Đặc điểm di truyền kích thước lá đòng

Một phần của tài liệu nghiên cứu tạo cụm chồi in vitro từ hạt lúa lai và sự di truyền đặc điểm hình thái, sinh lý của một số dòng lúa lai ở thế hệ f1 (Trang 63)

Lá đòng là lá cuối cùng và trên một nhánh lúa là lá trên cùng, vì vậy tiếp nhận được nhiều ánh sáng nhất. Từ khi trổ, lá đòng hoạt động không kém lá công năng, do ra sau, trẻ hơn và ở phía trên nên có vai trò lớn nhất trong nuôi dưỡng bông lúa [12].

Bảng 3.5 cho thấy, các giống, dòng gốc và con lai F1 đều có chiều dài lá đòng vừa phải (26- 36,78 cm), thích hợp với dạng hình cây lúa cao sản, các lá không che khuất nhau, tiếp nhận ánh sáng cho quang hợp hiệu quả hơn, do đó tiềm năng năng suất chắc chắn cũng cao hơn.

Bảng 3.5. Chiều dài lá đòng của F1 so với P

STT TỔ HỢP LAI CHIỀU DÀI LÁ ĐÒNG (cm) MẸ F1 CHA hp MĐT 1 HT2/NTD2 31,28 ± 1,39 35,52 ± 1,35 38,06 ± 1,41 0,25 0<hp<1 2 NTD2/HT2 38,06 ± 1,41 36,78 ± 1,38 31,28 ± 1,39 0,62 0<hp<1 3 HT1/TX1-2 27,96 ± 1,34 29,17 ± 1,39 24,79 ± 1,10 1,76 hp>1 4 TX1-2/TD 24,79 ± 1,10 26,90 ± 1,11 29,52 ± 1,11 -0,11 -1<hp<0 5 NHĐB-TX93/TD 27,47 ± 1,16 26,00 ± 1,36 29,52 ± 1,11 -2,43 hp<-1 6 NTD2/TD 38,06 ± 1,41 36,21 ± 1,62 29,52 ± 1,11 0,57 0<hp<1 7 JAS/TD 30,87 ± 1,03 30,45 ± 1,24 29,52 ± 1,11 0,38 0<hp<1 8 NT1/BT7 29,70 ± 0,94 26,02 ± 1,21 30,41 ± 1,66 -11,37 hp<-1 9 NT1/HT2 29,70 ± 0,94 29,85 ± 1,33 31,28 ± 1,39 -0,81 -1<hp<0

Mức độ trội về đặc điểm chiều dài lá đòng của con lai trong các tổ hợp lai so với dạng cha mẹ có nhiều khác biệt.

Các tổ hợp lai 1, 2, 3, 6, 7: con lai F1 thể hiện ưu thế lai dương (0<hp<1) hoặc siêu trội dương (hp>1), chiều dài lá đòng biểu hiện giá trị trung gian của cha mẹ, nhưng nghiêng về dạng cha hoặc mẹ có lá dài hơn. Như vậy, lá dài là tính trạng trội không hoàn toàn so với lá ngắn.

Các tổ hợp 5 và 8, F1 biểu hiện ưu thế lai âm hoặc siêu trội âm (hp<-1), lá đòng ngắn hơn so với cả cha và mẹ. Đây có thể là sự tổ hợp nhiều alen lặn của cha mẹ, làm F1 biểu hiện dạng lá ngắn hơn. Tuy nhiên, chiều dài lá của F1 vẫn trong giới hạn trung bình, đảm bảo khả năng nuôi bông lúa và không che khuất những lá khác, ít ảnh hưởng đến tiềm năng năng suất của thể tái tổ hợp.

Các tổ hợp 4 và 9, F1 biểu hiện ưu thế lai âm (-1<hp<0), con lai có kiểu hình trung gian giữa cha và mẹ, nhưng nghiêng về dạng cha hoặc mẹ có lá ngắn hơn do tổ hợp gen chứa nhiều alen lặn.

Mặt khác, trong tổ hợp lai 3, con lai F1 biểu hiện siêu trội dương so với dạng cha mẹ (hp>1), chiều dài lá đòng vượt trội so với dạng cha mẹ. Con lai F1 có thể tổ hợp những alen trội thuộc các locus khác nhau, tác động theo kiểu cộng gộp để hình thành chiều dài lá đòng. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Mitra (1962) về hệ thống gen quy định chiều dài lá đòng [30].

Quan sát kết quả lai của phép lai thuận nghịch 1 và 2 nhận thấy chiều dài lá đòng của con lai F1 ở phép lai thuận và nghịch không sai khác nhiều, chứng tỏ tính trạng chiều dài lá đòng chủ yếu do gen trong nhân quy định, ít hoặc không chịu ảnh hưởng của hệ gen tế bào chất.

