Thực trạng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố bên trong đến định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại thành phố cần thơ (Trang 56)

THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Theo thống kê của Sở Công Thương Tp. Cần Thơ, tính đến 6 tháng đầu năm 2013 thì trên địa bàn thành phố có 88 doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có 76 doanh nghiệp trong nước và 12 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thuộc các lĩnh vực khác nhau như giày - da nguyên liệu,dược - hóa chất, phân bón - thủ công mỹ nghệ - hàng khác, xuất khẩu hàng nông sản chế biến đóng hộp, may mặc, thủy sản, gạo, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và thủy sản. Trong khi đó, mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, nhưng trong giai đoạn 2010-2012 số lượng doanh nghiệp xuất khẩu trong thành phố vẫn duy trì ở mức tương đối ổn định (hình 3.6).

Đơn vị tính: DN 0 10 20 30 40 50 60 70 2010 2011 2012 65 65 68 9 10 11

DN trong nước DN có vốn đầu tư nước ngoài

Nguồn: Sở Công Thương Tp. Cần Thơ

Hình 3.6 Số lượng DN xuất khẩu Tp. Cần Thơ giai đoạn 2010-2012 Bên cạnh việc duy trì số lượng doanh nghiệp xuất khẩu, Cần Thơ vẫn duy trì cán cân thương mại dương trong giai đoạn 2010-2012. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm của thành phố đều tăng, đặc biệt là năm 2012 giá trị xuất khẩu hàng hóa tăng 1.292.001 triệu USD, trong khi từ năm 2010 đến 2011 kim ngạch nhập khẩu có xu hướng giảm nhưng lại tăng nhẹ lên từ năm 2012. Mặc dù xuất khẩu hàng hóa đều tăng, nhưng mức chênh lệch giữa giai đoạn 2011-2010 và 2012-2011 là khá lớn và giá trị xuất khẩu hàng hóa của giai đoạn 2012- 2011 thấp hơn so với giai đoạn 2011-2010 với tỷ lệ là 38,64%, đồng thời cuộc khủng hoảng kinh tế nên người tiêu dùng có xu hướng hạn chế chi tiêu, nên hàng hóa nhập khẩu của trong giai đoạn này giảm, nếu như giai đoạn 2011- 2010 chênh lệch nhập khẩu hành hóa ở mức là 1.310 triệu USD thì đến giai đoạn 2012-2011 lại - 91.369 triệu USD (bảng 3.1).

Bảng 3.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Tp. Cần Thơ giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: triệu USD

Chênh lệch 2011-2010 Chênh lệch 2012-2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%) Xuất khẩu 879.376 1.249.223 1.292.001 369.847 42,06 42.778 3,42 Nhập khẩu 376.968 378.278 286.909 1.310 0,35 -91.369 -24,15 Cán cân TM 502.408 870.945 1.005.092 368.537 73,35 134.147 15,40

Tuy nhiên, theo thống kê của Sở Công Thương Cần Thơ thì trong 6 tháng đầu năm 2013 kim gạch xuất khẩu của Cần Thơ đạt 552.428 triệu USD chỉ đạt 99,73% so với cùng kỳ năm 2012 và nhập khẩu đạt 147.569 triệuUSD tăng 9% so với cùng kỳ năm 2012 (6 tháng năm 2012 nhập khẩu đạt 134.277 triệu USD).

Như vậy, mặc dù trong giai đoạn 2010-2012 việc xuất nhập khẩu hàng hóa có nhiều biến động, nhưng Cần Thơ vẫn là thành phố xuất siêu, tuy xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2013 không tăng so với cùng kỳ nhưng vẫn duy trì ở mức tương đối nên chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng vào sự tăng trưởng và phát triển của thành phố trong tương lai.

Bên cạnh đó, nếu phân theo cấp quản lý doanh nghiệp thì giá trị hàng xuất khẩu được chia vào 3 cấp doanh nghiệp: doanh nghiệp thuộc thành phố (DN thuộc thành phố), doanh nghiệp thuộc Trung Ương (DN thuộc Trung Ương), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DN có vốn đầu tư nước ngoài). Trong đó, doanh nghiệp thuộc thành phố chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động xuất khẩu, kế đến là doanh nghiệp thuộc Trung Ương và cuối cùng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (hình 3.7).

