Nguyên nhân của thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh PTTH đối với nộ

Một phần của tài liệu thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh ptth ở một số trường nội thành thành phố hồ chí minh đối với nội dung giáo dục giới tính (Trang 120)

2. Thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh PTTH đối với nội dung giáo dục giớ

2.4.Nguyên nhân của thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh PTTH đối với nộ

nội dung giáo dục giới tính.

Thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh PTTH đối với nội dung giáo dục giới tính đã đƣợc tìm hiểu dƣới một số biểu hiện khác nhau, song điều chúng tôi bức xúc nhiều nhất là sự hiểu biết khá thấp và thái độ e ngại của các em.

Các em vẫn e ngại khi tiếp cận với nội dung giáo dục giới tính ; ở một vài kiến thức về giới tính, tỉ lệ nhận thức đúng lại rất thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình trên là do những nguyên nhân sau đây:

2.4.1. Nguyên nhân thứ nhất: Các em học sinh chƣa đƣợc cung cấp một cách hệ thống, khoa học những kiến thức về giới tính.

- Có đến 80.00% học sinh khẳng định rằng "Các em chƣa đƣợc học một cách hệ thống, khoa học những kiến thức về giới tính". Thực tế cho thấy ở một số trƣờng PTTH vì những điều kiện khó khăn khách quan và chủ quan nhƣ: thiếu giáo viên, thời gian không cho phép và các quan niệm nhƣ "Dạy nội dung này ngại lắm" hay "Các em tự đọc cũng hiểu" hoặc "Tiện thì làm không thì thôi", "Dạy hay không đâu ai kiểm tra"... nên đã không quan tâm đến việc giảng dạy những kiến thức này một cách nghiêm túc, đầy đủ cho học sinh PTTH.

- Điều mà chúng tôi hết sức lo ngại ở đây là: khi các em không đƣợc cung cấp những tri thức về giới tính một cách hệ thống, khoa học thì sẽ khó có thể nhận thức đúng đắn, hiểu biết sâu sắc về những tri thức này. Thế nhƣng, nhu cầu giải toả những bức xúc của lứa tuổi, những thắc mắc luôn theo đuổi trong suy nghĩ sẽ thúc đẩy các em tìm hiểu nhiều hơn nữa bằng cách này hay cách khác. Chính vì việc tìm tòi một cách lén lút, bí mật, kín đáo hay đôi khi lại "quá đà" làm cho các em không nắm vững, hiểu biết sai lệch những kiến thức về giới tính cũng nhƣ vốn đã e ngại lại càng e ngại hơn nữa đối với nội dung giáo dục giới tính.

93

- Điều này càng đƣợc khẳng định khi chúng tôi tìm hiểu nguồn cung cấp kiến thức về giới tính cho học sinh PTTH:

Nhìn vào bảng 24 chúng tôi nhận thấy các kiến thức mà các em có đƣợc hầu hết bằng con đƣờng "tự phát". Thực vậy, 2 nguồn kiến thức chủ yếu là: Bạn bè (78.75%); Sách báo, phim ảnh (68.13%).

• Nguồn cung cấp thứ nhất: Bạn bè, 78.75%.

Tỉ lệ lựa chọn rất cao trên cho thấy các em chọn bạn bè làm nguồn cung cấp kiến thức khá quan trọng và gần nhƣ không thể thiếu đƣợc. Không phải ngẫu nhiên bạn bè là ngƣời gây ảnh hƣởng nhiều nhất do chính họ là ngƣời gần gũi, ngƣời mà các em dễ dàng tâm sự những chuyện tế nhị và thầm kín mà những đề tài về giới tính lại có sức hấp dẫn, gây nhiều tranh cãi nhất và lôi cuốn bất tận... Nhƣng điều hết sức nguy hiểm là tại sao bạn bè cũng nhƣ mình mà lại tin tƣởng tuyệt đối nhƣ thế? Nhƣ vậy, phải chăng những kiến thức vụn vặt, cỏn con và những kinh nghiệm cảm tính vô hình trung lại đƣợc lƣu truyền rộng rãi và gây ấn tƣợng sâu sắc nhất nơi các em?

• Có đến 68.13% chọn sách báo, phim ảnh và các dạng văn hóa phẩm khác làm nguồn cung cấp kiến thức về giới tính, đây là nỗi quan tâm và trăn trở cho các bậc phụ huynh, các nhà giáo dục và cả các cơ quan thông tin đại chúng:

- Sách báo nói về giới tính không thiếu, song sách báo nghiên cứu một cách nghiêm túc và khoa học thì rất hiếm và lại đã gọi là sách "khoa học" thì một số em lại tỏ vẻ không thích thú gì cho lắm.

