Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố bên trong đến định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại thành phố cần thơ (Trang 50)

3.1.3.1 Lao động

Trong giai đoạn 2009-2012 số lao động ở thành phố Cần Thơ không ngừng gia tăng, nếu như năm 2009 số lao động của toàn thành phố chỉ đạt 611 nghìn lao động thì đến năm 2010 số lao động đạt 617 nghìn lao động, năm 2011 là 623 nghìn lao động và đến năm 2012 số lao động đạt 664 nghìn lao động (hình 3.1). Như vậy, trong 4 năm từ năm 2009 đến 2012, số lao động của toàn thành phố tăng đáng kể (tăng 5,40%), đảm bào nguồn nhân lực dồi dào cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố.

Đơn vị tính: 1000 người 580 590 600 610 620 630 640 650 660 670 2009 2010 2011 2012 611 617 623 664

Nguồn: Niên giám thống kê, Cục thống kê Tp. Cần Thơ, 2012

Hình 3.1 Lao động Tp. Cần Thơ giai đoạn 2009-2012

3.1.3.2 Tổng giá trị GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế

Trong giai đoạn 2009-2012 tổng giá trị GDP của toàn thành phố tăng liên tục Cụ thể nếu như năm 2009 GDP đạt 36,95 nghìn tỷ VNĐ thì đến năm 2010 con số này tăng lên 29,03 nghìn tỷ đồng, và đạt 65,98 nghìn tỷ VNĐ vào năm 2012 (hình 3.2). Đơn vị tính: 1000 tỷ VNĐ 0 10 20 30 40 50 60 70 2009 2010 2011 2012 36,95 46,65 55,91 65,98

Nguồn: Niên giám thống kê, Cục thống kê Tp.Cần Thơ, 2012 Hình 3.2 Giá trị GDP Tp. Cần Thơ trong giai đoạn 2009-2012 Mặc dù tổng giá trị GDP tăng liên tục nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố trong giai đoạn này lại giảm, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 kéo dài cho đến nay. Nếu như năm 2010 tốc độ tăng trưởng đạt 26,19% thì năm 2011 chỉ đạt 19,88% giảm tới 6,31% và năm 2012 đạt

18,02% giảm 8,17% so với năm 2010 và 1,86% so với năm 2011. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy tốc độ giảm của năm 2011-2012 là 1,86% nhỏ hơn rất nhiều so với giai đoạn 2010-2011 là 8,17% đều này làm chúng ta có thể hy vọng vào sự phục hồi lại nền kinh tế của Tp. Cần Thơ (hình 3.3).

Đơn vị tính: phần trăm (%) 26,19 19,88 18,02 0 5 10 15 20 25 30 2010 2011 2012

Nguồn: Niên giám thống kê, Cục thống kê Tp. Cần Thơ, 2012

Hình 3.3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010-2012

Trong khi đó, tỷ trọng đóng góp vào GDP của các khu vực kinh tế ở Cần Thơ cũng theo xu hướng công nghiệp hóa chung của cả nước. Có sự chuyển dịch theo khuynh hướng giảm dần ở khu vực Nông-Lâm-Ngư nghiệp và tăng dần ở khu vực Công nghiệp-Xây dựng và Thương mại-Dịch vụ. Tuy năm 2011 có sự gia tăng tỷ trọng của khu vực Nông-Lâm-Ngư nghiệp nhưng mức tăng rất nhỏ, chỉ đạt 0,41%. Bên cạnh đó, khu vực Công nghiệp-Xây dựng cũng có xu hướng giảm và giai đoạn 2009-2011, và tăng ở khu vực Thương mại-Dịch vụ. Điều này cho thấy Cần Thơ đang dần tiến tới xây dựng một thành phố công nghiệp, theo hướng hiện đại hóa (hình 3.4).

