Mô hình nghiên cứu và phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố bên trong đến định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại thành phố cần thơ (Trang 31)

2.2.3.1 Lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Xuất khẩu là bước đầu tiên của quá trình quốc tế hóa, đối với các DNNVV nó là mô hình chung để gia nhập thị trường nước ngoài vì ít rủi ro và ít cần nhiều nguồn lực, cũng ít cần phải giải quyết các vấn đề phức tạp hơn so với đầu tư trực tiếp nước ngoài và liên doanh (F. Antoldi, 2011). Vì vậy, nghiên cứu các lý thuyết và mô hình tác động đến định hướng xuất khẩu cũng chính là nghiên cứu các lý thuyết và mô hình ảnh hưởng đến quá trình quốc tế hóa của doanh nghiệp. Quá trình quốc tế hóa của các doanh nghiệp luôn là chủ đề được chú ý nhiều nhất trong nghiên cứu kinh doanh quốc tế, nhiều tác giả đã giải thích quá trình này dựa trên các quan điểm lý thuyết và phương pháp tiếp cận khác nhau.

Nếu dựa vào quan điểm của lý thuyết tăng trưởng để giải thích quá trình quốc tế hóa, thì phải kể đến mô hình Uppsala (lý thuyết giai đoạn) của

Johanson and Vahlne (1977), khái niệm quốc tế hóa trong mô hình như là một quá trình tăng trưởng, công ty thông qua từng bước khác nhau để đi đến quá trình quốc tế hóa. Công ty sẽ gia nhập những thị trường bên ngoài tương tự thị trường nội địa, sau đó sẽ dần đi đến thị trường nơi có khoảng cách xa hơn, có sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, hệ thống chính sách, trình độ phát triển về công nghệ. Mô hình nhấn mạnh: kiến thức thị trường như là một là một yếu tố chính điều khiển quá trình quốc tế hóa của công ty và tác động mạnh mẽ tới quá trình quốc tế hóa của công ty. Theo Leonidou (2004), kiến thức thị trường là một trong những yếu tố nội bộ tác động đến quá trình quốc tế hóa của các DNNVV. Tuy nhiên, trong khi việc ứng dụng của mô hình này còn hạn chế, Forsgren (1989, 2002) đã đặt ra câu hỏi nếu các công ty có đầy đủ các kiến thức thị trường thì liệu họ có tiến hành quốc tế hóa hay không? Bên cạnh đó, mô hình không giải thích được sự mở rộng và tốc độ quốc tế hóa của các DNNVV và nghiên cứu của các tác giả Cavusgil, Oviatt, McDougall, Christian Meyn (2010) cho thấy cách tiếp cận từ mô hình Upsala đã có các hạn chế không còn phù hợp với sự phát triển nhanh chóng hoạt động quốc tế hóa của các DNNVV.

Bên cạnh mô hình Uppsala thì quá trình quốc tế hóa của công ty còn được giải thích thông qua lý thuyết mạng lưới quan hệ (Network theory). Theo lý thuyết này, để xâm nhập vào thị trường mới, công ty phải nhờ vào mối quan hệ của nhà quản lý với các nhà hoạt động kinh doanh trên thị trường. Mối quan hệ này là tập hợp và liên kết các mối quan hệ con người, chi nhánh, kinh doanh hoặc chiến lược của họ được liên kết từ gia đình, cộng đồng, tài chính, và các liên doanh kinh doanh khác (Johnsen and Johnsen, 1999). Bên cạnh đó, Welch et al., (1998) thì cho rằng mạng lưới quan hệ bao gồm mối quan hệ với các cơ quan tổ chức chính phủ hoặc với công ty khác, nó sẽ giúp công ty vượt qua rào cản về quy mô, đặc biệt là các công ty có quy mô nhỏ. Tuy nhiên, lý thuyết này chưa giải thích đầy đủ các yếu tố bên trong tác động đến quá trình quốc tế hóa của doanh nghiệp, mà chỉ nghiên về khía cạnh mối quan hệ của nhà quản lý.