- Làm sao có thể an tâm khi tình trạng sách báo in lậu, truyện chép tay, sách "photo" những chuyện bí mật, các hình ảnh "tƣơi mát" vẫn còn dồi dào có lúc sôi động và náo nhiệt, lúc thì âm ỉ lan truyền... đó là những mầm mống hết sức nguy hiểm có thể làm cho các em nhận thức không đúng đắn và lại càng e ngại khi tiếp cận những nội dung giáo dục giới tính vì cảm thấy quá ghê tởm, quá đồi trụy, đáng sợ...

Bảng 24. Nguồn cung cấp kiến thức về giới tính: Các lựa chọn Tổng số học sinh Tần số Tỉ lệ % Xếp hạng 1 .Thầy cô 138 43.13 4 2. Cha mẹ 36 11.25 6 4. Bạn bè 252 78.75 1 5. Sách báo, phim ảnh 218 68.13 2 6. Nghe lỏm từ ngƣời lớn 141 44.06 3

7. Câu lạc bộ, nhà văn hóa 82 25.63 5

8. Anh chị 21 6.56 7

94

- Tình hình xem "video đen" cũng đang đƣợc báo động. Các em dùng chiêu bài "học hỏi" để hòng che đậy sự thích thú và đam mê không chính đáng của mình vì lần một để thử, lần hai để biết, lần ba để hiểu và còn nhiều lần tiếp diễn xảy ra mãi cho đến khi không bao giờ dứt.

- Sự phát triển của công nghệ vi tính cũng thôi thúc và tạo điều kiện cho các em sao chép và trao đổi những tập tin bí mật mà các thầy cô giáo xin chào thua vì các em rất kín đáo và không bao giờ "bật mí". Hơn thế nữa, việc chép những hình ảnh "đắt giá", những câu chuyện khá "thô thiển" mà các em thƣờng tranh thủ "giải trí" khi học tập những giờ Tin học hay thậm chí là những lúc sử dụng máy tính là một thực trạng khá phổ biến và hết sức nguy cập.

• Nguồn cung cấp ở thứ hạng 3 là "nghe lỏm từ ngƣời lớn", 44.06%. Thực sự mà nói khi đã gọi là nghe lỏm thử hỏi những chuyện mà ngƣời lớn thƣờng trao đổi một cách bí mật với nhau thƣờng là chuyện gì: tình dục, tình yêu, đời sống vợ chồng... Vậy sự thiếu hụt những kiến thức cơ bản về giới tính nhƣ: Sự thụ thai, Kinh nguyệt, Mộng tinh ... ai sẽ là ngƣời bù đắp?

• Đối với học sinh PTTH, khả năng tự học của các em vẫn còn một vài hạn chế nhất định thì lẽ ra thầy cô giáo hay trƣờng học phải là nơi cung cấp kiến thức chủ yếu nhƣng thực tế cho thấy các em lại chọn lựa "thầy cô" là nguồn cung cấp kiến thức về giới tính với tỷ lệ rất thấp: chỉ 43.13%. Điều này hết sức đáng để chúng ta quan tâm.

• Các nguồn cung cấp còn lại đƣợc xếp từ thứ hạng 5 đến 8 là: + Câu lạc bộ, nhà văn hóa, 25.63%

+ Cha mẹ, 11.25% + Anh chị, 6.56% + Các nơi khác, 2.50%.

95

thanh niên, học sinh đến sinh hoạt. Đặc biệt các hình thức nhƣ: thuyết trình thi đố vui, mạn đàm, thảo luận hay báo cáo chuyên đề đã cung cấp cho các em các thông tin đáng quý và có ý nghĩa thiết thực. Song phải thừa nhận là không tài nào "Câu lạc bộ, nhà văn hóa" làm đƣợc việc cung cấp một cách trọn vẹn và hệ thống những nội dung giáo dục giới tính thay thế các thầy cô giáo. Điều này chắn hẳn các em phải định hƣớng và đánh giá một cách rõ ràng?

- Tỉ lệ các em chọn Cha mẹ, Anh chị là ngƣời cung cấp những nội dung giáo dục giới tính cũng rất thấp cho thấy chính những ngƣời thân lại chƣa quan tâm lắm đến các em hay chƣa đƣợc các em lựa chọn là ngƣời "dạy bảo, giúp đỡ" về những vấn đề này.

• Ngoài ra, việc học tập những nội dung giáo dục giới tính còn thông qua nhiều nguồn khác nhƣ: Học qua ngƣời yêu (tần số 6/ 320), Học qua đội, nhóm (tần số 2/320)...

