Khái quát về doanh nghiệp được phỏng vấn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố bên trong đến định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại thành phố cần thơ (Trang 61)

4.1.1 Đặc điểm của doanh nghiệp được phỏng vấn

Qua quá trình phỏng vấn thì số quan sát sử dụng cho đề tài này là 67 quan sát. Trong đó, doanh nghiệp xuất khẩu chiếm tỷ lệ là 50,70%, còn lại là doanh nghiệp không xuất khẩu với tỷ lệ là 49,30%.

DN xuất khẩu, 50,70% DN không xuất khẩu, 49,30%

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2013

Hình 4.1 Số lượng doanh nghiệp phỏng vấn tại Tp. Cần Thơ

4.1.1.1 Loại hình của doanh nghiệp

a. Dựa trên loại hình doanh nghiệp

Qua kết quả khảo sát cho thấy, loại hình của các doanh nghiệp ở thành phố Cần Thơ rất đa dạng, tuy nhiên tập trung chủ yếu ở loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH) chiếm 37,30% và doanh nghiệp cổ phần (DN cổ phần) chiếm 29,90%, doanh nghiệp tư nhân (DN tư nhân) chiếm 22,40%, còn lại là doanh nghiệp khác (DN khác) chiếm 10,40% (Hộ gia đình và các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài).

Công ty TNHH 37,30% DN khác 10,40% DN tư nhân 22,40% DN cổ phần 29,90%

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2013

b. Dựa trên quy mô của doanh nghiệp

Dựa trên số lượng lao động thường xuyên của các doanh nghiệp tính đến thời điểm phỏng vấn, kết quả khảo sát quy mô của các DN ở Cần thơ tập trung chủ yếu ở 3 dạng chính (hình 4.3). 0 10 20 30 40 50 DN lớn DN nhỏ và vừa DN siêu nhỏ 31,30% 46,30% 22,40%

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2013

Hình 4.3 Quy mô doanh nghiệp

Trong tổng số 67 mẫu quan sát thì có doanh nghiệp siêu nhỏ (DN siêu nhỏ) chiếm tỷ lệ là 22,40%, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DN nhỏ và vừa) chiếm 46,30%, còn lại là doanh nghiệp có quy mô lớn (DN lớn) với tỷ lệ là 31,30 %.

4.1.1.2 Phân bố doanh nghiệp phỏng vấn

Thành phố Cần Thơ được chia làm 9 đơn vị hành chính, gồm 5 quận và 4 huyện, nên việc phỏng vấn các doanh nghiệp đã dàn trải hầu hết các địa bàn của thành phố. Tuy nhiên do các doanh nghiệp phân bố không đồng đều chủ yếu tập trung ở trung tâm thành phố là Quận Ninh Kiều và các khu công nghiệp như Trà Nóc (quân Ô Môn), khu công nghiệp Thốt Nốt (quận Thốt Nốt) (bảng 4.1).

Bảng 4.1: Phân bố doanh nghiệp được phỏng vấn theo đơn vị hành chính

STT TÊN QUẬN, HUYỆN TẦN SUẤT TỶ LỆ (%)

1 Quận Ninh Kiều 28 41,79

2 Quận Bình Thủy 1 1,49

3 Quận Cái Răng 7 10,45

4 Quận Ô Môn 12 17,91

5 Quận Thốt Nốt 7 10,45

6 Huyện Phong Điền 11 16,42

7 Huyện Cờ Đỏ 1 1,49

8 Huyện Thới Lai 0 0,00

9 Huyện Vĩnh Thạnh 0 0,00

TỔNG 67 100,00

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2013

4.1.2. Đặc điểm đối tượng phỏng vấn

Trong tổng số 67 đáp viên thì có 50 đáp viên nam chiếm tỷ lệ 74,60% và 17 đáp viên nữ với tỷ lệ là 25,37% với độ tuổi trung bình 43 tuổi đối với nam và 37 tuổi đối với nữ. Bên cạnh đó, tỷ lệ trình độ phân theo giới tính giữa các cấp bậc cũng khác nhau giữa các đáp viên Nam và Nữ. Trong đó, trình độ Đại học chiếm tỷ lệ cao nhất 44,78% với nam và 16,42% đối với nữ, còn lại phân bổ cho các cấp bậc khác (hình 4.2).

Bảng 4.2: Đặc điểm của đối tượng phỏng vấn phân theo giới tính

Đặc điểm Nam Nữ 1. Giới tính - Tỷ lệ (%) 74,60 25,37 2. Tuổi - Trung bình 43 37 - Lớn nhất 63 54 - Nhỏ nhất 24 28 3. Tỷ lệ trình độ (%)

- Trung học phổ thông trở xuống 10,45 2,99

- Trung học chuyên nghiệp 8,96 4,47

- Cao đẳng 5,97 1,49

- Đại học 44,78 16,42

- Trên đại học 4,47 0,00

4.2 THỰC TRẠNG ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH

NGHIỆP TẠI ĐỊA BÀN TP. CẦN THƠ.

