2.1.2.1 Khái niệm
Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005, doanh nghiệp được hiểu như sau: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực thiện các hoạt động kinh doanh”.
2.1.2.2 Các loại hình doanh nghiệp
a. Căn cứ vào hình thức pháp lý
Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2005 thì hình thức pháp lý của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm:
Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) là doanh nghiệp mà các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty (có không quá 50 thành viên). Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt.
Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung (gọi là thành viên hợp danh). Thành viên hợp doanh phải là cá nhân, và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài ra, trong công ty hợp danh còn có các thành viên góp vốn.
Theo điều 141 Luật doanh nghiệp 2005: “Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp, DNTN không được phát hành bất ký một loại chứng khoán nào, mỗi cá nhân chỉ được thành lập một DNTN”.
b. Căn cứ vào quy mô doanh nghiệp
Căn cứ theo quy mô vốn của doanh nghiệp, số lao động hoạt động thường xuyên, tổng tài sản, v.v.., có thể chia ra các DN siêu nhỏ, DN nhỏ, DN vừa và DN lớn. Trong Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ về việc trợ giúp phát triển DN nhỏ và vừa có qui định cụ thể việc phân chia DN nhỏ và vừa. Theo đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa được đinh nghĩa như sau:
Là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), được trình bày trong bảng bên dưới (bảng 2.1).
Bảng 2.1: Cách xác định DN nhỏ và vừa của Việt Nam
Nguồn: Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