Nhƣ vậy: Thực trạng nguồn cung cấp kiến thức về giới tính cho học sinh PTTH nêu trên là điều đáng để lƣu tâm và xem xét. Các em chọn bạn bè và sách báo hoặc nghe lỏm từ ngƣời lớn làm những nguồn cung cấp kiến thức chủ yếu. Thầy cô, cha mẹ vẫn có song lại bị đẩy xuống thứ hạng rất thấp và các em xem đây chỉ là yếu tố phụ mà thôi. Chính việc "lƣợm lặt" những tri thức về giới tính bằng con đƣờng "tự phát" cho nên sự thiếu hụt những tri thức về giới tính là điều không thể tránh khỏi. Mặt khác, chính việc nghe lỏm, tự mài mò... để nắm bắt những tri thức về giới tính một cách "không hệ thống, không khoa học" nên đã e ngại lại càng e ngại hơn vì các em cảm thấy những kiến thức về giới tính quá giản đơn, không cần học cũng biết hay cũng có thể lại quá " phức tạp", " ghê gớm" và thậm chí là quá " đồi trụy"... Các nguồn cung cấp kiến thức về giới tính cho học sinh PTTH đƣợc cụ thể hóa ở biểu đồ sau đây (Biểu đồ 3)

Biểu đồ 3 : CẤC NGUỒN CUNG CẤP KIẾN THỨC VỀ GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH PTTH

Bạn bè Sách báo Nghe lỏm từ ngƣời lớn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thầy cô Câu lạc bộ, Nhà văn hóa

96

2.4.2. Nguyên nhân thứ hai: Do ảnh hƣởng của xã hội.

Có đến 73.13% học sinh cho rằng việc học tập này bị "Xã hội cấm kỵ" đây là một thực trạng đáng lo ngại đối với việc triển khai nội dung giáo dục giới tính ở trƣờng PTTH. Theo ý kiến của các em, bản thân các em thích học, muốn học nhƣng lại rất sợ sự phê phán gay gắt của xã hội. Có những vấn đề mà "tên gọi" của nó hay bị mọi ngƣời sợ hãi và lên án nhƣ: Tránh thai, Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục... Khi thoáng nghe qua, vì thành kiến nên mọi ngƣời cảm thấy đây là những vấn đề rất "dung tục", rất "ghê gớm", song về bản chất chúng lại là những nội dung rất cần thiết phải đƣợc cập nhật hóa và cung cấp cho học sinh ở lứa tuổi này, lứa tuổi rất hay thắc mắc những gì đã và đang xảy ra ở chính mình, lứa tuổi thích có sự trải nghiệm, lứa tuổi rất phức tạp và thậm chí là "bất trị" nhƣ nhiều ngƣời đã đề cập.

Các em tâm sự: "Theo suy nghĩ chúng em, những vấn đề về giới tính vẫn chƣa đƣợc mọi ngƣời chấp nhận cho học sinh PTTH công khai tìm hiểu" [PL 5]. Đây là một thực trạng đang thách đố các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục và cả những ai đang quan tâm, tìm hiểu về giáo dục giới tính khi trong quan niệm của xã hội chúng ta và ở suy nghĩ của một vài ngƣời vẫn còn xem đây là những vấn đề cần phải che giấu, không đƣợc phép công khai một cách đại chúng. Mặt khác, do chính họ lại chƣa hiểu nội dung giáo dục giới tính là gì mà lại cứ "gán ép" đó là chuyện yêu đƣơng lăng nhăng, tình dục đồi trụy... Tình hình này nhiều khi trở thành một nếp suy nghĩ và một thói quen khó sửa đổi. Chính vì vậy, các em e ngại, e ngại vì sợ bị chê cƣời, bị phản đối, bị khinh miệt khi nhận thức những nội dung mà nhiều ngƣời cho là "không tốt đẹp".

2.4.3. Nguyên nhân thứ ba: Ảnh hƣởng từ phía cha mẹ.

Đây là nguyên nhân cũng khá quan trọng gây nên những khó khăn nhất định, ảnh hƣởng không nhỏ đến thực trạng nhận thức và thái độ của các em đối với nội

97

dung giáo dục giới tính, 68.13% học sinh khẳng định "cha mẹ ngăn cấm" các em học tập những vấn đề này.

- Thực thế, khá nhiều bậc cha mẹ vẫn xem học sinh PTTH là những đứa trẻ rất bé bỏng, ngây thơ, sợ rằng khi các em học tập những nội dung này sẽ làm cho tâm hồn bị vẩn đục, thế là hƣ hỏng. Hơn thế nữa, vẫn còn số đông phụ huynh chƣa thực sự quan tâm đến việc học tập của con cái, khi vô tình thoáng nghe qua những vấn đề "Tình dục", "Thai nghén"... các bậc phụ huynh lại sợ những suy nghĩ "ăn chƣa no, lo chƣa tới" của học sinh PTTH sẽ bị lệch lạc khi tiếp cận với những nội dung này thế là quát tháo, mắng nhiếc... và cấm đoán. Chính điều ấy làm các em e ngại cũng nhƣ nhận thức thấp các kiến thức về giới tính.