Qua khảo sát cho thấy, trong tổng số 67 doanh nghiệp được phỏng vấn thì có 23 doanh nghiệp không có ý định xuất khẩu chiếm tỷ lệ 34,30%, còn lại là 65,70% doanh nghiệp có ý định xuất khẩu trong thời gian tới với 44 doanh nghiệp (hình 4.4). DN có ý định XK 65,70% DN không có ý định XK 34,30%

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2013

Hình 4.4 Định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại Tp. Cần Thơ. Tuy định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp cao nhưng chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp xuất khẩu còn số lượng doanh nghiệp chưa từng xuất khẩu muốn trở thành nhà xuất khẩu còn thấp. Cụ thể, trong 44 doanh nghiệp có ý định xuất khẩu thì có 34 doanh nghiệp xuất khẩu muốn mở rộng hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới và 10 doanh nghiệp có định hướng trở thành nhà xuất khẩu trong tương lai.

4.1.2.1 Hình thức xuất khẩu

Các doanh nghiệp có định hướng xuất khẩu đã lựa chọn nhiều hình thức xuất khẩu khác nhau, trong đó 68,20% doanh nghiệp chọn hình thức xuất khẩu trực tiếp, 25,00% chọn hình thức xuất khẩu gián tiếp (thông qua danh nghĩa công ty nội địa khác, trung gian hoặc ủy thác xuất khẩu), 6,80% còn lại lựa chọn cả hai hình thức xuất khẩu trên (hình 4.5).

68,20% 25,00%

6,80%

Trực tiếp Gián tiếp Trực tiếp và Gián tiếp

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2013

Hình 4.5 Hình thức xuất khẩu của các doanh nghiệp

Phân tích tần số cũng cho thấy rằng phần lớn các doanh nghiệp vừa và lớn có quy mô từ 51 lao động trở lên chọn hình thức xuất khẩu trực tiếp chiếm 29 doanh nghiệp với tỷ lệ là 68,20% (các doanh nghiệp này đa phần các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và các mặt hàng nông sản). Các doanh nghiệp này thường có những điều kiện về vốn và nhân sự cùng với kinh nghiệm xuất khẩu của mình nên lựa chọn hình thức xuất khẩu này để có thể chủ động hơn trong hoạt động thương mại quốc tế. Còn lại là các doanh nghiệp siêu nhỏ và một số ở doanh nghiệp nhỏ cũng đã lựa chọn hình thức xuất khẩu trực tiếp, vì các doanh nghiệp này chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể với sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nông sản khác (trái cây) sang nước láng giềng là Campuchia.

Hình thức các xuất khẩu gián tiếp phần lớn được các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ đến vừa chọn lựa với tỷ lệ là 25,00%, các doanh nghiệp này có quy mô từ 1-50 lao động, đây là các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn với sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là gạo, tuy nhiên họ chưa có thương hiệu trên thị trường cũng như việc sử dụng công nghệ thông tin để quảng bá cho doanh nghiệp còn rất hạn chế nên họ xuất khẩu thông qua doanh nghĩa công ty nội địa khác hoặc ủy thác xuất khẩu. Đồng thời, với kiến thức xuất khẩu còn hạn chế nên các nhà quản lý của các doanh nghiệp này thường ngại phải đương đầu với những rắc rối như xuất khẩu trực tiếp vì thế xuất khẩu gián tiếp đã được họ chọn như một giải pháp an toàn và ít rủi ro.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp lựa chọn việc xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp đối với những thị trường mới, những thị trường họ không am hiểu và chưa có kinh nghiệm xuất khẩu tại thị trường nhằm giảm thiểu rủi ro nhưng đối với các thị trường truyền thống thị họ chọn hình thức trực tiếp với tỷ lệ là 6,80%.

