Thứ nhất, hỗ trợ về vốn vay cho các doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp có tiềm năng xuất khẩu, muốn thúc đẩy xuất khẩu thì cần vốn để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào công nghệ máy móc, nâng cao chất lượng sản phẩm, và để đầu tư cho nghiên cứu mở rộng thị trường, cho công tác xúc tiến và quảng bá sản phẩm, hình ảnh của công ty. Như vậy, vốn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định xuất khẩu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nguồn vốn tự có của doanh nghiệp lại có hạn nên doanh nghiệp cần được hỗ trợ từ nguồn vốn bên ngoài để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình. Mặc dù quy mô doanh nghiệp (số lượng nhân viên) không tác động đến định hướng xuất khẩu, nhưng theo ý kiến của một số nhà quản lý, doanh nghiệp họ không thể thực hiện hoạt động xuất khẩu vì thiếu vốn mở rộng sản lượng sản xuất. Đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất gạo, bởi theo của Nghị định 109 Chính phủ về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, doanh nghiệp muốn kinh doanh xuất khẩu gạo phải có ít nhất một kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 (năm nghìn) tấn thóc, có ít nhất một cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Bên cạnh đó, kho chứa, cơ sở xay, xát phải thuộc sở hữu của thương nhân và phải nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có gạo hàng hóa xuất khẩu hoặc có cảng biển quốc tế có hoạt động xuất khẩu gạo. Quy định này đã gây rất khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất gạo có quy mô vừa và nhỏ, với nguồn vốn hạn chế của mình, họ không thể đáp ứng được quy đinh, vì thế bắt buột phải trở thành nhà cung ứng cho các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn khác.
Thứ hai, tăng cường các hoạt động về xúc tiến thương mại.
Trung tâm hội chợ Triễn lãm quốc tế thành phố Cần Thơ tổ chức (EFC) cần thường xuyên tổ chức các hoạt động triễn lãm hàng hóa cho các doanh nghiệp tại Cần Thơ. Ngoài ra các tổ chức Hiệp hội lương thực Việt Nam nên cập nhật thông tin về các vấn đề xuất khẩu gạo nhiều hơn, đồng thời cũng nên có những đánh giá, những ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực lúa gạo, để doanh nghiệp có thể có cái nhìn bao quát hơn về hoạt động xuất khẩu gạo qua các thị trường và đâu là thị trường mà các doanh nghiệp nên nhắm tới, và nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng tại trường đó về mặt hàng gạo.
Bên cạnh đó, Ủy ban thành phố Cần Thơ liên kết với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, thành lập quỹ xúc tiến thương mại, dùng để hỗ trợ chi phí cho EFC tổ chức các hoạt động hội trợ, triễn lãm quốc tế, tạo cầu nối cho các doanh nghiệp tiếp cận thông tin thị trường quốc tế để định hướng xuất khẩu thật sự trở thành hoạt động kinh doanh quốc tế.
Thứ ba, thành lập Quỹ hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp Cần Thơ. Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ cùng các cơ quan ban ngành trong lĩnh vực xuất khẩu nên thành lập Quỹ hỗ trợ xuất khẩu cho doanh nghiệp. Mục tiêu chính của Quỹ hỗ trợ xuất khẩu là trợ giúp các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển xuất khẩu nhưng không có điều kiện tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng do không có tài sản thế chấp. Quỹ hỗ trợ xuất khẩu sẽ đứng ra bảo lãnh các khoản vay, cung cấp các khoản tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu để các doanh nghiệp đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu của họ.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Xuất khẩu là hoạt động ngoại thương đầu tiên giữa các quốc gia trên thế giới nhằm khai thác lợi thế của mình với các quốc gia khác. Trải qua nhiều năm đến nay xuất khẩu vẫn chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động ngoại thương của mỗi quốc gia. Đây cũng chính là hình thức xâm nhập thị trường nước ngoài ít rủi ro và chi phí thấp nhất. Với các nước có trình độ kinh tế thấp như các nước đang phát triển như Việt Nam thì hoạt động xuất khẩu đóng vai trò rất lớn đối với nền kinh tế và đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu.
Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thì song song đó là cạnh tranh khóc liệt giữa các doanh nghiệp, thị trường tiêu dùng ngày càng co hẹp lại nên xuất khẩu được xem là chiến lược lâu dài duy trì sự ổn định và khai thác được cơ hội từ bên ngoài. Tuy nhiên, một doanh nghiệp chỉ thực hiện xuất khẩu trong tương lai thì trước hết cần định hướng cho mình thị trường mục tiêu, sản phẩm mà doanh nghiệp có ý định xuất khẩu, v..v. Mặc dù vẫn còn chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng qua khảo sát cho thấy, định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp Cần Thơ trong thời gian tới rất cao, tuy nhiên chỉ tập trung vào các DN xuất khẩu (chủ yếu là xuất khẩu gạo và nông sản) còn các doanh nghiệp chưa xuất khẩu thì tỷ lệ này rất thấp. Nghiên cứu cũng chỉ ra càng hiểu biết thị trường nước ngoài thì nhà quản lý càng có khuynh hướng xuất khẩu, đồng thời mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực xuất khẩu, nhận thức lợi ích của hoạt động xuất khẩu của nhà quản lý doanh nghiệp có tác động tích cực đến định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp.
Mặt khác quy mô của doanh nghiệp dựa trên số lượng nhân viên của doanh nghiệp và mức độ đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, khả năng thông thạo ngoại ngữ, trình độ của nhà quản lý không ảnh hưởng gì đến định hướng xuất khẩu của họ. Tuy nhiên, theo khảo sát các ý kiến của các nhà quản lý doanh nghiệp thì thiếu vốn là một trong những nguyên nhân dẫn đến họ không xuất khẩu mặc dù sản phẩm sản xuất là phù hợp cho hoạt động này. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt giữa các DN không xuất khẩu nhưng có ý định xuất khẩu và DN không xuất khẩu và cũng không có ý định xuất khẩu là do tác động mạnh mẽ của mức độ hiểu biết thị trường xuất khẩu, mối quan hệ cá nhân, nhận thúc lợi ích về hoạt động xuất khẩu của nhà quản lý.
Ngoài ra, các DN phần lớn xuất khẩu tại các thị trường truyền thống như Châu Á, Châu Phi, Mỹ, thị trường Trung Đông thì rất thấp, với các hình thức xuất khẩu khác nhau từ trực tiếp đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, gián tiếp đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và cả hai hình thức trên. Sản phẩm xuất khẩu cũng khá quen thuộc đó là các mặt hàng đặc trưng của ĐBSCL là gạo, thủy sản, trái cây và một số mặt hàng khác.
6.2 KIẾN NGHỊ
Qua những phân tích trên, tác giả có một số kiến nghị như sau:
Đối với các hiệp hội, các tổ chức có liên quan như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ và Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ nên: Thường xuyên mở các buổi hội chợ, triễn lãm quốc tế cho các doanh nghiêp. Đồng thời tổ chức các cuộc hội thảo dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu và tiềm năng xuất khẩu định kỳ 2 lần/năm để nắm được những vướng mắc, những khó khăn của doanh nghiệp xuất khẩu trong quá tình hoạt động, cũng như các doanh nghiệp có xu hướng xuất khẩu. Từ đó, có những giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trong các hoạt động như khảo sát thị trường từ những văn phòng đại diện sẵn có, khảo sát những thị trường tiềm năng mới, nhu cầu về sản phẩm, những quy định của Chính phủ Việt Nam về hoạt động xuất khẩu cũng như quy định của thị trường nước ngoài về các tiêu chuẩn chất lượng, v...v. Bên cạnh đó, cung cấp cho các doanh nghiệp một số sách báo, nguồn thông tin đáng tin cậy về các hoạt động xuất khẩu trên thị trường quốc tế, để cho các doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động xuất khẩu.
Đối với DN: cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các DN. Thương trường như chiến trường, mỗi doanh nghiệp là một đối thủ của các DN khác trong cùng một lĩnh vực sản xuất và thương mại. Tuy nhiên, nếu mỗi DN cùng nhau hợp tác, cùng chia sẽ những khó khăn trong sản xuất, cũng như trong hoạt động xuất khẩu thì đó là giải pháp tốt nhất để doanh nghiệp mình có thể phát triển, cũng như có thêm một đối tác, một người bạn để cùng nhau có thể cạnh tranh với các công ty, các doanh nghiệp nước ngoài một cách tốt nhất trong thời điểm hiện nay.
Đối với các nhà nghiên cứu: Đây là một đề tài mới nên việc thực hiện đề tài không thể không có những sai sót, vì thế tác giả đưa ra những điểm hạn chế sau để các nhà nghiên cứu khác có ý định nghiên cứu những vấn đề liên quan sẽ tốt hơn.