- Các em trò chuyện với chúng tôi " Cha mẹ rất ít tâm sự với chúng em về những vấn đề này, em nhớ mãi có lần hỏi về chuyện chăm sóc và quan tâm của một bạn nam đối với bạn nữ, thế là bị một trận răn đe nên thân. Em cũng không hiểu là cha mẹ không quan tâm hay không hiểu nhiều về vấn đề này". [PL 5]

Lẽ ra cha mẹ phải là ngƣời quan tâm rất nhiều cũng nhƣ chỉ bảo cho các em khá dễ dàng và thuận lợi những kiến thức về giới tính vì chính họ là những ngƣời thân thiện và gần gũi nhất, nhƣng rất nhiều phụ huynh vẫn còn thả nổi, không quan tâm và thậm chí quên cả trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục giới tính. Phải chăng có thể lý giải:

+ Các bậc phụ huynh chƣa có những hiểu biết đối với những kiến thức này + Họ cho rằng đây là nhiệm vụ chuyên biệt và độc lập của nhà trƣờng

+ Họ xem đây là những chuyện quá ghê gớm, đi trƣớc sự suy nghĩ của các em học sinh PTTH ...

Tất cả là những suy nghĩ sai lầm và lệch lạc dứt khoát phải đƣợc chấn chỉnh.

2.4.4. Nguyên nhân thứ tƣ: Sự chi phối của những cảm xúc giới tính khi học chung bạn khác giới.

98

Kết quả nghiên cứu cho thấy rất nhiều em "ngƣợng và xấu hổ khi học chung bạn khác giới", tỷ lệ này lên đến 63.25%. Thực vậy, có em tâm sự: "Học chung bạn khác giới em rất ngại vì học mà không dám ngẩng đầu lên vì sợ bắt gặp cặp mắt của bạn khác đang nhìn chăm chăm vào mình." [PL 5]

- Khi học chung bạn khác giới các em thƣờng bị chi phối bởi những cảm xúc giới tính, rất nhiều em nam sợ các bạn gái chê cƣời khi tìm hiểu những vấn đề rất "phụ nữ", ngƣợc lại nữ sinh cũng rất e ngại khi tìm hiểu "chuyện ấy" trƣớc mặt các bạn nam.

- Nhiều em lại sợ khi học chung bạn khác giới mình sẽ bị khám phá những đặc điểm đặc trƣng giới tính hấp dẫn riêng của mình. Song điều này lại không hợp lý vì đâu phải mỗi ngƣời, mỗi giới chỉ cần tìm hiểu đặc trƣng riêng của mình mà cần phải hiểu đặc trƣng của giới khác để hiểu, chia sẻ và biết cách đối xử ...

Các em đã quên rằng trong cuộc sống rồi sẽ làm vợ - làm chồng, làm cha -làm mẹ cho nên cần phải hiểu quyền và trách nhiệm của chính mình cũng nhƣ của những thành viên khác trong đời sống gia đình, thế thì sự thiếu hụt những kiến thức về giới tính sẽ là nỗi trăn trở không nguôi.

2.4.5. Nguyên nhân thứ năm: Ảnh hƣởng của bạn bè.

Khi tìm hiểu ý kiến của học sinh PTTH, các em cho rằng chính bạn bè vẫn hay chòng ghẹo, tấn công, bỡn cợt và thậm chí xem những bài học này là những kiến thức "vớ vẩn", có đến 54.38% học sinh e ngại vì sợ "Bạn bè trêu chọc". Thực trạng này khá phổ biến ở một số trƣờng PTTH vì rất nhiều em đã lấy việc học tập nội dung giáo dục giới tính là một cơ hội để chòng ghẹo bạn khác giới, để trêu cợt... Điều này gây cho các em những bất ổn to lớn và sâu sắc về mặt tâm lý.

Cũng chính thực trạng trên nên một cách vô tình hay cố ý các em không thiết tha, nỗ lực nhận thức và kết quả nhận thức chƣa cao hay sự hiểu biết khá thấp cũng nhƣ thái độ e ngại, lo sợ là điều tất yếu phải xảy ra.

99

Qua việc quan sát một số giờ học những nội dung giáo dục giới tính chúng tôi nhận thấy một số biểu hiện khá tiêu cực. Chỉ vỏn vẹn trong khoảng thời gian khá ngắn mà có đến hơn năm lƣợt học sinh chòng ghẹo, đùa cợt nhau khi đƣợc học tập nội dung " Luật hôn nhân và gia đình". Thậm chí chúng tôi còn phát hiện mẩu giấy với dòng chữ "TÌM NGƢỜI, M !

Một phần của tài liệu thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh ptth ở một số trường nội thành thành phố hồ chí minh đối với nội dung giáo dục giới tính (Trang 120)