Thực trạng nhận thức của học sinh PTTH đối với nội dung giáo dục giới tính

Một phần của tài liệu thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh ptth ở một số trường nội thành thành phố hồ chí minh đối với nội dung giáo dục giới tính (Trang 56)

2. Thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh PTTH đối với nội dung giáo dục giớ

2.1. Thực trạng nhận thức của học sinh PTTH đối với nội dung giáo dục giới tính

Để khảo sát thực trạng nhận thức của học sinh PTTH đối với nội dung giáo dục giới tính, chúng tôi tìm hiểu nhận thức của các em về khái niệm nội dung giáo dục giới tính, sự đánh giá về mức độ biết và nhận thức đúng, sai đối với từng vấn đề cụ thể trong nội dung giáo dục giới tính.

Kết quả khảo sát nhƣ sau:

2.1.1. Nhận thức của học sinh PTTH về "nội dung giáo dục giới tính"

Bảng 2. Nhận thức của các em về khái niệm nội dung giáo dục giới tính

Các lựa chọn Tần số Tỉ lệ %

a. Hệ thống tri thức về khoa học giới tính 189 59.06

b. Hệ thống tri thức về tình dục 35 10.94

c. Hệ thống tri thức về tình yêu, cuộc sống gia đình 63 19.(59

d. Hệ thống tri thức về đời sống vợ chồng 31 9.69

e. Ý kiến khác 2 0.63

Tổng 320 100

Từ bảng 2 có thể nhận thấy:

- Trong số học sinh thuộc mẫu nghiên cứu là 320 có 59.06% học sinh đã nhận thức đúng đắn về khái niệm này: Nội dung giáo dục giới tính là hệ thống tri thức về khoa học giới tính.

- Thế nhƣng, vẫn còn khá nhiều học sinh chƣa nhận thức đúng đắn về vấn đề này, tỉ lệ xấp xỉ 40.00%. Đặc biệt, có đến hơn 10.94% học sinh hiểu nội dung

51

giáo dục giới tính là những tri thức về tình dục hay 19.69% em cho đó là chuyện tình yêu, cuộc sống gia đình, và vẫn còn 9.69% học sinh quan niệm nội dung giáo dục giới tính là hệ thống tri thức về đời sống vợ chồng. Tất cả những quan niệm trên là những suy nghĩ hết sức lệch lạc và phiến diện.

Điều này quả thật đáng lo ngại cho những ngƣời làm công tác giáo dục giới tính vì đây là một rào cản lớn về mặt tâm lý. Nếu cứ quan niệm nội dung giáo dục giới tính là những tri thức về mặt tình dục hay tình yêu thì các em sẽ rất ngƣợng ngịu khi tiếp cận, thử hỏi làm sao có thể lĩnh hội đƣợc một cách tốt nhất vấn đề quan trọng này? Mặt khác, các em sẽ không thể có tâm thế sẵn sàng học tập mà lại lo sợ thậm chí là khinh miệt vì cho rằng đó là chuyện ghê tởm, chuyện cấm kỵ, là những vấn đề của ngƣời lớn, những vấn đề rất tế nhị không phải là chuyện dành cho học sinh PTTH.

2.1.2. Đánh giá mức độ biết đối với nội dung giáo dục giới tính

Bảng 3. Đánh giá mức độ biết đối với nội dung giáo dục giới tính:

Tìm hiểu sâu hơn nhận thức của các em, chúng tôi đánh giá mức độ biết về nội dung giáo dục giới tính. Kết quả nghiên cứu nhƣ sau:

Các mức độ Tần số Tỉ lệ %

a. Biết rất đầy đủ 45 14.06

b. Biết chƣa đầy đủ 87 27.19

c. Chỉ biết chút ít 120 37.50

d. Không biết 58 18.13

e. Hoàn toàn không biết 10 3.13

52

Số liệu nghiên cứu ở bảng 3 cho thấy: Có đến 18.13% học sinh tự nhận là mình không biết và 3.13% hoàn toàn không biết gì về nội dung giáo dục giới tính. Không dừng lại ở đó, có đến 37.50% học sinh lại thừa nhận mình chỉ biết chút ít về nội dung giáo dục giới tính, 27.19% học sinh chỉ mới biết nhƣng lại chƣa đầy đủ. Quả thật đây là điểm báo động đỏ về tình hình nhận thức của các em đối với nội dung giáo dục giới tính. Dù rằng đây chỉ là sự tự đánh giá của các em song chúng ta phải thừa nhận trong cuộc sống có nhiều vấn đề liên quan đến giới tính nảy sinh mà thực sự các em không thể giải quyết vì khả năng nói chung hay nhận thức của các em nói riêng hết sức có hạn và khiêm tốn. Các em cảm thấy khó khăn, bế tắc thậm chí lại cho rằng mình dại dột. Chính thực trạng này đã thôi thúc các em đánh giá là chỉ biết sơ sài, còn phiến diện, thậm chí là"mù tịt" về nội dung giáo dục giới tính. Đây là tình hình đáng ngại làm cho chúng ta phải suy nghĩ nhiều hơn nữa để có thể làm tốt công tác giáo dục giới tính nói riêng cũng nhƣ việc giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh nói chung.

