với cha mẹ
3.2.1. Đặc điểm di truyền chiều cao cây lúa
Chiều cao cây là yếu tố liên quan đến khả năng chống đổ và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Tất cả các giống, dòng gốc và con lai trong các tổ hợp lai đều có dạng bán lùn (< 110 cm) và trung bình (110- 130 cm) theo phân loại của IRRI [20], đó là một đặc điểm có lợi cho sự phát triển của cây lúa, vì chiều cao vừa phải giúp cây vừa tích lũy đủ dưỡng chất nuôi cây, vừa chống gãy đổ và tránh làm rối nùi bộ lá [12].
Bảng 3.4. Chiều cao cây của F1 so với dạng P (cha – mẹ)
STT TỔ HỢP LAI
CHIỀU CAO CÂY (cm)
MẸ F1 CHA hp MĐT 1 HT2/NTD2 95,75 ± 1,68 101,82 ± 1,67 101,64 ± 0,99 1,06 hp>1 2 NTD2/HT2 101,64 ± 0,99 102,59 ± 1,90 95,75 ± 1,68 1,32 hp>1 3 HT1/TX1-2 100,48 ± 1,17 98,05 ± 0,98 102,16 ± 1,20 -3,89 hp<-1 4 TX1-2/TD 102,16 ± 1,20 99,70 ± 1,72 106,82 ± 1,41 -2,06 hp<-1 5 NHĐB-TX93/TD 89,02 ± 0,67 103,07 ± 1,33 106,82 ± 1,41 0,58 0<hp<1 6 NTD2/TD 101,64 ± 0,99 118,00 ± 1,45 106,82 ± 1,41 5,32 hp>1 7 JAS/TD 111,91 ± 1,20 108,88 ± 1,18 106,82 ± 1,41 -0,19 -1<hp<0 8 NT1/BT7 108,34 ± 1,73 89,52 ± 1,78 88,43 ± 0,53 -0,89 -1<hp<0 9 NT1/HT2 108,34 ± 1,73 97,39 ± 0,81 95,75 ± 1,68 -0,73 -1<hp<0
Theo bảng 3.4, mức độ trội của con lai F1 trong các tổ hợp lai biểu hiện khá đa dạng:
• Tổ hợp 1, 2, 6: siêu trội dương (hp>1), con lai có chiều cao cây vượt cha mẹ.
• Tổ hợp 3, 4: siêu trội âm (hp<-1), con lai có chiều cao cây thấp hơn cả cha và mẹ.
• Tổ hợp 5: con lai biểu hiện ưu thế lai dương (0<hp<1), biểu hiện kiểu hình trung gian giữa cha và mẹ nhưng nghiêng về dạng cha hoặc mẹ có cây cao hơn.
• Tổ hợp 7, 8, 9: con lai biểu hiện ưu thế lai âm (-1<hp<0), biểu hiện kiểu hình trung gian giữa cha và mẹ, trong đó nghiêng về dạng cha hoặc mẹ có cây thấp hơn.
Về bản chất di truyền của tính trạng chiều cao cây lúa, Foster K.W (1979), Kikuchi (1986) [24] [27] và một số công trình nghiên cứu khác đã kết luận gen gây tính lùn (lùn và bán lùn) do một gen lặn điều khiển và di truyền theo quy luật Mendel trong phép lai đơn. Điều này phù hợp với kết quả lai về chiều cao của F1 so với dạng cha mẹ.
Hầu hết dạng cha mẹ đều là dạng bán lùn và trung bình về chiều cao cây, khi tổ hợp gen với nhau thì con lai F1 cũng biểu hiện tính lùn. Tuy nhiên mức độ biểu hiện có sự khác biệt, điều này chứng tỏ tính lùn phải do nhiều gen lặn cùng chi phối, chúng tương tác với nhau để rút ngắn một bộ phận nào đó của cây lúa. Tổ hợp lai càng chứa nhiều gen lặn thì chiều cao cây càng bị rút ngắn và ngược lại. Kết quả này phù hợp với kết luận của Khush và Toenniessen (1991) [26].
Ở tổ hợp lai thuận nghịch 1, 2 quan sát thấy chiều cao cây của con lai F1 gần tương đương với nhau, không sai khác nhiều chứng tỏ hệ gen trong tế bào chất của dòng mẹ không tác động đến sự hình thành tính trạng chiều cao cây, chủ yếu do hệ gen trong nhân tế bào quy định.
Kết hợp kết quả phân tích nêu trên với những kết quả thu được về khả năng đẻ nhánh (bảng 3.16), với con lai F1 đẻ nhánh ở mức trung bình thì chiều cao bán lùn và trung bình là một đặc điểm có lợi hỗ trợ cho các nhánh có thể tận dụng ánh sáng hiệu quả hơn. Xét đồng thời cả hai tính trạng này thì con lai F1 đều cho thấy những ưu điểm của chúng để trở thành đối tượng trong công tác chọn tạo giống mới hiện nay.
HT2/NTD2 NTD2/HT2 HT1/TX1-2
TX1-2/TD NHĐB-TX93/TD NTD2/TD
JAS/TD NT1/BT7 NT1/HT2