Các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố bên trong đến định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại thành phố cần thơ (Trang 67)

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2013

Hình 4.7 Thị trường dự định xuất khẩu của các doanh nghiệp Tp. Cần Thơ Bên cạnh gạo thì thủy sản là mặt hàng chiếm vị trí thứ 2 trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu của Cần Thơ, với mặt hàng này các doanh nghiệp vẫn muốn xuất khẩu sang thị trường truyền thống đó là Mỹ với tỷ lệ là 10,15% nhưng với sản lượng lớn hơn trong thời gian tới. Các mặt hàng còn lại là nông sản và các mặt hàng khác, tập trung chủ yếu ở thị trường Châu Á.

Bảng 4.3: Các mặt hàng dự định xuất khẩu phân theo thị trường

Đơn vị tính: % Sản phẩm Thị trường Gạo Thủy sản Nông sản khác Mặt hàng khác TỔNG Mỹ 2,90 10,15 - - 13,05 Nhật 2,90 - - - 2,90 Châu Âu 5,79 5,79 - 8,70 20,28 Châu Á 20,29 2,90 2,90 20,29 46,38 Châu Phi 13,04 - - - 13,04 Trung Đông 4,35 - - - 4,35 TỔNG 49,27 18,84 2,90 28,99 100,00

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2013

4.3 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG ĐẾN ĐỊNH

HƯỚNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ

CẦN THƠ

4.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng xuất khẩu của các

doanh nghiệp tại thành phố Cần Thơ.

Để phân tích sự tác động của các yếu tố bên trong đến định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp dựa trên mô hình giả thuyết (mô hình 1) đã xây dựng, tác giả đã sử dụng phần mền SPSS để phân tích hồi quy binary logistic. Kết quả

phân tích hồi qui logistic cho thấy như sau: (1) Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp tổng quát của mô hình có mức ý nghĩa Sig. = 0,000 nên hoàn toàn có thể bác bỏ rằng có sự tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa các biến trong mô hình định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp; (2) Khác với hồi quy tuyến tính thông thường hệ số R2 càng lớn thì mô hình càng phù hợp, hồi quy logistic sử dụng chỉ tiêu -2Log likelihood thể hiện mức độ phù hợp của mô hình tổng thể, giá trị -2Log likelihood càng thấp thì mô hình càng phù hợp, và giá trị nhỏ nhất của -2Log likelihood là 0 chứng tỏ mô hình không có sai số. Trong mô hình này giá trị -2Log likelihood = 22,318 là không cao lắm, như vậy cho thấy có độ phù hợp khá tốt với mô hình nghiên cứu (mô hình 1); (3) Mức độ dự đoán đúng của toàn bộ mô hình là 91,0%. Với các kết quả phân tích này thì có thể nhận thấy mô hình hồi quy binary logistic được thiết lập là phù hợp.

Kết quả phân tích cũng cho thấy, biến trình độ giáo dục, mức độ thông thạo ngoại ngữ, kinh nghiệm quốc tế của nhà quản lý, cùng với quy mô, hoạt động đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp, không có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này cho thấy các biến số không ảnh hưởng đến định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, biến đầu tư và nghiên cứu sản phẩm mới lại có tỷ lệ nghịch với định hướng xuất khẩu, có nghĩa là doanh nghiệp càng không đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm thì lại càng có định hướng xuất khẩu. Điều này, lại đúng với thực tế bởi hầu hết các sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp là gạo, các mặt hàng thủy sản, cùng với các nông sản chủ yếu là mặt hàng trái cây, cho nên việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới dường như không có. Hơn nữa, để đầu tư vào nghiên cứu và phát triển thường đòi hỏi các doanh nghiệp cần có quy mô lớn, vốn mạnh mà hầu hết các doanh nghiệp khảo sát đều có quy mô vừa và nhỏ, nên họ không hề đầu tư vào hoạt động nghiên cứu này. Tuy nhiên, sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp khẩu phù hợp nên họ sẵn sàng xuất khẩu. Các biến còn lại là nhận thức lợi ích, mối quan hệ cá nhân, mức độ hiểu biết thị trường điều có ý nghĩa thống kê với mức tác động khác nhau đến định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp (bảng 4.4).

