Phương pháp theo dõi các đặc tính nông học

Một phần của tài liệu nghiên cứu tạo cụm chồi in vitro từ hạt lúa lai và sự di truyền đặc điểm hình thái, sinh lý của một số dòng lúa lai ở thế hệ f1 (Trang 42)

2.2.3.1. Sơ đồ bố trí ruộng thí nghiệm

Sơ đồ vị trí tương đối các ô cấy như sau:

BT7 TD HT1 NHĐB- TX93/TD JAS/TD NTD2/TD TX1-2 NT1/BT7 HT2/NTD2 NTD2/HT2 0,5m HT2 TX93 NT1/HT2 TX1-2/TD HT1/TX1-2 NTD2 JAS NT1

Ruộng thí nghiệm có diện tích 300m2, chia thành các ô cấy theo từng giống, dòng thế hệ cha mẹ và con lai F1, diện tích trung bình mỗi ô khoảng 15m2.

Các ô cấy cách nhau 0,5m, trong từng ô cấy, khoảng cách cấy hàng ngang và hàng dọc là 15 x 20 cm.

2.2.3.1.Phương pháp khảo sát mẫu

Các chỉ tiêu đánh giá được khảo sát theo sơ đồ đường chéo trong từng ô đánh giá.

2.2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu các chỉ tiêu đánh giá [20]

- Thời gian sinh trưởng: số ngày từ lúc gieo hạt đến lúc chín (85% số hạt trên bông chín). Thời điểm xác định: giai đoạn sinh trưởng 9.

- Số nhánh trên khóm: đếm trực tiếp ngẫu nhiên 30 khóm rải đều trong từng ô thí nghiệm. Thời điểm xác định: giai đoạn sinh trưởng 5.

- Chiều cao cây: dùng thước cây đo từ mặt đất lên đến đỉnh bông dài nhất, đo trực tiếp 30 cây. Thời điểm xác định: giai đoạn sinh trưởng 7-9.

- Đặc tính lá (lá đòng và lá công năng):

+ Chiều dài lá: đo từ gốc lá đến đỉnh lá. Đo tất cả lá đòng và lá công năng của 30 khóm. Thời điểm xác định: giai đoạn sinh trưởng 6.

+ Chiều rộng lá: đo khổ rộng nhất của lá. Đo tất cả lá đòng và lá công năng của 30 khóm. Thời điểm xác định: giai đoạn sinh trưởng 6.

- Chiều dài bông lúa: đo chiều dài từ cổ bông đến đỉnh bông, đo tất cả bông của 10 khóm.

- Chiều dài, chiều rộng hạt lúa và hạt gạo: đo ngẫu nhiên 100 hạt, đơn vị đo là mm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tạo cụm chồi in vitro từ hạt lúa lai và sự di truyền đặc điểm hình thái, sinh lý của một số dòng lúa lai ở thế hệ f1 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)