4.1.2.2 Mặt hàng dự định xuất khẩu

Các mặt hàng dự định xuất khẩu của các doanh nghiệp không khác gì nhiều so với trước, là nơi có nền nông nghiệp phát triển với thế mạnh là nông

sản đặc biệt là gạo, trái cây, song song đó các mặt hàng thủy sản cũn là lợi thế. Hầu hết các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp tại Cần Thơ là gạo với tỷ trọng cao nhất (49,27%,), kế tiếp là thủy sản (18,84%), nông sản khác gồm các loại trái cây (2,90%), còn lại là các mặt hàng khác bao gồm các mặt hàng may mặc, phân bón, thực phẩm đóng hộp (28,99%) (hình 4.6). 0 10 20 30 40 50 Gạo Thủy sản Nông sản khác Các mặt hàng khác 49,27% 18,84% 2,90% 28,99% %

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2013

Hình 4.6 Mặt hàng dự định xuất khẩu của các doanh nghiệp

4.1.2.3 Thị trường dự định xuất khẩu

Thị trường mà các doanh nghiệp hướng đến vẫn chủ yếu nằm ở các thị trường chủ lực là Châu Âu (20,28%) và Châu Á (46,38%), Mỹ (13,05%) và các thị trường mới khác như Châu Phi (13,04%), Trung Đông (4,35%), còn lại là thị trường Nhật Bản (2,90%) (hình 4.7).

Qua khảo sát cũng cho thấy hầu hết mặt hàng gạo xuất khẩu tập trung chủ yếu ở thị trường Châu Á và Châu Phi, đây là hai thị trường mà các doanh nghiệp nhắm đến trong hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới, bên cạnh đó Trung Đông cũng được các doanh nghiệp quan tâm với tỷ lệ là 4,35%. Theo các doanh nghiệp đây là thị trường rất tiềm năng, giá gạo của Việt Nam phù hợp với mức thu nhập của người dân hơn so với gạo của Thái Lan, Ấn Độ.

Mỹ Nhật Châu Âu Châu Á Châu Phi Trung Đông 13,05% 2,90% 20,28% 46,38% 13,04% 4,35%

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2013

Hình 4.7 Thị trường dự định xuất khẩu của các doanh nghiệp Tp. Cần Thơ Bên cạnh gạo thì thủy sản là mặt hàng chiếm vị trí thứ 2 trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu của Cần Thơ, với mặt hàng này các doanh nghiệp vẫn muốn xuất khẩu sang thị trường truyền thống đó là Mỹ với tỷ lệ là 10,15% nhưng với sản lượng lớn hơn trong thời gian tới. Các mặt hàng còn lại là nông sản và các mặt hàng khác, tập trung chủ yếu ở thị trường Châu Á.

Bảng 4.3: Các mặt hàng dự định xuất khẩu phân theo thị trường

Đơn vị tính: % Sản phẩm Thị trường Gạo Thủy sản Nông sản khác Mặt hàng khác TỔNG Mỹ 2,90 10,15 - - 13,05 Nhật 2,90 - - - 2,90 Châu Âu 5,79 5,79 - 8,70 20,28 Châu Á 20,29 2,90 2,90 20,29 46,38 Châu Phi 13,04 - - - 13,04 Trung Đông 4,35 - - - 4,35 TỔNG 49,27 18,84 2,90 28,99 100,00

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2013

4.3 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG ĐẾN ĐỊNH

HƯỚNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ

CẦN THƠ

4.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng xuất khẩu của các

doanh nghiệp tại thành phố Cần Thơ.

Để phân tích sự tác động của các yếu tố bên trong đến định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp dựa trên mô hình giả thuyết (mô hình 1) đã xây dựng, tác giả đã sử dụng phần mền SPSS để phân tích hồi quy binary logistic. Kết quả

phân tích hồi qui logistic cho thấy như sau: (1) Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp tổng quát của mô hình có mức ý nghĩa Sig. = 0,000 nên hoàn toàn có thể bác bỏ rằng có sự tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa các biến trong mô hình định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp; (2) Khác với hồi quy tuyến tính thông thường hệ số R2 càng lớn thì mô hình càng phù hợp, hồi quy logistic sử dụng chỉ tiêu -2Log likelihood thể hiện mức độ phù hợp của mô hình tổng thể, giá trị -2Log likelihood càng thấp thì mô hình càng phù hợp, và giá trị nhỏ nhất của -2Log likelihood là 0 chứng tỏ mô hình không có sai số. Trong mô hình này giá trị -2Log likelihood = 22,318 là không cao lắm, như vậy cho thấy có độ phù hợp khá tốt với mô hình nghiên cứu (mô hình 1); (3) Mức độ dự đoán đúng của toàn bộ mô hình là 91,0%. Với các kết quả phân tích này thì có thể nhận thấy mô hình hồi quy binary logistic được thiết lập là phù hợp.