Bảng 4.4: Kết quả phân tích mô hình hồi qui logistic

Mô hình 1 Mô hình 2

Biến độc lập

B P value dy/dx B P value dy/dx

Hằng số -15,070 0,014 -3,768 -15,170 0,014 -3,793

X1: Trình độ giáo dục 0,133 0,876 0,033 0,083 0,926 0,021

X2:Kinh nghiệm nước ngoài 2,449 0,350 0,612 2,650 0,332 0,663

X3: Mức độ lưu loát ngoại ngữ 0,033 0,959 0,008 0,014 0,983 0,004

X4: Nhận thức thuận lợi 2,371 0,069 0,592 2,430 0,070 0,601

X5.1 Quan hệ với nhà cung cấp

trong nước 0,270 0,671 0,068 0,338 0,618 0,085

X5.2 Quan hệ với các nhà quản lý

cùng ngành 0,468 0,639 0,117 0,497 0,627 0,124

X5.3 Quan hệ với các cơ quan, tổ

chức trong lĩnh vực xuất khẩu 1,812 0,044 0,453 1,856 0,046 0,464

X6: Mức độ hiểu biết thị trường 3,777 0,039 0,944 3,794 0,037 0,949

X7: Số lượng nhân viên 0,245 0,849 0,061 0,312 0,814 0,078

X8: Nghiên cứu và phát triển -0,331 0,599 -0,083 -0,363 0,586 -0,091

X9: Thuế -0,164 0,756 -0,041

Số quan sát 67 67

-2Log likelihood 22,318 22,221

Tỷ lệ dự đoán của mô hình (%) 91,0 91,0

Phương trình hồi quy mô hình 1 có dạng: Log e [ ) 0 ( ) 1 (   Y P Y P ] = -15,070 + 0,133XNS TRÌNH ĐỘ + 2,449XNSKINH NGHIỆM

+ 0,033XNS MỨC ĐỘ LƯU LOÁT NGOẠI NGỮ + 2,371X*NHẬN THỨC + 1,812X** MỐI

QUAN HỆ CÁ NHÂN + 3,777X**MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT THỊ TRƯỜNG+ 0,245 XNS QUY MÔ - 0,331 XNS NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN

Ghi chú: *: mức ý nghĩa 10%; **: mức ý nghĩa 5%; NS: không ý nghĩa Biến nhận thức thuận lợi của nhà quản lý có ý nghĩa ở mức 10% với hệ số tác động mang giá trị dương, tức là nếu như nhà quản lý doanh ngh vvziệp nhận thấy rằng việc một doanh nghiệp xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp phát triển ổn định, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, đồng thời xuất khẩu có thể là giải pháp giúp giải quyết tồn kho của doanh nghiệp và cuối cùng là làm việc với các đối tác nước ngoài sẽ mang đến lợi ích hơn những rủi ro trong hoạt động xuất khẩu. Nếu như ban đầu tác động biên của biến nhận thức lợi ích lên định hướng xuất khẩu với xác suất là 0,5 thì qua phân tích tác động biên của yếu tố này bây giờ bằng 0,5(1-0,5)* 2,371= 0,592. Điều này có nghĩa là nếu như nhận thức của nhà quản lý về hoạt động xuất khẩu là có lợi tăng lên 1 thì định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp đó sẽ tăng lên 59,2%. Như vậy, có thể nói nhận thức của nhà quản lý là một trong những yếu tố quyết định đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, nhà quản lý càng nhận thấy hoạt động xuất khẩu là hoạt động đem lại lợi ích cho doanh nghiệp hơn là những rủi ro, thì khả năng doanh nghiệp đó sẽ tham gia kinh doanh quốc tế càng cao.

Bên cạnh đó, trong các mối quan hệ cá nhân của nhà quản lý với các nhà cung cấp trong nước, các nhà quản lý cùng ngành, cùng với các tổ chức cơ quan trong lĩnh vực xuất khẩu, thì chỉ có mối quan hệ với các tổ chức cơ quan trong lĩnh vực xuất khẩu có ý nghĩa thống kê và thuận chiều với định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp. Với mức ý nghĩa là 5%, biến này cho thấy nếu như bản thân nhà quản lý càng có mối quan hệ tốt với các cơ quan tổ chức, cơ quan trong lĩnh vực xuất khẩu sẽ càng có định hướng xuất khẩu. Nếu như mức độ các mối quan hệ cá nhân của nhà quản lý với các cơ quan trong lĩnh vực xuất khẩu tăng 1 theo hướng tốt, thì định hướng xuất khẩu của nhà doanh nghiệp đó sẽ tăng lên 45,3%. Đều này rất đúng với thực tế, thông qua các mối quan hệ doanh nghiệp không chỉ có những thông tin trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mình, đồng thời họ sẽ nhận được những thông tin mới nhất về tình hình xuất khẩu cũng như những quy định, các thủ tục hành chính cho hoạt động xuất khẩu, sẽ giúp nhà quản lý giải quyết nhanh hơn những hoạt động kinh doanh cũng nhưng sẽ tránh được một vài rủi ro, có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp.

