5 phút. Các hạt nảy mầm đồng đều và chồi cũng phát triển khỏe hơn. Điều này có thể là do khử trùng trong thời gian dài tuy tiêu diệt mầm bệnh hiệu quả hơn, nhưng nếu thời gian không thích hợp cũng làm giảm sức sống, sức nảy mầm của phôi, có thể làm chết mô cấy [5]. Đặc biệt với đối tượng nuôi cấy là các hạt lai, sự hình thành phôi nhũ của chúng không hoàn hảo, hạt nhỏ, khả năng cung cấp dinh dưỡng cũng như bảo vệ phôi hạn chế hơn so với những hạt phát triển trong điều kiện bình thường.

Như vậy, kết hợp 2 chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả khử trùng và sức nảy mầm của hạt thì chọn điều kiện khử trùng KT1, vì dù ở KT1 tỉ lệ nhiễm cao hơn, nhưng

hạt được khử trùng ở nghiệm thức này lại có sức nảy mầm mầm tốt, do đó khả năng sinh trưởng và phát triển chắc chắn sẽ tốt hơn.

HT2/NTD2 NTD2/HT2 HT1/TX1-2

TX1-2/TD TX93/TD NTD2/TD

JAS/TD NT1/BT7 NT1/HT2

Hình 3.1. Giai đoạn nảy mầm in-vitro của các hạt lai F1 sau 1 tuần

Một phần của tài liệu nghiên cứu tạo cụm chồi in vitro từ hạt lúa lai và sự di truyền đặc điểm hình thái, sinh lý của một số dòng lúa lai ở thế hệ f1 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)