Phƣơng pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu ước tính mức giá sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường của người dân thành phố vĩnh long (Trang 29)

Sử dụng phần mềm Exel và Stata để xử lý số liệu.

Sử dụng phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để xác định giá sẵn lòng trả (WTP) của ngƣời dân thành phố Vĩnh Long cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng.

Phƣơng pháp hồi quy tuyến tính bội bằng mô hình kinh tế lƣợng: sử dụng mô hình logit để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến ƣớc muốn giá sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng của ngƣời dân thành phố Vĩnh Long để bảo tồn loài sếu đầu đỏ và đa dạng sinh học ở VQG Tràm Chim. Trong đề tài này mô hình Logit đƣợc sử dụng nhằm ƣớc tính mức giá sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng của ngƣời dân thành phố Vĩnh Long.

Mô hình Logit:

Y = f(gia,tuoi,sothanhvien,gioitinh,trinhdohv,tthonnhan,tthunhap)

Biến phụ thuộc trong mô hình là WTP:

+ WTP = 1 nếu đáp viên sẵn lòng chi trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng.

Các biến giải thích (theo dự báo có thể có ảnh hƣởng đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên) đƣa vào mô hình gồm có:

 Các mức giá (gia): Các mức giá đƣợc đề nghị trong bảng câu hỏi có đơn vị là đồng, có 6 mức giá khác nhau đƣợc đƣa ra để khảo sát ý kiến của ngƣời dân trên địa bàn thành phố Vĩnh Long có đồng ý trả với mức giá đó hay không. Biến này đƣợc kỳ vọng là ảnh hƣởng ngƣợc chiều với sự sẵn lòng chi trả của đáp viên cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng, tức khi ở mức giá thấp thì ƣớc muốn sẵn lòng cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng sẽ tăng lên, ngƣợc lại khi mức giá cao thì ƣớc muốn sẵn lòng cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng sẽ giảm xuống. Các mức giá đƣợc đƣa ra là 11.500 đồng, 13.000 đồng, 14.500 đồng, 16.000 đồng, 17.500 đồng và 19.000 đồng.

 Tuổi (tuoi): là số tuổi hiện tại của đáp viên. Tuổi của đáp viên càng cao thì thu nhập của họ càng thấp do đó họ có khuynh hƣớng tiết kiệm các chi tiêu hơn. Vì vậy mức sẵn lòng chi trả của họ càng thấp. Bên cạnh đó, trong quá trình đi học hoặc đi làm, có thể ngƣời trẻ tuổi tiếp cận các thông tin về môi trƣờng cũng nhƣ các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng nhiều hơn, có thu nhập cao hơn, do đó họ sẽ dễ chấp nhận sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng. Vậy biến tuổi đƣợc kì vọng có sự ảnh hƣởng ngƣợc chiều đến sự sẵn lòng chi trả.

 Số thành viên trong gia đình (sothanhvien): là tổng số thành viên đang sống trong gia đình của đáp viên bao gồm trong tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao động, biến số thành viên trong gia đình này có kì vọng có tác động âm lên biến WTP, nghĩa là nếu số thành viên càng nhiều thì ƣớc muốn sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng càng giảm, vì hộ phải chi tiêu hàng tháng cho gia đình nhiều hơn.

 Giới tính (gioitinh): là giới tính của đáp viên. Nữ giới thƣờng là những ngƣời nắm giữ chi tiêu trong gia đình và ra quyết định cho các sản phẩm lƣơng thực hằng ngày. Do đó, biến giới tính cũng đƣợc kỳ vọng là có ảnh hƣởng đến sự sẵn lòng trả tiền của đáp viên cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng.