Cuối cùng, biến mức độ hiểu biết về thị trường của nhà quản lý có mối quan hệ dương với định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp, với mức ý nghĩa là 5%. Nếu như nhà quản lý càng hiểu biết rõ về thị trường dự định xuất khẩu, thì doanh nghiệp đó càng có khuynh hướng xuất khẩu hàng hóa vào thị trường đó, mức độ hiểu biết về thị trường xuất khẩu tăng lên 1 thì định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp đó tăng lên 94,4%. Điều này rất đúng với thực tế, nếu như càng hiểu rõ về thị trường xuất khẩu nhà quản lý sẽ nắm bắt được những thông tin, nhu cầu và sở thích của khách hàng nước ngoài, mức độ phù hợp của sản phẩm mà doanh nghiệp dự định xuất khẩu, đồng thời sẽ càng hiểu rõ các đối thủ cạnh tranh cũng như các sản phẩm có khả năng thay thế sản phẩm của doanh nghiệp mình tại thị trường đó, từ đó có thể biết được doanh nghiệp có nên xuất khẩu hàng hóa của mình vào thị trường đó không hoặc đề ra các chiến lược để có thể thích nghi và duy trì hoạt động xuất khẩu tại thị trường đó để đạt được lợi nhuận cao nhất.

Tóm lại, phân tích hồi quy logistic trên cơ sở mô hình giả thuyết đã xây dựng thì các yếu tố bên trong tác động đến định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp thuộc về yếu tố của con người mà ở đây chính nhà quản lý doanh nghiệp, vì thế yếu tố con người có vai trò quan trọng nhất trong việc quyết định đi đến xuất khẩu của một doanh nghiệp. Mức độ tăng của 3 yếu tố nhận thức, mối quan hệ, mức độ hiểu biết về thị trường xuất khẩu của nhà quản lý đều làm gia tăng định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp. Tuy nhiên mức độ tác động của các yếu tố này khác nhau đến định hướng xuất khẩu, trong đó mức độ hiểu biết thị trường xuất khẩu tác động mạnh nhất đến định hướng xuất khẩu, kế tiếp là yếu tố nhận thức của nhà quản lý và cuối cùng là mối quan hệ cá nhân của nhà quản lý.

Bên cạnh mô hình giả thuyết, tác giả cũng đã xây dựng mô hình 2 dựa trên cơ sở mô hình 1 và sẽ đưa thêm biến điều khiển là biến thuế (đã trình bày ở chương 2). Trong mô hình này, giá trị Sig. = 0,000 nên cũng sẽ không có sự tồn tại tuyến tính giữa các biến trong mô hình, đồng thời hệ số -2Log likelihood= 22,221nhỏ hơn so với mô hình 1, cho thấy mức độ phù hợp của mô hình 2 tốt hơn. Phân tích cũng cho thấy có 3 biến tác động dương đến định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp là nhận thức, mối quan hệ với cơ quan xuất khẩu và mức độ hiểu biết thị trường của nhà quản lý. Nếu như nhận thức của nhà quản lý chỉ tác động có hệ số tác động biên 0,5(1-0,5)*2,430=0,601 với mức ý nghĩa 10%, thì mối quan hệ với cơ quan, tổ chức xuất khẩu có hệ số tác động biên là 0,464 với mức ý nghĩa 5%, và cuối cùng là mức độ hiểu biết thị trường xuất khẩu của nhà quản lý với hệ số tác động cao nhất là 0,95 với mức ý nghĩa là 5%. Trong khi đó, biến thuế là biến có mối quan hệ âm, nghịch chiều với định hướng xuất khẩu, thế nhưng lại không có ý nghĩa về mặt thống

kê. Điều này, đúng với thực tế bởi hầu hết các doanh nghiệp trong mẫu điều xuất khẩu gạo, thủy sản, nông sản khác các mặt hàng này đều được Nhà nước cho phép và khuyến khích xuất khẩu nên cũng định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ không chịu ảnh hưởng gì từ biến này.

Qua phân tích hồi quy cũng như so sánh mô hình giả thuyết mà tác giả đã xây dựng (mô hình 1) cùng với sự phát triển thêm mô hình 2, tác giả rút ra một vài kết luận sau:

(1) Cả 2 mô hình đều phù hợp (dựa trên hệ số -2Log likelihood của các mô hình). Tuy nhiên, mức độ mô hình 2 phù hợp hơn so với mô hình 1 nhưng tỷ lệ dự đoán chính xác của 2 mô hình là như nhau.

(2) Trong các nhân tố tác giả đã xây dựng thì duy nhất nhất chỉ có 3 nhân tố là nhận thức, mối quan hệ, mức độ hiểu biết thị trường của nhà quản lý tác động đến định hướng xuất khẩu. Vì vậy, có thể thấy yếu tố con người là yếu tố quyết định đến định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp.

4.3.2 Sự khác biệt giữa nhóm doanh nghiệp không xuất khẩu có định hướng xuất khẩu và nhóm doanh nghiệp không xuất khẩu không có định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố bên trong đến định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại thành phố cần thơ (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)