+ Thứ nhất: Cỡ mẫu của nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp tại thành phố Cần Thơ, nên việc tiếp cận còn rất khó khăn số quan sát còn rất hạn chế chỉ đạt 67 quan
sát, vì thế mức độ chính xác chưa cao, các nhà nghiên cứu khác cần khắc phục vấn đề này.
+ Thứ hai, tập trung vào các doanh nghiệp sản xuất gạo, thủy sản.
Qua khảo sát tác giả nhận thấy hầu hết các doanh nghiệp ở Cần Thơ có ý định xuất khẩu đều là các doanh nghiệp sản xuất gạo, thủy sản, một số ít là các mặt hàng trái cây, vì thế các nhà nghiên cứu tiếp theo nên chỉ tập trung vào các doanh nghiệp sản xuất gạo, thủy sản, hoặc cả hai, không nên nghiên cứu dàn trải các doanh nghiệp ở tất cả các lĩnh vực, vì đây là hai mặt hàng chủ lực của thành phố, như thế sẽ có biện pháp cụ thể hơn cho các doanh nghiệp.
+ Thứ ba: Yếu tố sản phẩm.
Như đã trình bày ở trên, khảo sát cho thấy các DN xuất khẩu hay không, rất tùy thuộc vào mặt hàng họ sản xuất, hầu hết các DN tại thành phố Cần Thơ sản xuất gạo, thủy sản đều có ý định xuất khẩu, vì thế có thể thấy yếu tố sản phẩm sản xuất của DN cũng có tác động đến định hướng xuất khẩu của DN đó, đây là một yếu tố mà nghiên cứu này chưa quan tâm nên các nhà nghiên cứu khác nên chú ý đến vấn đề này.
+ Cuối cùng: Yếu tố công nghệ.
Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ nhìn vào lý thuyết của các nghiên cứu trước ở nước ngoài, mà quên đi thực tế của các doanh nghiệp tại thành phố, nên đã đưa biến đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đây là yếu tố không phù hợp cũng như không tác động đến định hướng xuất khẩu của các DN tại thành phố Cần Thơ, bởi hầu hết các DN đều có quy mô nhỏ và vừa, nguồn vốn hạn chế, nên không thể nào đầu tư vào hoạt động này. Ngoài ra, mặt hàng sản xuất chủ yếu ở Cần Thơ là gạo, nên DN cần quan tâm đến chất lượng của sản phẩm, bởi chất lượng là một trong các yếu tố quan trọng tạo lên ưu thế cạnh tranh của sản phẩm, cũng như lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, các doanh nghiệp xuất khẩu muốn thúc đẩy xuất khẩu thì phải tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với các sản phẩm của các nước khác trên thế giới. Vì thế, các nhà nghiên cứu sau nên đo lường yếu tố công nghệ tác động đến định hướng xuất khẩu bằng việc đầu tư vào công nghệ, máy móc của doanh nghiệp, cụ thể nên xác định bằng số năm DN mua các máy móc sử dụng cho hoạt động sản xuất của mình.
PHỤ LỤC 1
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt:
1. Cục Thống kê thành phố Cần Thơ, 2012. Niên giám thống kê 2012. Cần Thơ: Nhà xuất bản Thống kê.
2. Danh bạ doanh nghiệp ĐBSCL-Mekong Business Directory 2011-2012. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ-Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI).
3. Nguyễn Quốc Nghi, 2013. Ứng dụng SPSS-Stata trong nghiên cứu kinh tế. Đại học Cần Thơ.
4. Nguyễn Thị Hồng Ngọc, 2012. Đánh giá ảnh hưởng của van hóa quốc tế đến kết quả đàm phán của các doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ, Đại học. Đại học Cần Thơ.
5. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), “Luật Doanh nghiệp”.
Tài liệu tham khảo nước ngoài:
1. Bruce Mtigwe, 2006. Theoretical milestones in international business: The journey to international entrepreneurship theory. Journal International Entrepreneurial, 4:5-25.
2. Cui Yu, Ting Zhang, 2010. Internal factors affecting the organizational internationalization process: Evidence from Huawei case study, Master. Univerisity of Halmstad School of Business and Engineering Master International Marketing.
3. D.A Williams, 2011. Impact of Firm size and age on the Export behaviour of Small loclly owned firm’s: Fresh insight. Journal International Entrepreneurial, 9:152-174.