 Trình độ học vấn (trinhdohv): là trình độ học vấn của đáp viên. Trình độ học vấn của đáp viên cao hơn có thể họ sẽ có nhiều thông tin hơn về các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng, vì vậy có thể họ sẽ nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của sản phẩm này và sẽ có thái độ tích cực hơn trong việc sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trƣờng. Do đó, trình độ học vấn của đáp viên đƣợc kỳ vọng là sẽ có ảnh hƣởng cùng chiều đến sự sẵn lòng trả tiền của đáp viên cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng.

 Tình trạng hôn nhân (tthonnhan): là tình trạng hôn nhân của đáp viên, đáp viên có gia đình đã có thu nhập và sẽ nghĩ đến việc bảo tồn cho thế hệ tƣơng lai hơn là đáp viên độc thân vậy biến tình trạng hôn nhân kì vọng cùng chiều ƣớc muốn sẵn lòng chi trả của đáp viên.

 Tổng thu nhập hàng tháng của hộ (tthunhap): là tổng số thu nhập hàng tháng của tất cả các thành viên trong gia đình của đáp viên, nó có kì vọng tác động dƣơng lên biến phụ thuộc WTP, tức khi thu nhập tăng lên thì ngƣời ta sẵn lòng chi trả cho sản phẩm thân thiện với môi trƣờng nhiều hơn.

Dấu kì vọng của các biến giải thích sử dụng trong mô hình Logit đƣợc tổng hợp trong bảng 2.2

Bảng 2.2 Tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng xem xét trong mô hình hồi quy Logit

Biến Kí hiệu Đơn vị Dấu kì vọng

Các mức giá Gia Đồng -

Tuổi Tuoi Số tuổi của đáp viên -

Tổng số thành viên

trong gia đình Sothanhvien

Số thành viên trong gia đình của đáp viên

- Giới tính Gioitinh Nam = 1, nữ = 0 +

Trình độ học vấn Trinhdohv

Trình độ hoc vấn dƣới phổ thông cơ sở (cấp 2) = 0, từ phổ thông cơ sở (cấp 2) trở lên = 1

+

Tình trạng hôn nhân Tthonnhan Độc thân = 1, có gia đình = 0 + Tổng thu nhập hang

tháng của hộ gia đình Tthunhap

Nếu > tthu nhập trung bình là 0, nếu ≤ tthu nhập trung bình là 1

+ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƢƠNG 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG 3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỈNH VĨNH LONG VÀ THÀNH PHỐ VĨNH LONG

Vĩnh Long là Tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc vùng giữa sông Tiền-sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh 136 km. Trên quan hệ đối ngoại, Vĩnh Long nằm trong vùng ảnh hƣởng của địa bàn trọng điểm phía Nam, nằm giữa trung tâm kinh tế quan trọng là thành phố Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh.

3.1.1 Vị trí địa lý

Nguồn: Vĩnh Long thành lập thị xã Bình Minh, 2013

Hình 3.1 Bản đồ tỉnh Vĩnh Long

Vĩnh Long có tọa độ địa lý từ 9o 52' 45" đến 10o 19' 50" vĩ độ Bắc và từ 104o 41' 25" đến 106o 17' 00" kinh độ Đông.

- Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. - Phía Tây và Tây Nam giáp thành phố Cần Thơ và Sóc Trăng. - Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh.

Tỉnh Vĩnh Long có 7 huyện: Long Hồ, Mang Thít, Bình Minh, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm, Bình Tân và một thành phố trực thuộc tỉnh là thành phố Vĩnh Long.

3.1.2 Đặc điểm khí hậu

- Nhiệt độ

Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tƣơng đối cao và bức xạ dồi dào. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25oC đến 27oC, nhiệt độ cao nhất 36,9oC, nhiệt độ thấp nhất 17,7oC. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân 7,3oC.

- Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí bình quân 80-83%, tháng cao nhất (tháng 9) là 88% và tháng thấp nhất là 77% (tháng 3).

Lƣợng bốc hơi bình quân hàng năm của tỉnh khá lớn, khoảng 1.400- 1.500 mm/năm, trong đó lƣợng bốc hơi bình quân theo tháng vào mùa khô là 116-179 mm.