Theo lý thuyết Kinh doanh quốc tế (International entrepreneurship_IE) truyền thống (Chen and Chen, 1998) thì công ty tham gia vào quá trình quốc tế hóa cần sở hữu các lợi thế như quy mô, công nghệ cao, sản phẩm đặc biệt, chiến lược tiếp thị quản lý chuyên biệt. Tuy nhiên, nhiều công ty nhỏ vẫn tham gia vào quá trình quốc tế, mà không có những sở hữu chuyên biệt (Filatotchev et al., 2008). Theo Mtigwe (2006) IE được hiểu là một quá trình tạo ra giá trị quản lý mạnh bạo, mà qua đó một cá nhân thực hiện hành vi quản lý một cách sáng tạo, năng động, chấp nhận rủi ro có tính toán để theo đuổi các cơ hội kinh doanh nước ngoài, được biểu hiện qua sự thành công của công ty họ trên thị

trường đa quốc gia. Như vậy, định nghĩa này thì lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu của IE là đặc điểm và động lực của người kinh doanh (người quản lý). Đồng thời, dựa trên lý thuyết này chúng ta có thể thấy có sự tác động mạnh mẽ của yếu tố con người vào quá trình quốc tế hóa của công ty.

Nếu như lý thuyết mạng lưới quan hệ cho rằng công ty tham gia vào quá trình quốc tế hóa thông qua mối quan hệ của nhà quản lý, thì IE cũng nhấn mạnh vai trò của nhà quản lý trong việc đi đến quá trình quốc tế hóa của công ty, nhưng ở khía cạnh thái độ và nhận thức. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về các yếu tố ngăn cản hành vi xuất khẩu của công ty của tác giả ET. Kahiya (2013) thì yếu tố con người chỉ là một trong những yếu tố bên trong ngăn cản đến quá trình quốc tế hóa của công ty nên lý thuyết IE chưa phải là lý thuyết nền của đề tài. IE cũng như lý thuyết mạng lưới quan hệ khẳng định vai trò quan trọng của con người trong quá trình quốc tế của doanh nghiệp.

Vì vậy, để phân tích sự tác động của các yếu tố bên trong tới quá trình quốc tế hóa của doanh nghiệp tác giả đã chọn Resource-Base View (RBV) làm cơ sở lý thuyết và nền tảng cho đề tài của mình. Lý thuyết RBV là một sự bổ sung tốt cho các khiếm khuyết từ các lý thuyết trên, RBV nói về các yếu tố, nguồn lực bên trong doanh nghiệp, mà theo Zou and Stan (1998) nó là lý thuyết hợp lý để phân tích tác động các yếu tố bên trong đến quyết định xuất khẩu của doanh nghiệp.

Theo RBV, công ty có thể kiếm được lợi nhuận trên mức thông thường một cách đáng kể, khi họ sở hữu nguồn lực, nguồn lực này được bảo về một cách riêng biệt để trách phổ biến ra bên ngoài, nguồn lực này bao gồm các yếu tố giá trị, sự khan hiếm, mô phỏng không hoàn hảo, không thể thay thế (Barney, 1991). Bên cạnh đó, RBV cho thấy cần một sự phù hợp giữa hoạt động và khả năng nội tại của công ty với môi trường bên ngoài, các nguồn lực và khả năng độc đáo của một công ty cung cấp cơ sở cho một chiến lược, vì thế cho phép các công ty để khai thác tốt nhất năng lực cốt lõi của nó liên quan đến các cơ hội ở môi trường bên ngoài.

Theo Amit and Schoemaker (1993) nguồn lực được chia thành các yếu tố: những cái gì biết, tài sản tài chính, tài sản vật chất và nguồn vốn con người, nói cách khác nguồn lực giống như là các yếu tố mà công ty sở hữu và kiểm soát. Theo Chatterjee and Wernerfelt (1991), thì nguồn lực của doanh nghiệp chia làm ba loại là hữu hình, vô hình và nguồn lực tài chính. Từ những phân loại trên, có thể kết luận rằng nguồn lực là bao gồm tất cả các yếu tố sở hữu và kiểm soát (D.A Williams, 2011).

Tuy nhiên, F.Antoldi (2011) thì nguồn lực trải dài từ nguồn lực hữu hình (yếu tố vật chất) và nguồn lực vô hình (những kiến thức bất cứ yếu tố sản xuất nào hoặc hoạt động nào đều được nghĩ đến như là nguồn lực). Tuy nhiên,

không phải tất cả các nguồn lực hoặc năng lực cho phép công ty phát triển lợi thế cạnh tranh đáng kể của mình, công ty cần xác định những nguồn lực đặc biệt, cung cấp một lợi thế trong một môi trường cụ thể mà nó hoạt động và nguồn lực vô hình là chiến lược cho quá trình quốc tế hóa của công ty. Nguồn lực và khả năng của công ty như kiến thức thị trường nước ngoài, danh tiếng thị trường cao hơn, các mối quan hệ và kỹ năng của nhà quản lý sẽ giải quyết được các vấn đề phức tạp ở thị trường nước ngoài, đây cũng là các yếu tố công ty cần nâng cao và cải tiến khi muốn thành công ở thị trường nước ngoài.

Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu về sự khởi đầu quá trình quốc tế tế hóa của các công ty, một vài nghiên cứu tập trung vào các tài liệu xuất khẩu của Reid (1981) và Leonidou (1998). Các nhà nghiên cứu khác lại dựa trên mô hình gia nhập của Calof and Beamish (1995) đã làm nổi bật vai trò trung tâm của nhà quản lý như Axinn and Matthyssens (2002), đã chỉ ra rằng trong thị trường ngày nay với hệ thống phân cấp ngày càng bình đẳng và càng nhiều công ty quốc tế với mối quan hệ linh hoạt, người quản lý đóng vai trò ngày càng quan trọng trong chiến lược phát triển quốc tế hóa của công ty. Bên cạnh đó, năng lực của nhà quản lý là cái cơ bản để khai thác cơ hội cho quá trình phát triển ra nước ngoài, quá trình quản lý và mối quan hệ trong ngữ cảnh mới sẽ tạo ra một thói quen hay tính chuyên nghiệp, điều này sẽ tạo điều kiện cho thực hiện điều hành quốc tế (Westhead, 2001). Đồng thời, theo D.A Williams (2011), một vài giá trị và nguồn lực khó có thể bắt chước của công ty là những người quản lý cấp cao, nó đúng với các doanh nghiệp nhỏ nơi mà vai trò của kinh doanh và lòng tin, nhận thức thái độ sự mong đợi là quan trọng (WiKlund, 2003). Theo F. Antoldi (2011) thì quyết định của nhà quản lý doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là trong các DNNVV, những doanh nghiệp hạn chế về quy mô. Tóm lại, từ các phân tích trên có thể thấy yếu tố nhà quản lý chính là nguồn lực quan trọng trong quá trình định hướng xuất khẩu của các DN đặc biệt là các DNNVV.

Tuy nhiên, theo các nghiên cứu của Galbreath and Galvin (2004) dựa trên quan điểm RBV thì có sự liên kết rất lớn giữa hiệu quả của công ty với nguồn lực vô hình, và sự liên kết không phải luôn luôn đúng với thực tế, tác giả cho rằng điểm mạnh của một vài nguồn lực phụ thuộc vào sự tương trợ hoặc kết hợp với các nguồn lực khác, vì thế không phải chỉ một mình nguồn lực vô hình hay các nguồn lực hữu hình trở thành quan trọng nhất trong của công ty. Tác giả Vadim Kotelnikov (2006) cũng nhấn mạnh rằng, nguồn lực cá nhân có thể không mang lại một lợi thế cạnh tranh, mà nó cần phải trải qua sự kết hợp và hòa nhập với các nguồn lực khác thì lợi thế cạnh tranh được hình thành.

Như vậy theo quan điểm RBV, nguồn lực và khả năng bên trong của công ty chính là yếu tố quyết định chiến lược của công ty, nó bao gồm các nguồn lực vô hình và hữu hình, các nguồn lực này cần có sự kết hợp để hình thành nên chiến lược hay lợi thế cạnh tranh của công ty trên thị trường. Dựa trên các lý thuyết trên, thì tác giả đã xem xét hai khía cạnh của nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp ảnh hưởng đến quá trình định hướng xuất khẩu của các DNNVV: đặc điểm của nhà quản lý; đặc điểm của công ty.

a. Đặc điểm của nhà quản lý

Trong nội dung của đề tài, nhà quản lý được hiểu là người đưa ra định hướng kinh doanh xuất khẩu cho doanh nghiệp. Theo luật doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ngày 12 tháng 6 năm 1999 định nghĩa "Người quản lý doanh nghiệp": là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản lý, Giám đốc (Tổng giám đốc), các chức danh quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Như vậy, trong đề tài này thì nhà quản lý được hiểu như nhà quản lý của doanh nghiệp.

Theo Leonidou (1998) phân loại đặc điểm của nhà quản lý thành 2 tiêu chí là đặc điểm khách quan và đặc điểm chủ quan. Đặc điểm khách quan bao gồm tuổi, trình độ giáo dục, thành thạo ngoại ngữ và kinh nghiệm nước ngoài của nhà quản lý. Trong khi đó, thái độ không thích mạo hiểm, không thích thay đổi, khát vọng cá nhân, sự đổi mới, sự năng động và linh hoạt được xem là các yếu tố chủ quan. Tuy nhiên, Pfetter (1983) đã nói rằng đặc điểm khách quan có thể giải thích không đúng hành vi của tổ chức hơn so với việc dựa vào cấu trúc tâm lý, đồng thời một vài đặc tính của tâm lý của nhà quản lý giúp giải thích hành vi chiến lược của công ty.

