CHƯƠNG 9 AN TOÀN LAO ĐỘN G VỆ SINH XÍ NGHIỆP 9.1 An toàn lao động

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản với 2 mặt hàng: Cá trích rán sốt cà chua và Lươn hun khói ngâm dầu (Trang 120)

9.1. An toàn lao động

9.1.1. An toàn lao động trong các kho bảo quản lạnh

- Phải có sổ theo dõi số lượng, chủng loại hàng hóa, ngày giờ nhập và xuất kho. Số liệu hàng hóa trong kho phải được ghi chính xác, rõ ràng. Khi giao nhận ca phải được kiểm tra đối chiếu cẩn thận trước khi ký vào sổ.

- Phải có sơ đồ quy hoạch bố trí, sắp xếp hàng hóa trong kho trữ đông, gọn gàng,

ngăn nắp, khoa học, thuận tiện cho việc kiểm tra và xuất hàng.

- Phải bố trí giàn lạnh cách xa hàng hóa khoảng 1,5m theo tâm thẳng góc với giàn

lạnh. Ngoài ra, phải có lối đi và đường thông gió từ 0,8÷1m. - Chỉ có một người thì tuyệt đối không được làm việc trong kho lạnh.

- Các thiết bị lắp đặt ở kho lạnh có dây tiếp đất tốt, công nhân kho lạnh phải kiểm tra độ rò điện để đảm bảo an toàn lao động. Trong kho lạnh, đèn phải có nắp chụp bảo vệ và cần có đủ độ sáng để công nhân làm việc.

- Cần có thiết bị vận chuyển máy móc chính vào kho khi bên ngoài có sự cố.

- Các thiết bị an toàn, bảo hộ lao động phải được kiểm tra định kỳ và phải được sửa chữa, thay đổi kịp thời khi hư hỏng.

- Khi làm việc thủ kho có trách nhiệm kiểm tra cẩn thận và khẳng định không có

người trong phòng lạnh mới được khóa kho.

9.1.2. An toàn về máy móc thiết bị

- Phải che chắn tốt các bộ phận truyền động.

- Mỗi thiết bị phải có nội qui vận hành và yếu tố kỹ thuật cần khống chế.

- Sử dụng thiết bị đúng tiêu chuẩn, năng suất và công suất cho phép, không làm việc quá tải để kéo dài tuổi thọ của thiết bị.

- Cần phải kiểm tra thiết bị thường xuyên và bảo dưỡng định kỳ.

9.1.3. An toàn về điện

- Thực hiện nghiêm chỉnh qui tắc vận hành máy móc, thiết bị, thường xuyên kiểm tra các bộ phận đóng ngắt mạch, dây dẫn.

- Bố trí thiết bị điện hợp lý, thuận tiện cho thao tác.

9.1.4. An toàn lao động trong sản xuất.

- Phải sử dụng hệ thống thông gió đầy đủ khi làm việc trong nhà máy.

- Đảm bảo hệ thống chiếu sáng đầy đủ.

- Khi làm việc với hóa chất phải tuân thủ sự chỉ dẫn của nhà sản xuất.

- Dầu bôi trơn, dầu tẩy rửa là những chất độc hại đối với có thể con người nên phải đậy kín các bình chứa sau khi dùng và cất giữ ở nơi an toàn.

- Phải duy trì dụng cụ sữa chữa ở trạng thái tốt, phải sử dụng đồ nghề đúng cỡ, đúng loại và đúng công việc.

- Không cho người không có trách nhiệm vào khu sản xuất, khu sữa chữa.

- Không hút thuốc trong khi làm việc cạnh các khu vực chứa xăng dầu và các chất dễ cháy nổ.

- Không dùng xăng để rửa tay vì xăng có hóa chất chì sẽ làm trầy da, cắt da.

9.1.5. An toàn khi làm việc ở phòng nghiệm hoá

- Cấm không được ngửi nếm hoá chất khi chưa biết rõ.

- Không được để lộn xộn các loại hoá chất, các dụng cụ khác ở nơi làm việc.

- Khi rót các loại hoá chất axit, kiềm hay các loại hoá chất nguy hiểm khác, phải có kính bảo hộ.

- Phải kiểm tra dụng cụ trước khi làm thí nghiệm.

- Tiến hành thí nghiệm phải vững các nguyên tắc sử dụng hoá chất, dụng cụ thí

nghiệm và phương pháp tiến hành làm thí nghiệm.

- Hoá chất phải có nơi bảo quản an toàn.