Chỉ vỏn vẹn 14.06% học sinh tự đánh giá là mình hiểu đầy đủ, rõ ràng về nội dung giáo dục giới tính. Thế nhƣng mức độ biết của các em đối với từng nội dung cụ thể ra sao? Đây là một vấn đề cần phải làm rõ.

2.1.3. Đánh giá mức độ biết đối với từng nội dung cụ thể

Nội dung giáo dục giới tính nhƣ đã nói bao gồm nhiều vấn đề khác nhau. Ở đây ngƣời nghiên cứu mạnh dạn đƣa ra 12 vấn đề để khảo sát mức độ "biết" của các em học sinh PTTH. Trong các nội dung đƣợc đơn cử, rõ ràng mỗi nội dung khác nhau đƣợc các em tự đánh giá mức độ biết khác nhau:

- Có đến 39.38% học sinh tự nhận là không biết về nội dung "Các bệnh lây qua quan hệ tình dục", thậm chí còn nguy hiểm hơn khi có đến 51.88% học sinh không biết gì về nội dung "Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai".

Bảng 4 : Tự đánh giá mức độ biết của học sinh đổi với từng nội dung cụ thế:

Các nội dung

Các mức độ

Biết đầy đủ Biết chƣa đầy đủ Biết chút ít Không biết Hoàn toàn không biết

Tần số % Tần số % Tần số % Tần số % Tần số %

1. Giới tính và sự khác biệt Nam nữ 32 10.00 78 24.38 110 34.38 100 13.25 0 0.00

2. Những biến đổi cơ thể ởtuổi dậy thì 49 15.31 120 37.50 118 36.88 33 10.31 0 0.00

3. Những biến đổi tâm lý ởtuổi dậy thì 40 12.50 62 19.38 151 47.19 67 20.94 0 0.00

4. Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục nam nữ 89 27.81 117 36.56 91 28.44 23 7.19 0 0.00

5. Hiện tƣợng kinh nguyệt 21 6.56 50 15.63 176 55.00 61 19.06 12 5.22

6. Thụ thai và sự phát triển của thai 30 9.38 38 11.89 167 52.19 74 23.13 11 3.44

7. Tình bạn 111 34.69 102 31.88 72 22.50 35 10.94 0 0.00

8. Tình yêu 157 49.06 101 31.56 61 19.06 1 0.31 0 0.00

9. Hôn nhân 41 12.81 81 25.31 92 28.75 106 33.13 1 0.31

10. Cơ sở khoa học các biện pháp tránh thai 21 6.56 56 17.50 86 26.88 166 51.88 17 5.31

11. Các bệnh lây qua quan hệ tình dục 27 8.44 51 15.94 107 33.44 126 39.38 9 2.81

53

+ Thật đáng lo ngại khi đây là những vấn đề hết sức cơ bản trong đời sống giới tính của con ngƣời, đặc biệt đối với học sinh PTTH, nó đóng vai trò định hƣớng hành vi và cách ứng xử trong cuộc sống thƣờng nhật nhƣng các em lại chƣa hiểu biết gì cả. Quả thật, điều này là nỗi lo âu của các nhà giáo dục, các bậc phụ huynh và những ngƣời làm công tác xã hội. Phải chăng tình trạng nạo, phá thai ở tuổi vị thành niên cũng nhƣ bao nhiêu hiện tƣợng cơ nhỡ và đau thƣơng khác là kết quả tất yếu của sự kém hiểu biết này?

+ Cũng không thể không quan tâm đến những con số rất "đáng mừng" khi các em tự nhận mức độ hiểu biết đầy đủ ở một số nội dung nhƣ: Tình yêu, 49.06%; Tình bạn, 34.69% ... Phần nào, đây là những vấn đề hết sức tự nhiên và tất yếu đối với các em, hay các em cho là quá quen thuộc và dễ dàng nắm bắt. Nhƣng chắc hẳn tỉ lệ này phản ánh đúng đắn hoàn toàn mức độ nhận thức của các em?

- Một tỉ lệ khá lớn các em chọn lựa mức độ "biết chút ít" hay "biết chƣa đầy đủ": + Ở mức độ "biết chút ít": "Hiện tƣợng kinh nguyệt", 55.00% ; "Thụ thai và sự phát triển của thai", 52.19%...

+ Ở mức độ "biết chƣa đầy đủ": "Cấu tạo và chức năng có quan sinh dục nam nữ", 36.56% ; "Hôn nhân", 25.31%.