Đơn vị tính: % 0 20 40 60 80 100 2009 2010 2011 2012 12,97 10,55 10,96 10,69 42,58 44,39 33,49 39,51 44,45 45,06 55,55 49,80

Nông lâm-Thủy sản Công nghiệp-Xây dựng Dịch vụ

Nguồn: Niên giám thống kê, Cục thống kê Tp. Cần Thơ, 2012

Hình 3.4 Cơ cấu đóng góp GDP theo khu vực kinh tế giai đoạn 2009-2012

3.1.3.3 Thu nhập bình quân đầu người

Nhờ vào các chính sách phát triển kinh tế của thành phố, đời sống của người dân dần được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người trên mỗi tháng của thành phố Cần Thơ liên tục tăng trong những năm gần đây. Nếu như năm 2004 thu nhập bình quân mối tháng của một người chỉ đạt 0,53 triệu VNĐ thì năm 2006 đã đạt 0,78 triệu VNĐ và tăng đột biến trong giai đoạn 2010-2012. Trong giai đoạn 2010-2012, thu nhập bình quân mỗi tháng của người dân ở Cần Thơ đều tăng mạnh qua các năm, năm 2011 thu nhập bình quân tăng 23,38% so với năm 2010 và năm 2012 đạt 2,36 triệu VNĐ tăng 24,21% so với năm 2011 (hình 3.5). Đơn vị tính: triệu VNĐ 0 0.5 1 1.5 2 2.5 2010 2011 2012 1,54 1,9 2,36

Nguồn: Niên giám thống kê, Cục Thống kê Tp. Cần Thơ,2012

3.1.3.4 Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng của thành phố Cần Thơ nhìn chung tương đối phát triển. Tuy nhiên, cần phải chú trọng việc nâng cấp, xây mới đặc biệt là hệ thống giao thông để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho sự phát triển của thành phố.

a. Giao thông vận tải

Cần Thơ cách Vĩnh Long 34 km, Long Xuyên 62 km, Sóc Trăng 63km, Mỹ Tho 104 km, Rạch giá 116 km, Châu Đốc 117 km, thành phố Hồ Chí Minh 169 km và Cà Mau 179 km.

 Hệ thống giao thông đường bộ: Toàn thành phố có 2.762,84 km đường. Trong đó có 123,715 km quốc lộ, 183,85 km đường tỉnh, 332,87 km đường huyện, 153,33 km đường đô thị, 1.969,075 km đường ấp, xã, khu phố. Với 3,98% mặt đường bê tông nóng, 26,26% nhựa, 27,74% rải đá, 17,44% cấp phối, còn lại là đường đất phần lớn sử dụngcho người đi bộ và xe 2 bánh với quy mô và tải trọng nhỏ. Các tuyến đường lớn chạy qua thành phố là quốc lộ 1A, quốc lộ 91 đi An Giang, quốc lộ 80 đi Kiên Giang.

 Hệ thống giao thông đường thủy: Mạng lưới giao thông đường thủy trên địa bàn có tổng chiều dài 1.157 km, trong đó có khoảng 619 km có khả năng vận tải cho loại phương tiện trọng tải từ 30 tấn trở lên (độ sâu trung bình >2,5m).

Gồm 6 tuyến do Trung ương quản lý (sông Hậu, sông Cần Thơ, kênh Cái Sắn, kênh Thị Đội, rạch Ô Môn, kênh Xà No) với tổng chiều dài 132,88 km, đảm bảo cho phương tiện trọng tải từ 100 - 250 tấn hoạt động. Bốn tuyến đường sông do thành phố quản lý là: kênh Thốt Nốt, kênh Bà Đầm, rạch Cầu Nhiếm, rạch Ba Láng với tổng chiều dài 81,45 km, đảm bảo cho phương tiện trọng tải từ 30 - 50 tấn hoạt động. Các tuyến đường sông do quận, huyện quản lý gồm 40 tuyến với tổng chiều dài 405,05 km, đảm bảo cho phương tiện trọng tải từ 15 - 60 tấn hoạt động.

Cần thơ là trung tâm giao thông thủy bộ của cả vùng Nam bộ, nối liền với Campuchia. Thành phố có cảng biển quốc tế Cái Cui có khả năng tiếp nhận tàu trên 10.000 tấn.

 Giao thông hàng không: Sân bay Cần Thơ là sân bay lớn nhất khu vực ĐBSCL, đã chính thức đi vào hoạt động khai thác thương mại các tuyến quốc nội từ ngày 03 tháng 01 năm 2009 và mở các tuyến bay quốc tế vào cuối năm 2010.

b. Hệ thống các công trình phục vụ giao thông

Cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu khởi công vào năm 2004 và đã hoàn thành và đưa vào sử dụ ̣ng năm 2010, nó có ý nghĩa quan trọng đối với Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung.