Như vậy, đặc điểm di truyền chiều dài lá đòng do nhiều gen chi phối, chủ yếu là các gen trong nhân tế bào quy định, trong đó tính trạng lá đòng dài là trội không hoàn toàn so với tính trạng lá ngắn, sự tương tác giữa các alen khác nhau làm xuất hiện ưu thế lai khác nhau trong các tổ hợp gen khác nhau.

Về chiều rộng lá đòng, bảng 3.6 cho thấy con lai F1 đều biểu hiện kiểu hình trung gian giữa cha và mẹ, tuy nhiên mức độ trội có sự khác biệt.

Tổ hợp lai 5và 8, con lai biểu hiện lai biểu hiện ưu thế lai dương (0<hp<1) hoặc trội hoàn toàn (hp=1), cho phép kết luận lá đòng rộng là trội không hoàn toàn so với lá đòng hẹp. Kết quả lai phù hợp với nghiên cứu của Mitra (1962) và Kramer (1974) [28], [30].

Mặt khác, con lai F1 của các tổ hợp 1, 2, 3, 4, 9 lại biểu hiện ưu thế lai âm về chiều rộng lá đòng (-1<hp<0), nghiêng về dạng cha hoặc mẹ có lá đòng hẹp hơn, và

trong tổ hợp lai 6 và 7, F1 biểu hiện siêu trội âm (hp<-1), lá đòng ngắn hơn cả cha và mẹ.

Bảng 3.6. Chiều rộng lá đòng của F1 so với P

STT TỔ HỢP LAI CHIỀU RỘNG LÁ ĐÒNG (cm) MẸ F1 CHA hp MĐT 1 HT2/NTD2 1,90 ± 0,05 1,69 ± 0,03 1,56 ± 0,04 -0,24 -1<hp<0 2 NTD2/HT2 1,56 ± 0,04 1,67 ± 0,03 1,90 ± 0,05 -0,35 -1<hp<0 3 HT1/TX1-2 1,53 ± 0,04 1,61 ± 0,03 1,76 ± 0,03 -0,30 -1<hp<0 4 TX1-2/TD 1,76 ± 0,03 1,66 ± 0,03 1,57 ± 0,03 -0,05 -1<hp<0 5 NHĐB-TX93/TD 1,66 ± 0,03 1,66 ± 0,05 1,57 ± 0,03 1,00 hp=1 6 NTD2/TD 1,56 ± 0,04 1,55 ± 0,05 1,57 ± 0,03 -3,00 hp<-1 7 JAS/TD 1,81 ± 0,03 1,56 ± 0,03 1,57 ± 0,03 -1,08 hp<-1 8 NT1/BT7 1,38 ± 0,02 1,43 ± 0,03 1,46 ± 0,04 0,25 0<hp<1 9 NT1/HT2 1,38 ± 0,02 1,55 ± 0,03 1,90 ± 0,05 -0,35 -1<hp<0

Kết hợp với các nhận xét trên, có thể thấy rằng tính trạng chiều rộng lá đòng cũng là một tính trạng đa gen, khi các alen liên quan tương tác với nhau trong những tổ hợp lai cụ thể, giá trị kiểu hình của con lai F1 sẽ biểu hiện ưu thế lai khác nhau so với dạng cha mẹ.

Chiều rộng lá đòng cũng ít ảnh hưởng bởi hệ gen tế bào chất, vì trong tổ hợp lai 1, 2 khi đổi vai trò cha mẹ, nhưng sự tương thích về hệ gen nhân làm cho con lai F1 trong 2 phép lai cũng không sai khác nhau nhiều.

Vậy, xét chung kích thước lá đòng trong các tổ hợp lai, mặc dù mức độ trội của con lai F1 so với cha mẹ đa dạng, nhưng nhìn chung tính trạng này vẫn trong giới hạn kích thước lá trung bình, vừa đảm bảo hoạt động nuôi dưỡng bông lúa, vừa không gây hiện tượng che rợp và cạnh tranh ánh sáng giữa các lá lúa trong khóm, đảm bảo nhu cầu ánh sáng đồng đều cho toàn bộ khóm lúa, phù hợp với tiêu chuẩn chọn giống hiện đại. Kích thước lá đòng nói chung do nhiều gen chi phối, chủ yếu

do gen trong nhân tế bào quy định, gen tế bào chất ít hoặc không tham gia tác động, trong đó các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến chiều dài nhiều hơn chiều rộng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tạo cụm chồi in vitro từ hạt lúa lai và sự di truyền đặc điểm hình thái, sinh lý của một số dòng lúa lai ở thế hệ f1 (Trang 63)