Nhƣ vậy: khi đánh giá nhận thức của mình đối với từng nội dung cụ thể, đa phần các em chỉ thừa nhận rằng: mới biết chút ít hoặc biết chƣa đầy đủ. Chỉ có hai vấn đề: "Tình yêu", "Tình bạn" là biết tƣơng đối đầy đủ, song tỉ lệ lựa chọn vẫn còn rất thấp (chƣa đạt tỉ lệ 1/2 tổng số). Trong khi đó khá nhiều nội dung còn lại tỉ lệ học sinh cho là mình không biết cao hơn 1/2 tổng số nhƣ: Các bệnh lây qua quan hệ tình dục, Các biện pháp tránh thai...

2.1.4. Nhận thức về sự cần thiết của nội dung giáo dục giới tính Khi khảo sát nhận thức của các em về sự cần thiết của nội dung giáo dục giới tính, kết quả đƣợc trình bày ở bảng 5 nhƣ sau:

Bảng 5. Nhận thức về sự cần thiết của nội dung giáo dục giới tính:

Các lựa chọn

Tổng số học sinh

Khối lớp Giới tính

Khối 10 Khối 11 Khối 12 Nam Nữ

Tần số % Tần số % Tân số % Tần số % Tần số % Tần số %

a.Rất cần thiết 92 28.75 28 24.14 32 30.19 32 32.65 50 33.11 42 24.85

b.Cần thiết 158 49.38 43 37.07 53 50.00 62 63.27 89 58.94 69 40.83

c.Có cũng đƣợc, không cũng đƣợc 58 18.13 37 31.90 18 16.98 3 3.06 10 6.62 48 24.40

d.Không cần thiết 12 3.75 8 6.90 3 2.83 1 1.02 2 1.32 10 5.29

54

Bƣớc đầu, các em đã nhận thức đƣợc sự cần thiết của nội dung giáo dục giới tính. Điều này thể hiện qua tỉ lệ 78.09% học sinh cho rằng nội dung giáo dục giới tính là cần thiết, trong đó tỉ lệ khẳng định "rất cần thiết" lên đến 28.75%.

Tuy thế, cũng rất đáng lo ngại vì vẫn còn khá nhiều em chƣa thực sự quan tâm đến nội dung giáo dục giới tính nên đã lựa chọn "có cũng đƣợc không cũng đƣợc", tỉ lệ 18.13%. Đặc biệt, có đến 3.75% học sinh cho là nội dung giáo dục giới tính không cần thiết. Những số liệu trên cho thấy vẫn còn một tỉ lệ khá lớn học sinh chƣa nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của nội dung giáo dục giới tính đối với bản thân mình.

Nhƣ vậy: một bộ phận khá lớn học sinh PTTH đã nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của nội dung giáo dục giới tính, 78.09%. Điều này cho phép khẳng định: Nội dung giáo dục giới tính đƣợc rất nhiều em quan tâm. Nhƣng bằng con đƣờng nào, hình thức nào để cho sự quan tâm này hiệu quả và thực sự hợp lý? Chính điều này đòi hỏi những nhà giáo dục phải xem xét sâu sát hơn nữa để những nội dung giáo dục giới tính thực sự đứng vững trong tầm nhận thức của các em.

* Tuy nhiên, ở từng khối lớp nhận thức của các em về sự cần thiết của nội dung giáo dục giới tính có sự khác biệt đáng kể.

- Nếu so sánh tỷ lệ nhận thức về sự cần thiết của nội dung giáo dục giới tính ở từng khối lớp thì ở đây có sự khác biệt nhất định, trong đó nhận thức ở học sinh khối 11 xấp xỉ với tỷ lệ nhận thức chung, song ở học sinh khối 12 thì tỷ lệ này rất cao và ngƣợc lại ở học sinh khối 10 lại rất thấp. Thực vậy, trong khi chỉ có 61.21% học sinh khối 10 nhận thức rằng "nội dung giáo dục giới tính là cần thiết" thì ở học sinh khối 11 lại là 80.90% và tỷ lệ này ở khối 12 lại tăng vọt lên đến 95.92%. Điều này khẳng định là theo thời gian sự phát triển tâm sinh lý của học sinh PTTH đã vƣợt bậc và phần nào qui định nhận thức của các em về sự cần thiết của nội dung giáo dục giới tính. Nếu nhƣ học sinh khối 10 tiếp xúc với những nội dung giáo dục giới tính bằng tâm trạng bỡ ngỡ, lo lắng, sợ hãi, e ngại thì dần dần các em lớn lên hơn, vững tin hơn, ổn định hơn về mặt tâm lý ; bên cạnh đó, lại gặp

55

nhiều tình huống phức tạp trong đời sống giới tính, do đó các em lại mong muốn tìm hiểu nhiều hơn nữa những kiến thức về giới tính. Tỷ lệ rất cao ở học sinh khối 12 đã lựa chọn mức độ "cần thiết" và "rất cần thiết" cho thấy gần nhƣ tuyệt đại đa số đã chấp nhận và ủng hộ nội dung giáo dục giới tính hay nói khác hơn là các em đã nhận thức đúng đắn về sự cần thiết, về vai trò vô cùng quan trọng cũng nhƣ ý nghĩa thiết thực của nội dung giáo dục giới tính.