- Chế độ mưa

Lƣợng mƣa trung bình đạt 1.450-1.504 mm/năm. Số ngày mƣa bình quân 100-115 ngày/năm. Về thời gian mƣa có 90% lƣợng mƣa năm phân bố tập trung vào mùa mƣa (từ tháng 5 đến tháng 11 dƣơng lịch).

- Đặc điểm thủy văn

Chế độ thủy văn chịu ảnh hƣởng của chế độ bán nhật triều không đều, biên độ triều khá lớn, một số vùng trên triều tự chảy hòan toàn. Sông Tiền và sông Hậu có tổng chiều dài đi qua tỉnh 80 km và mạng lƣới kênh rạch 114 km kênh chính, 1.728 km kênh mƣơng nội đồng hệ thống kênh rạch đƣợc chi phối bởi sông Tiền và sông Hậu, chế độ dòng chảy tƣơng đối điều hoà. Xâm nhập mặn một phần nhỏ diện tích với độ mặn dƣới 2 g/l.

Tình hình ngập lũ hàng năm lũ bắt đầu từ tháng 8, 9 và kết thúc vào tháng 11, 12. Diện tích ngập lụt tổng cộng 120.018 ha. Nhìn chung ngập lũ của tỉnh xảy ra hàng năm nhƣng ít nghiêm trọng so với các tỉnh đầu nguồn khác.

3.1.3 Đặc điểm dân số, xã hội, kinh tế

đƣơng dân số của 2 xã hiện nay. Mật độ dân số trung bình là 698 ngƣời/km2, đứng hàng thứ 2 ở ĐBSCL sau thành phố Cần Thơ, gấp 1,7 lần mật độ trung bình của ĐBSCL và 2,8 lần mật độ trung bình của cả nƣớc.

Trừ thành phố Vĩnh Long, mật độ dân số phân bố tƣơng đối đồng đều giữa các huyện trong tỉnh, thấp nhất là huyện Trà Ôn có mật độ 566 ngƣời/km2, bằng 82% mật độ của huyện cao nhất là Long Hồ với 780 ngƣời/km2.

Cũng nhƣ nhiều tỉnh ĐBSCL, Vĩnh Long là tỉnh có cơ cấu đa dân tộc, bao gồm: Kinh, Khơmer và Hoa.

- Hệ thống giáo dục và đào tạo

Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 1 Trƣờng Đại học, 5 Trƣờng cao đẳng, 4 Trƣờng trung cấp và có khoảng 17 Trung tâm dạy nghề đƣợc phân bổ ở các huyện, thành phố. Cụ thể gồm: Trƣờng Đại học Dân lập Cửu Long, Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng, Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Vĩnh Long, Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, Trƣờng Cao đẳng Xây dựng Miền Tây, Trƣờng Cao đẳng Kinh tế Tài chính, Trƣờng Trung học Y tế Vĩnh Long, Trƣờng Trung học Kỹ thuật Lƣơng thực, Trƣờng Trung cấp nghề số 9, Trƣờng Trung cấp nghề Vĩnh Long. Với số lƣợng trƣờng nhƣ thế, hàng năm đào tạo hàng ngàn kỹ sƣ, công nhân...đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho tỉnh và các tỉnh lân cận trong khu vực.

- Hệ thống y tế-chăm sóc sức khỏe

Vĩnh Long hiện có 2 bệnh viện tuyến tỉnh, 1 bệnh viện y dƣợc cổ truyền, 6 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 6 phòng khám đa khoa khu vực và 104 trạm y tế với 1.980 giƣờng bệnh, chiếm tỷ lệ 19,34 giƣờng/1 vạn dân.