9.2. Vệ sinh xí nghiệp9.2.1. Vệ sinh cá nhân 9.2.1. Vệ sinh cá nhân

- Rửa tay kỹ bằng chất tẩy rửa (hoặc chất khử trùng khi cần thiết), làm khô tay ngay sau khi rửa trước khi bắt tay vào làm việc.

- Mặc áo choàng sạch, sáng màu, đội mũ trùm đầu tóc, đeo khẩu trang, đi ủng và

găng tay sáng màu bằng vật liệu không thấm nước và không bị ăn mòn. Với những người làm việc ở khu vực ướt cần có tạp dề bằng vật liệu không thấm nước.

- Không đeo đồ trang sức (nhẫn, vòng, đồng hồ…) có thể rơi vào thực phẩm hoặc rơi vào thiết bị khi đang vận hành.

- Không được ăn uống, nhai kẹo cao su, hút thuốc, ngậm tăm, ăn trầu, ngậm thuốc

chữa bệnh, thậm chí nói to, ho… có thể gây nhiễm bẩn thực phẩm.

- Chấp hành đúng các quy định sử dụng các phương tiện vệ sinh, cất giữ quần áo và đồ dùng cá nhân bên ngoài khu vực sản xuất.

Tất cả các thiết bị và dụng cụ phải được làm sạch thường xuyên và khử trùng ở những nơi có yêu cầu.

- Đối với các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm:

+ Dùng để sản xuất hoặc chứa đựng các sản phẩm có độ ẩm thấp phải luôn khô, sạch trước khi sử dụng.

+ Dùng để sản xuất hoặc chứa đựng các sản phẩm ướt phải được rửa sạch và khử

trùng trước khi sử dụng, sau thời gian nghỉ giữa ca.

+ Các bề mặt không tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải được rửa sạch và khửtrùng thường xuyên.

- Đối với thiết bị máy móc: ngoài việc định kỳ vệ sinh thì trong thời gian máy ngừng hoạt động phải vệ sinh sát trùng.

9.2.4. Vệ sinh nhà máy

- Phải ngăn ngừa và tiêu diệt động vật gây hại (côn trùng, chuột, bọ…).

- Định kỳ kiểm tra trần, tường, rèm chắn…để phát hiện và sửa chữa kịp thời những

hư hỏng có khả năng là nơi xâm nhập của động vật gây hại.

- Định kỳ thu gom chất thải rắn ở mương, cống thoát nước bên ngoài xưởng sản xuất và chuyển ngay đến bãi rác.

- Ngay sau mỗi ca làm việc hoặc trong thời gian nghỉ giữa ca, phải làm sạch và khử trùng tường, sàn, cống rãnh thoát nước và các công trình phụ.

- Sân, đường ở khu phụ cận và khu cung cấp nguyên liệu phải luôn giữ sạch sẽ.

9.2.5. Xử lý nước thải

Nước thải chứa nhiều tạp chất hữu cơ do đó vi sinh vật đễ dàng phát triển gây ô nhiễm môi trường sống của con người. Vì vậy trước khi thải ra ngoài nước thải được xử lí ở khu xử lí nước thải của khu công nghiệp.

9.2.6. Xử lý phế phẩm

Phế phẩm thu được từ nhà máy là đầu, nội tạng, vây... Các phể phẩm này được nhà máy chế biến thức ăn gia súc thu mua để sản xuất.

9.3. Phòng chống cháy nổ

- Tuyệt đối tuân theo các qui định phòng chống cháy nổ.

- Kiểm tra mức độ bụi của chất cháy bám trên tường, trần, sàn nhà và thiết bị.

- Khi sữa chữa đường ống hơi, thiết bị dễ cháy nổ bằng hàn điện hay hàn hơi phải

- Cấm lửa trong khu vực sản xuất, kho chứa nguyên liệu.

- Thành lập đội phòng cháy chữa cháy.

KẾT LUẬN

Ngành công nghiệp đồ hộp thủy sản ra đời đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm vừa tiện lợi vừa có giá trị dinh dưỡng cao phù hợp với nhu cầu con người trong cuộc sống hiện đại đòi hỏi về chất lượng sản phẩm cao và tiện dụng. Với xu thế đó việc phát triển ngành công nghiệp đồ hộp thủy sản mở ra một tiềm năng kinh tế cao.

Được sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Thế Truyền và cô Nguyễn Thị Trúc Loanvới kiến thức đã học cùng sự tiềm tòi tham khảo tự các nguồn tài liệu tôi đã hoàn thành đề tài: “Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản với 2 mặt hàng:

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản với 2 mặt hàng: Cá trích rán sốt cà chua và Lươn hun khói ngâm dầu (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w