Ngoài ra, còn có hệ thống cảng phục vụ lưu thông hàng hóa trong và ngoài nước, gồm:

 Cảng Cần Thơ: Đây là cảng đầu mối thương mại hàng hải chính của ĐBSCL, nằm trên bờ phải sông Hậu, cách TP. Cần Thơ 8 km về phía thượng lưu.

 Cảng Trà Nóc có 3 kho chứa lớn với dung lượng 40.000 tấn, khối lượng hàng hóa thông qua cảng có thể đạt 200.000 tấn/năm, nằm phía bờ phải sông Hậu, cách trung tâm TP.Cần Thơ 10 – 15 km.

 Cảng Cái Cui nằm trên bờ phải sông Hậu, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 10 km và cầu Cần Thơ khoảng 5 km thuộc Quận Cái Răng, giáp ranh tỉnh Hậu Giang. Khi thực hiện xong dự án nạo vét và xây dựng hệ thống đê tại cửa biển Quan Chánh Bố, Cảng Cái Cui sẽ là Cảng biển quốc tế tại thành phố Cần Thơ.

-Nhìn chung, hệ thống giao thông và công trình phục vụ giao thông đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại thời điểm hiện nay.

c. Hệ thống cung cấp điện

Hiện nay, hệ thống cấp điện của thành phố Cần Thơ chủ yếu được cấp từ nguồn điện lưới quốc gia (qua đường dây 220 KV Cai Lậy - Trà Nóc và Cai Lậy - Rạch Giá) và nhà máy nhiệt điện Trà Nóc (tổng công suất 193,5 MW) cung cấp điện cho thành phố qua đường dây 110 KV và 6 trạm biến áp. Ngoài nguồn cung cấp trên, Cần Thơ xây dựng dự án Trung tâm điện lực Ô Môn với tổng công suất cho 4 nhà máy 2.800 MW dự kiến hoàn thành vào năm 2013. Trong đó, tổ máy số 1 - nhà máy Ô Môn 1 đã đưa vào vận hành vào năm 2009.

d. Cấp thoát nước

 Cấp nước: Toàn thành phố hiện có 11 nhà máy cấp nước với tổng công suất 109.500 m3/ngày đêm. Phần lớn trung tâm các xã đều có hệ thống cấp nước từ 10-20 m3/giờ và các cụm dân cư lớn 50-100 hộ có hệ thống nối mạng cấp nước sạch.

 Thoát nước: Hiện nay, hệ thống thoát nước của thành phố chỉ tập trung chủ yếu tại các phường trung tâm của quận Ninh Kiều, vừa thoát nước mưa, vừa thoát nước thải sinh hoạt. Tổng chiều dài hệ thống thoát nước là 23.509 m, đường cống đường kính 300-1.200 mm. Nhìn chung, hệ thống thoát nước trên địa bàn nội thị còn kém và đang xuống cấp, hệ thống thoát nước tại các trung tâm thị trấn không đủ năng lực tải. Vì thế mỗi khi có mưa lớn hay khi mùa lũ thì hệ thống giao thông đường bộ trên thành phố hầu hết đề bị ngập lục gây khó khăn trong sự đi lại của người dân.

e. Thông tin liên lạc

Hệ thống Bưu chính - Viễn thông của thành phố Cần Thơ được trang bị hiện đại, công nghệ cao, chất lượng đồng bộ, nối mạng hoàn chỉnh đến tất cả các tỉnh, thành trong nước và quốc tế.

 Về Bưu chính: có 35 bưu cục, 48 điểm bưu điện văn hóa xã và 216 đại lý bưu điện, điểm giao dịch chuyển phát thuộc 25 doanh nghiệp đóng trên địa bàn, trong đó có 01 doanh nghiệp nhà nước và hơn 24 doanh nghiệp tư nhân đóng trên địa bàn đảm nhận, có hệ thống ổn định.

 Mạng lưới Viễn thông: Được hiện đại hóa, chất lượng đồng bộ, nhiều loại hình dịch vụ hiện đại được triển khai, chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thông tin liên lạc của vùng. Trong số các doanh nghiệp đang tham gia hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, Internet trên địa bàn thì có 3 doanh nghiệp đang dẫn đầu hoạt động này là Vinaphone, Viettel, Mobifone. Công nghiệp thông tin có những chuyển biến mới, ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc theo hướng số hóa và hiện có khoảng 150 doanh nghiệp hoạt động, song song đó có 5 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ phần mềm và nội dung số.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố bên trong đến định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại thành phố cần thơ (Trang 50)