Để đạt mục tiêu đến năm 2015 toàn tỉnh có 22 giƣờng bệnh/1 vạn dân, tỉnh đã đầu tƣ xây dựng bệnh viện đa khoa Thành phố Vĩnh Long quy mô 200 giƣờng, bệnh viện đa khoa huyện Bình Tân 100 giƣờng và mở rộng bệnh viện đa khoa huyện Tam Bình lên 200. Theo đó, các khu điều trị sẽ đƣợc bố trí giƣờng, ga sạch sẽ, thông thoáng và hạn chế tối đa sự lây chéo giữa bệnh nhân với bệnh nhân.

- Lĩnh vực kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Công nghiệp-Trung tâm công nghiệp, Thƣơng mại, Dịch vụ, Du lịch, Tài chính-Ngân hàng.

Hiện Vĩnh Long có 2 khu công nghiệp lớn là khu công nghiệp Hòa Phú và khu công nghiệp Bình Minh; và một tuyến công nghiệp tập trung là tuyến

công nghiệp Cổ Chiên. Giá trị sản xuất trong khu, tuyến công nghiệp ƣớc đạt 3.100 tỷ đồng, tăng 30% so cùng kỳ; giá trị xuất khẩu ƣớc đạt 140 triệu USD tăng 25% so cùng kỳ.

Công nghiệp-Trung tâm công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 10-2013 ƣớc tăng 7,34% so với tháng trƣớc và tăng 12,7% so với cùng tháng năm trƣớc. Trong 10 tháng năm 2013, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 12,01% so với cùng kỳ, trong đó ngành công nghiệp khai khoáng tăng 19,83%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,09%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt tăng 8,92%; cung cấp nƣớc, quản lý và xử lý nƣớc thải, rác thải tăng 7,46%.

Thƣơng mại, dịch vụ, du lịch: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu tiêu dùng xã hội năm 2012 ƣớc thực hiện đạt 25.283 tỷ đồng, tăng 20,56% so với năm 2011. Trong đó ngành thƣơng nghiệp đạt 20.606 tỷ đồng, tăng 21,08%; khách sạn nhà hàng đạt 3.672,6 tỷ đồng, tăng 20,25%; dịch vụ đạt 975 tỷ đồng, tăng 11,84%; du lịch đạt 1.873 tỷ đồng, tăng 4,98%. Trong đó, tổng lƣơ ̣t khách du l ịch đến tỉnh năm 2012 ƣớc khoảng 742.000 lƣợt khách, tăng 0,8% so với năm 2011.

Tài chính-ngân hàng: Tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn đến cuối tháng 10/2013 ƣớc thực hiện đƣợc 2.831 tỷ đồng, đạt 105,4% dự toán năm và tăng 24,63% so với cùng kỳ. Trong đó, các khoản thu cân đối ngân sách địa phƣơng 1.944 tỷ đồng, đạt 101,44% dự toán năm và tăng 33,04%; các khoản thu phản ảnh qua ngân sách nhà nƣớc 887 tỷ đồng, đạt 115,25% dự toán năm và tăng 9,47% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phƣơng đến cuối tháng 10/2013 ƣớc thực hiện 4.795 tỷ đồng, đạt 106,22% dự toán năm và tăng 57,69% so với cùng kỳ năm trƣớc. Trong đó, chi cân đối ngân sách địa phƣơng 3.998 tỷ đồng, đạt 106,76%; các khoản chi phản ảnh qua ngân sách nhà nƣớc 797 tỷ đồng, đạt 103,56% dự toán năm và tăng gấp 2,16 lần cùng kỳ. Số dƣ nguồn vốn huy động trên địa bàn ƣớc tính đến cuối tháng 10 đạt 16.150 tỷ đồng, tăng 1,96% so với tháng trƣớc và tăng 15,2% so với số đầu năm. Tổng dƣ nợ cho vay trên địa bàn ƣớc đến cuối tháng 10 đạt 14.500 tỷ đồng, giảm 0,46% so với tháng trƣớc nhƣng tăng 8,58% so với số đầu năm. Tính đến 15-10-2013, nợ xấu toàn tỉnh chiếm tỉ lệ 7,22% trên tổng dƣ nợ, tăng 1,16% so với thời điểm cuối năm 2012.