- Một điều cần lƣu ý là ở học sinh khối 12, tỷ lệ lựa chọn "Có cũng đƣợc, không cũng đƣợc" lại rất thấp, chỉ 3.61% thì tỷ lệ này tăng lên ở khối 11 là 16.98% và ở khối 10 vƣợt lên đến 31.90% cho thấy ở học sinh càng nhỏ càng rất e ngại, các em thƣờng lo lắng và tự hỏi là không biết nội dung giáo dục giới tính có cần thiết hay không, chính vì vậy các em phải lựa chọn "Có cũng đƣợc, không cũng đƣợc".

* Nếu so sánh nhận thức về sự cần thiết của nội dung giáo dục giới tính trên phƣơng diện giới tính chúng tôi nhận thấy cũng có sự khác biệt ý nghĩa:

Trong khi có đến 92.05% nam sinh khẳng định về sự cần thiết của nội dung giáo dục giới tính thì tỉ lệ này ở nữ sinh chỉ là 71.68%, bên cạnh đó có đến 24.40% học sinh nữ lựa chọn "có cũng đƣợc, không cũng đƣợc" cũng là mấu chốt khá quan trọng tạo nên sự khác biệt. Cũng không thể vội vàng kết luận là học sinh nữ chƣa nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của nội dung giáo dục giới tính bằng học sinh nam, nhƣng phải chăng vì e ngại hay vì lý do nào khác mà các em nữ đã che giấu ý kiến và suy nghĩ của mình bằng cách lựa chọn "có cũng đƣợc, không cũng đƣợc"?. Điều này phần nào có liên quan mật thiết với những đặc điểm giới tính ảnh hƣởng đến nhận thức và thái độ của các em đối với nội dung giáo dục giới tính.

2.1.5. Nhận thức về sự cần thiết của từng nội dung cụ thể

Tìm hiểu nhận thức về sự cần thiết của các em đối với từng nội dung cụ thể, số liệu nghiên cứu đƣợc trình bày ở bảng 6 sau đây:

Bảng 6. Nhận thức về sự cần thiết của từng nội dung cụ thể:

CÁC NỘI DUNG

CÁC MỨC ĐỘ

Rất cần thiết Cần thiết Có cũng đƣợc Không cần Hoàn toàn không

Tần số % Tần số % Tần số % Tần sô % Tần số %

1. Giới tính và sự khác biệt Nam nữ 41 12.81 116 36.25 110 34.38 52 16.25 1 0.31

2. Những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì 45 14.06 102 31.88 95 29.69 76 23.75 2 0.63

3. Những biến đổi tâm lý ở tuổi dậy thì 78 24.38 118 36.88 40 12.50 81 25.31 3 0.94

4. Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục nam nữ 25 7.81 76 23.75 110 34.38 102 31.88 7 2.19

5. Hiện tƣợng kinh nguyệt 31 9.69 82 25.63 126 39.38 76 23.75 5 1.56

6. Thụ thai và sự phát triển của thai 36 11.25 91 28.44 99 30.94 89 27.81 5 1.56

7. Tình bạn 80 18.25 128 40.00 42 13.13 62 19.38 8 1.88

8. Tình yêu 91 28.44 136 42.50 10 3.13 78 24.38 5 1.56

9. Hôn nhân 51 15.94 67 20.94 93 29.06 102 31.88 7 2.19

10. Cơ sở khoa học các biện pháp tránh thai 78 24.38 132 41.25 42 13.13 68 21.25 0 0.00

11. Các bệnh lây qua quan hệ tình dục 102 31.88 109 34.06 64 20.00 39 12.19 6 1.88

56

Nhìn vào số liệu ở bảng 6 ta thấy: ở mỗi mức độ khác nhau, các nội dung đƣợc lựa chọn khá chênh lệch:

- Những nội dung các em cho là cần thiết nhƣ:

+ Tình yêu: có 42.50% cho là cần thiết và 28.44% cho là rất cần thiết - tỉ lệ chung là 70.94%, xấp sỉ 3/4 tổng số.

+ Các bệnh lây qua quan hệ tình dục: tỷ lệ chung là 65.94% với 31.88% lựa chọn ở

Một phần của tài liệu thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh ptth ở một số trường nội thành thành phố hồ chí minh đối với nội dung giáo dục giới tính (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)