Kết quả phân tích cũng cho thấy, biến trình độ giáo dục, mức độ thông thạo ngoại ngữ, kinh nghiệm quốc tế của nhà quản lý, cùng với quy mô, hoạt động đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp, không có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này cho thấy các biến số không ảnh hưởng đến định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, biến đầu tư và nghiên cứu sản phẩm mới lại có tỷ lệ nghịch với định hướng xuất khẩu, có nghĩa là doanh nghiệp càng không đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm thì lại càng có định hướng xuất khẩu. Điều này, lại đúng với thực tế bởi hầu hết các sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp là gạo, các mặt hàng thủy sản, cùng với các nông sản chủ yếu là mặt hàng trái cây, cho nên việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới dường như không có. Hơn nữa, để đầu tư vào nghiên cứu và phát triển thường đòi hỏi các doanh nghiệp cần có quy mô lớn, vốn mạnh mà hầu hết các doanh nghiệp khảo sát đều có quy mô vừa và nhỏ, nên họ không hề đầu tư vào hoạt động nghiên cứu này. Tuy nhiên, sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp khẩu phù hợp nên họ sẵn sàng xuất khẩu. Các biến còn lại là nhận thức lợi ích, mối quan hệ cá nhân, mức độ hiểu biết thị trường điều có ý nghĩa thống kê với mức tác động khác nhau đến định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp (bảng 4.4).

Bảng 4.4: Kết quả phân tích mô hình hồi qui logistic

Mô hình 1 Mô hình 2

Biến độc lập

B P value dy/dx B P value dy/dx

Hằng số -15,070 0,014 -3,768 -15,170 0,014 -3,793

X1: Trình độ giáo dục 0,133 0,876 0,033 0,083 0,926 0,021

X2:Kinh nghiệm nước ngoài 2,449 0,350 0,612 2,650 0,332 0,663

X3: Mức độ lưu loát ngoại ngữ 0,033 0,959 0,008 0,014 0,983 0,004

X4: Nhận thức thuận lợi 2,371 0,069 0,592 2,430 0,070 0,601

X5.1 Quan hệ với nhà cung cấp

trong nước 0,270 0,671 0,068 0,338 0,618 0,085

X5.2 Quan hệ với các nhà quản lý

cùng ngành 0,468 0,639 0,117 0,497 0,627 0,124

X5.3 Quan hệ với các cơ quan, tổ

chức trong lĩnh vực xuất khẩu 1,812 0,044 0,453 1,856 0,046 0,464

X6: Mức độ hiểu biết thị trường 3,777 0,039 0,944 3,794 0,037 0,949

X7: Số lượng nhân viên 0,245 0,849 0,061 0,312 0,814 0,078

X8: Nghiên cứu và phát triển -0,331 0,599 -0,083 -0,363 0,586 -0,091

X9: Thuế -0,164 0,756 -0,041

Số quan sát 67 67

-2Log likelihood 22,318 22,221

Tỷ lệ dự đoán của mô hình (%) 91,0 91,0

Phương trình hồi quy mô hình 1 có dạng: Log e [ ) 0 ( ) 1 (   Y P Y P ] = -15,070 + 0,133XNS TRÌNH ĐỘ + 2,449XNSKINH NGHIỆM

+ 0,033XNS MỨC ĐỘ LƯU LOÁT NGOẠI NGỮ + 2,371X*NHẬN THỨC + 1,812X** MỐI

QUAN HỆ CÁ NHÂN + 3,777X**MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT THỊ TRƯỜNG+ 0,245 XNS QUY MÔ - 0,331 XNS NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN

Ghi chú: *: mức ý nghĩa 10%; **: mức ý nghĩa 5%; NS: không ý nghĩa Biến nhận thức thuận lợi của nhà quản lý có ý nghĩa ở mức 10% với hệ số tác động mang giá trị dương, tức là nếu như nhà quản lý doanh ngh vvziệp nhận thấy rằng việc một doanh nghiệp xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp phát triển ổn định, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, đồng thời xuất khẩu có thể là giải pháp giúp giải quyết tồn kho của doanh nghiệp và cuối cùng là làm việc với các đối tác nước ngoài sẽ mang đến lợi ích hơn những rủi ro trong hoạt động xuất khẩu. Nếu như ban đầu tác động biên của biến nhận thức lợi ích lên định hướng xuất khẩu với xác suất là 0,5 thì qua phân tích tác động biên của yếu tố này bây giờ bằng 0,5(1-0,5)* 2,371= 0,592. Điều này có nghĩa là nếu như nhận thức của nhà quản lý về hoạt động xuất khẩu là có lợi tăng lên 1 thì định hướng xuất khẩu của doanh nghiệp đó sẽ tăng lên 59,2%. Như vậy, có thể nói nhận thức của nhà quản lý là một trong những yếu tố quyết định đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, nhà quản lý càng nhận thấy hoạt động xuất khẩu là hoạt động đem lại lợi ích cho doanh nghiệp hơn là những rủi ro, thì khả năng doanh nghiệp đó sẽ tham gia kinh doanh quốc tế càng cao.

Bên cạnh đó, trong các mối quan hệ cá nhân của nhà quản lý với các nhà cung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố bên trong đến định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại thành phố cần thơ (Trang 61)