Tuy nhiên, Hambrick and Mason (1984) thì khía cạnh tâm lý rất khó đo lường hơn nên đề tài này tập trung vào khía cạnh đặc điểm khách quan của nhà quản lý và một vài đặc điểm sẽ được nhìn nhận dưới đây.

Trình độ giáo dục: Theo Garnier (1982) các nhà quản lý được đào tạo tốt, họ có nhiều sự hiểu biết và quan tâm nhiều tới các vấn đề ở nước ngoài, vì vậy họ có nhiều sự đánh giá về những lợi ích và bất lợi từ hoạt động xuất khẩu. Theo Leonidou et al., (1998), năng lực của người sở hữu hoặc người thành lập là cần thiết cho việc lựa chọn và mức độ quốc tế hóa của các công ty mới, đồng thời chỉ có đặc điểm của nguồn nhân lực ảnh hưởng đến quá trình gia nhập quốc tế hóa của công ty, còn các yếu tố khác thì không có sự ảnh hưởng này. Kundu and Kat (2003), cho thấy rằng những doanh nhân được đào tạo với chuyên môn cao sẽ có khuynh hướng hướng ngoại và chính điều này sẽ sẵn sàng khai thác thị trường nước ngoài hơn là các doanh nhân không có

trình độ chuyên môn cao. Kết quả nghiên cứu của Sonia et al., (2005), thì có sự mối quan hệ dương giữa định hướng xuất khẩu và trình độ giáo dục của nhà quản lý, nó cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Evald et al., (2011).

Vì vậy, giả thuyết được đưa ra là:

H1: Trình độ giáo dục của nhà quản lý có mối quan hệ dương với định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp.

Kinh nghiệm nước ngoài: Leonidou et al., (1998) cho rằng, thời gian mà nhà quản lý làm việc ở nước ngoài được xem là yếu tố quan trọng có thể giải thích định hướng xuất khẩu, bởi thời gian này nhà quản lý đã tiếp xúc với văn hóa nước ngoài, nó cho phép tích lũy những kinh nghiệm nhiều hơn về thị trường quốc tế. Đồng thời, Dimov and Holan (2010) cho rằng, quyết định của công ty gia nhập vào thị trường mới có mối quan hệ sâu sắc với kinh nghiệm của công ty đó. Nghiên cứu của Evald et al., (2011) đã chỉ ra rằng có hai loại kinh nghiệm chuyên biệt: (1) kinh nghiệm ở thị trường nội địa; (2) kinh nghiệm quốc tế, tuy nhiên kinh nghiệm nội địa có mối quan hệ âm với định hướng xuất khẩu, trong khi kinh nghiệm quốc tế trước đó có mối quan hệ dương với định hướng xuất khẩu. Bên cạnh đó, tác giả Toften and Olsen (2003) nói lên rằng, kiến thức xuất khẩu trước đó cung cấp cho nhà doanh nhân một cái nhìn sâu sắc về thông tin thị trường xuất khẩu và cơ hội kinh doanh mới. Đồng thời, các tác giả Manolova et al., (2002), Etemad and Wright (2003), Axinn (1988), Christensen and Jacobsen (1996), Moen and Servais (2002) đã cho thấy rằng kinh nghiệm quốc tế trước đó của các doanh nhân ở các lĩnh vực tương tự hoặc khác nhau sẽ làm tăng khả năng quốc tế hóa. Đồng thời, Sommer and Haug (2011) cũng tìm thấy kinh nghiệm kinh doanh quốc tế trước đó của nhà quản lý có mối quan hệ dương với ý định tham gia tích cực trong cạnh tranh vào thị trường mới của các DNNVV. Vì vậy, tác giả đưa ra giả thuyết sau:

H2: Kinh nghiệm nước ngoài của nhà quản lý có mối quan hệ dương với định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp.

Mức độ lưu loát về ngoại ngữ: Theo Leonidou et al.,1998, thì thành thạo ngôn ngữ nước ngoài sẽ có mối quan hệ dương với quá trình phát triển xuất khẩu và định hướng xuất khẩu bởi vì kỹ năng đó có thể giúp hiểu được đối tác và thiết lập mối quan hệ kinh doanh với nước ngoài, cải tiến về tương tác và truyền đạt với khách hàng nước ngoài, hiểu được việc kinh doanh thực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố bên trong đến định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại thành phố cần thơ (Trang 31)