Thực trạng định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại thành phố Cần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố bên trong đến định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại thành phố cần thơ (Trang 64)

NGHIỆP TẠI ĐỊA BÀN TP. CẦN THƠ.

Qua khảo sát cho thấy, trong tổng số 67 doanh nghiệp được phỏng vấn thì có 23 doanh nghiệp không có ý định xuất khẩu chiếm tỷ lệ 34,30%, còn lại là 65,70% doanh nghiệp có ý định xuất khẩu trong thời gian tới với 44 doanh nghiệp (hình 4.4). DN có ý định XK 65,70% DN không có ý định XK 34,30%

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2013

Hình 4.4 Định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại Tp. Cần Thơ. Tuy định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp cao nhưng chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp xuất khẩu còn số lượng doanh nghiệp chưa từng xuất khẩu muốn trở thành nhà xuất khẩu còn thấp. Cụ thể, trong 44 doanh nghiệp có ý định xuất khẩu thì có 34 doanh nghiệp xuất khẩu muốn mở rộng hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới và 10 doanh nghiệp có định hướng trở thành nhà xuất khẩu trong tương lai.

4.1.2.1 Hình thức xuất khẩu

Các doanh nghiệp có định hướng xuất khẩu đã lựa chọn nhiều hình thức xuất khẩu khác nhau, trong đó 68,20% doanh nghiệp chọn hình thức xuất khẩu trực tiếp, 25,00% chọn hình thức xuất khẩu gián tiếp (thông qua danh nghĩa công ty nội địa khác, trung gian hoặc ủy thác xuất khẩu), 6,80% còn lại lựa chọn cả hai hình thức xuất khẩu trên (hình 4.5).

68,20% 25,00%

6,80%

Trực tiếp Gián tiếp Trực tiếp và Gián tiếp

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2013

Hình 4.5 Hình thức xuất khẩu của các doanh nghiệp

Phân tích tần số cũng cho thấy rằng phần lớn các doanh nghiệp vừa và lớn có quy mô từ 51 lao động trở lên chọn hình thức xuất khẩu trực tiếp chiếm 29 doanh nghiệp với tỷ lệ là 68,20% (các doanh nghiệp này đa phần các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và các mặt hàng nông sản). Các doanh nghiệp này thường có những điều kiện về vốn và nhân sự cùng với kinh nghiệm xuất khẩu của mình nên lựa chọn hình thức xuất khẩu này để có thể chủ động hơn trong hoạt động thương mại quốc tế. Còn lại là các doanh nghiệp siêu nhỏ và một số ở doanh nghiệp nhỏ cũng đã lựa chọn hình thức xuất khẩu trực tiếp, vì các doanh nghiệp này chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể với sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nông sản khác (trái cây) sang nước láng giềng là Campuchia.

Hình thức các xuất khẩu gián tiếp phần lớn được các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ đến vừa chọn lựa với tỷ lệ là 25,00%, các doanh nghiệp này có quy mô từ 1-50 lao động, đây là các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn với sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là gạo, tuy nhiên họ chưa có thương hiệu trên thị trường cũng như việc sử dụng công nghệ thông tin để quảng bá cho doanh nghiệp còn rất hạn chế nên họ xuất khẩu thông qua doanh nghĩa công ty nội địa khác hoặc ủy thác xuất khẩu. Đồng thời, với kiến thức xuất khẩu còn hạn chế nên các nhà quản lý của các doanh nghiệp này thường ngại phải đương đầu với những rắc rối như xuất khẩu trực tiếp vì thế xuất khẩu gián tiếp đã được họ chọn như một giải pháp an toàn và ít rủi ro.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp lựa chọn việc xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp đối với những thị trường mới, những thị trường họ không am hiểu và chưa có kinh nghiệm xuất khẩu tại thị trường nhằm giảm thiểu rủi ro nhưng đối với các thị trường truyền thống thị họ chọn hình thức trực tiếp với tỷ lệ là 6,80%.

4.1.2.2 Mặt hàng dự định xuất khẩu

Các mặt hàng dự định xuất khẩu của các doanh nghiệp không khác gì nhiều so với trước, là nơi có nền nông nghiệp phát triển với thế mạnh là nông

sản đặc biệt là gạo, trái cây, song song đó các mặt hàng thủy sản cũn là lợi thế. Hầu hết các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp tại Cần Thơ là gạo với tỷ trọng cao nhất (49,27%,), kế tiếp là thủy sản (18,84%), nông sản khác gồm các loại trái cây (2,90%), còn lại là các mặt hàng khác bao gồm các mặt hàng may mặc, phân bón, thực phẩm đóng hộp (28,99%) (hình 4.6). 0 10 20 30 40 50 Gạo Thủy sản Nông sản khác Các mặt hàng khác 49,27% 18,84% 2,90% 28,99% %

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2013

Hình 4.6 Mặt hàng dự định xuất khẩu của các doanh nghiệp

4.1.2.3 Thị trường dự định xuất khẩu

Thị trường mà các doanh nghiệp hướng đến vẫn chủ yếu nằm ở các thị trường chủ lực là Châu Âu (20,28%) và Châu Á (46,38%), Mỹ (13,05%) và các thị trường mới khác như Châu Phi (13,04%), Trung Đông (4,35%), còn lại là thị trường Nhật Bản (2,90%) (hình 4.7).

Qua khảo sát cũng cho thấy hầu hết mặt hàng gạo xuất khẩu tập trung chủ yếu ở thị trường Châu Á và Châu Phi, đây là hai thị trường mà các doanh nghiệp nhắm đến trong hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới, bên cạnh đó Trung Đông cũng được các doanh nghiệp quan tâm với tỷ lệ là 4,35%. Theo các doanh nghiệp đây là thị trường rất tiềm năng, giá gạo của Việt Nam phù hợp với mức thu nhập của người dân hơn so với gạo của Thái Lan, Ấn Độ.

Mỹ Nhật Châu Âu Châu Á Châu Phi Trung Đông 13,05% 2,90% 20,28% 46,38% 13,04%

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố bên trong đến định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại thành phố cần thơ (Trang 64)