+ Nông Nghiệp-Phát triển Nông thôn

nƣớc ngọt quanh năm phục vụ phát triển ngành nông nghiệp theo hƣớng toàn diện.

Với cây lúa, do làm tốt công tác thuỷ lợi, áp dụng tiến bộ khoa học-công nghệ và đƣa giống lúa chất lƣợng cao vào sản xuất nên năng suất bình quân tăng từ 4,51 tấn/ha/vụ năm 2000 lên 5,79 tấn/ha/vụ (năm 2012), sản lƣợng lúa năm 2012 đạt 1.075.000 tấn. Những vùng chuyên canh màu tập trung đã và đang hình thành đã mang lại giá trị thu hoạch trên 50 triệu đồng/ha/năm. Lúa Thu Đông năm 2013 đã thu hoạch đƣợc 42.817 ha, ƣớc năng suất bình quân đạt 5,49 tấn/ha; lúa Đông Xuân 2013-2014 xuống giống 5.939 ha; màu vụ Đông Xuân 2013-2014 đã xuống giống 1.810 ha, tăng 110 ha so với cùng kỳ. Ƣớc sản lƣợng thu hoạch cây lâu năm trong 25.018 tấn, lũy kế 503.018 tấn, tăng 5,3% so với cùng kỳ.

Lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản cũng có những chuyển biến tích cực. Đến năm 2010, toàn tỉnh có 353 nghìn con lợn, 67 nghìn con bò và 4,7 triệu con gia cầm, diện tích nuôi trồng thủy sản chuyên canh gần 2,4 nghìn ha và 663 lồng bè nuôi cá, sản lƣợng đạt trên 140 nghìn tấn. Khoảng tháng 10 năm 2013 giá các sản phẩm chăn nuôi đã tăng trở lại. Giá heo hơi tăng 19% so cùng kỳ năm trƣớc, giá gà công nghiệp tăng 6% so với tháng trƣớc và tăng 54% so cùng kỳ năm trƣớc. Nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sau một thời gian dài “treo chuồng” đã quay lại với nghề chăn nuôi. Diện tích nuôi thủy sản ƣớc đạt 2.554 ha, tăng 50 ha so với cùng kỳ, trong đó: diện tích nuôi cá tra thâm canh 426 ha, giảm 1,3 ha so với cùng kỳ 2012; đang thả nuôi 287 ha, giảm 21,6 ha so với cùng kỳ năm 2012. Toàn tỉnh có 671 lồng bè nuôi cá, giảm 81 chiếc so với cùng kỳ, tăng 6 chiếc so với tháng trƣớc, trong đó: đang nuôi 462 chiếc, giảm 171 chiếc so với cùng kỳ; chƣa thả lại 209 chiếc.

3.1.4 Tổng quan về Thành phố Vĩnh Long

Thành phố Vĩnh Long là một thành phố trực thuộc của tỉnh Vĩnh Long đƣợc thành lập ngày 10-4-2009 bởi Nghị định số 16 do Chính Phủ ban hành. Với tổng diện tích tự nhiên là 47,93 km2, dân số năm 2009 là 147.039 ngƣời. Thành phố Vĩnh Long đƣợc chia thành 11 đơn vị hành chính, gồm có 7 phƣờng (Phƣờng 1, 2, 3, 4, 5, 8, 9) và 4 xã (xã Trƣờng An, xã Tân Ngãi, xã Tân Hòa và xã Tân Hội).

Thành phố Vĩnh Long nằm phía Bắc tỉnh Vĩnh Long, tại ngã ba sông

Một phần của tài liệu ước tính mức giá sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường của người dân thành phố vĩnh long (Trang 29)