4. Eldrede Tinashe Kahiya, 2013. Export Barriers and Path to Internationalization: A Compatison of Conventional Enterprises and International New Venture. Journal International Entrepreneurial, 11:3-29. 5. F. Antoldi et al, 2011. International of Small and Medium Sized Enterprises. In: F.Antoldi, ed.2008. Export Consortia in Developing Countries.
6. Francisco José Acedo-Juan Florin, 2006. An entrepreneurial cognition perspective on the internationalization of SMEs. Journal International Entrepreneurial, 4:49-67.
7. Hernan ‘Banjo’ Roxas, Doren Chadee, 2011. A Resource Based View of Small Export Firms’social Capital in a Southeast Asian Country. Asian Academy of Management Journal, 2:1-28.
8. Igor Filatotchev, et al, 2008. The Export Orientation and Export Performance of High-Technology SMEs in Emerging Markets:The Effects of Knowledge Transfer by Returee Entrepreneurs, Journal International Entrepreneurial, 3:February-2012.
9. Ísmail Senturk và Cumhur Erdem, 2008. Determinants of Export Propensity and Intensity of SMEs in Developing countries: An Empirical Analysis of Turkish Firms, The Empirical Economic Letters.
10. Ksenja Pušnik, 2010. Level from technical and cost efficiency to exporting: firm data from Slovenia. Economics and Business Review, 1:1-28. 11. Lutz Somme, Manuel Haug, 2011. The Theory of Planned Behaviour and the Impact of Past Behaviour. International Business & Economics Research Journal, 1:January 2011.
12. Michela C. Mson, 2008. Small Business Entrepreneurship and Internal Determinants of International Behaviour. Bussiness and Economics.
13. M.R. Evald , K. Klyver, P.R. Christensen, 2011. The Effect of Human capital, Social capital and Perceptual values on nascent Entrepreneur’s Export intentions. Journal International Entrepreneurial, 9:1-19.
14. Sonia M.Suarez-Ortega, Francisca R.Axzslamo-Vera, 2005.
SMES’internationalization: Firms and Managerial Factors. International Journal of Entrepreneurial Behavior and Research, 4:258-279.
15. Zizah Che Senik, Rosmah Mat Isa, Brenda Scotta-Ladd, Lanny Entrekin, 2010. Influential Factor for SME internationalization: Evidence from Malaysia. International Journal of Economics and Management, 42: 285-304. 16. W. Naudé-Stephanié Rossouw, 2010. Early international entrepreneurship in China: Extent and determinants. Journal International Entrepreneurial, 8:87-111.
Các website:
1. Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia:
http://dangkykinhdoanh.gov.vn/vi-vn/home.aspx
2. Sở Công thương thành phố Cần Thơ: http://congthuongcantho.gov.vn/
3. Valuebasedmanagement.net, Summary of the Resource Based View of the Firm:
http://www.valuebasedmanagement.net/methods_barney_resource_based_vie w_firm.html
PHỤ LỤC 2
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP CẦN THƠ
Xin chào Anh (Chị), chúng tôi là sinh viên trường Đại Học Cần Thơ, chúng tôi đang thực hiện đề tài “ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP CẦN THƠ”. Rất mong Anh (Chị) dành khoảng 10 phút để giúp chúng tôi hoàn thành bảng câu hỏi dưới đây. Rất cảm ơn sự hợp tác của Anh (Chị) và hãy yên tâm rằng mọi câu trả lời của Anh (Chị) sẽ được giữ bí mật tuyệt đối.
THÔNG TIN CHUNG
1. Tên doanh nghiệp...
2. Địa chỉ:... 3. Họ tên đáp viên………Giới tính: 1. Nam 0. Nữ
4. Chức vụ (xin ghi rõ):………Năm sinh:………
5. Số điện thoại:………
PHẦN NỘI DUNG
1. Loại hình của Doanh nghiệp hiện nay là:
1. Doanh nghiệp nhà nước 2. Doanh nghiệp tư nhân
3. Doanh nghiệp cổ phần 4. Công ty TNHH
5. Công ty hợp danh 6. Khác:………
2. Hiện nay Doanh nghiệp Anh (Chị) có xuất khẩu không?
1. Có 0. Không
3. Anh (Chị) vui lòng cho biết Doanh nghiệp Anh (Chị) có ý định sẽ xuất
khẩu/mở rộng hoạt động xuất khẩu trong tương lai không?