Đơn vị tính: tỷ USD 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2010 2011 2012 665,54 924,54 948,44 184,76 248,94 262,66 7,14 7,69 130,65

DN thuộc thành phố DN thuộc Trung Ương DN có vốn đầu tư nước ngoài

Nguồn: Sở Công Thương Tp. Cần Thơ

Hình 3.7 Giá trị xuất khẩu của các DN phân theo cấp quản lý giai đoạn 2010-2012

Trong giai đoạn 2010-2012 tất cả các mặt hàng xuất khẩu của thành phố đều tăng, trong đó các mặt hàng gạo, tấm, thủy, hải sản và hàng may mặc chiếm tỷ trọng cao nhất, bởi đây không những là các mặt hàng thế mạnh của Cần Thơ mà còn của khu vực ĐBSCL và cả nước. Tuy nhiên, tốc độ tăng không đồng đều giữa các năm, mức chêch lệch lớn giữa giai đoạn 2010-2011

và giai đoạn 2011-2012. Nếu như giai đoạn 2010-2011 xuất khẩu gạo, tấm tăng 167,24 triệu USD với tỷ lệ là 65,09% nhưng đến giai đoạn 2011-2012 thì xuất khẩu gạo chỉ tăng 63,68 triệu USD chỉ tăng được 14,91%, rõ ràng khi so sánh mức tăng giữa hai giai đoạn thì có thể thấy mức xuất khẩu mặt hàng gạo, tấm đang giảm xuống. Bên cạnh đó, xuất khẩu các hàng may mặc, giày dép, các hàng hóa khác cũng tăng nhưng mức độ tăng cũng giảm xuống, cụ thể giai đoạn 2010-2011 thì hàng may mặc và giày dép tăng 49,47 triệu USD với tỷ lệ 114,81% so với 2010 nhưng đến giai đoạn 2011-2012 thì chỉ tăng 18,25 triệu USD chiếm 19,97%, các hàng hóa còn lại thì tăng được 29,47% trong giai đoạn 2010-2011 nhưng chỉ tăng 19,01% trong giai đoạn 2011-2012. Tuy nhiên, không giống với các mặt hàng trên mặt hàng thủy, hải sản trong giai đoạn 2010-2012 lại có xu hướng không ổn định, nếu như giai đoạn 2010-2011 thì xuất khẩu thủy, hải sản tăng 97,76 triệu USD thì lại giảm 85,48 triệu USD trong giai đoạn 2011-2012 (hình 3.8).

Đơn vị tính: triệu USD

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2010 2011 2012 256,93 421,17 487,85 391,18 488,88 403,4 43,09 92,56 110,81 188,17 243,62 289,94

Gạo, tấm Thủy, hải sản các loại Hàng may mặc, giày dép Các hàng hóa còn lại

Nguồn: Sở Công Thương Tp. Cần Thơ

Hình 3.8 Giá trị các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Tp. Cần Thơ giai đoạn 2010-2012

Nhìn chung trong giai đoạn 2010-2012 thì hoạt động xuất khẩu qua các năm của thành phố đều tăng ở mức khá, tuy nhiên mức độ tăng trong giai đoạn 2011-2012 thấp hơn so với giai đoạn 2010-2011, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thành phố là gạo, tấm, thủy, hải sản và các mặt hàng may mặc, cũng giống như xu thế xuất khẩu chung của thành phố, mức tăng của các mặt hàng này trong giai đoạn 2011-2012 đều thấp hơn giai đoạn 2010-2011. Bên cạnh đó, số lượng DN xuất khẩu của thành phố tương đối ổn định, thâm chí tăng vào 6 tháng đầu năm 2013, đây là dấu hiệu đáng mừng, tuy nhiên các cấp quản

lý cần có những chính sách hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp, đặc biệt là về vốn để giúp các doanh nghiệp có thể vượt qua tình hình khó khăn như hiện nay.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG ẢNH HƯỞNG ĐẾN

ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆPTẠI

THÀNH PHỐ CẦN THƠ

*KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU*

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố bên trong đến định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại thành phố cần thơ (Trang 56)