0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

Giới tính:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH PTTH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG NỘI THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI NỘI DUNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH (Trang 28 -28 )

2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

2.2.1. Giới tính:

2.2.1.1. Khái niệm Giới tính:

Nói đến giới tính là đề cập đến tổng thể những đặc điểm tâm lý, tính cách, hành vi của từng giới; là toàn bộ những biểu hiện có thể quan sát đƣợc nhƣ cách ứng xử, nói năng, ăn mặc, sở thích. Giới tính chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của môi trƣờng sống, hoàn cảnh xã hội, nền văn hóa của môi trƣờng đó, nó không bất biến mà thay đổi theo thời gian, theo sự phát triển của xã hội. Mỗi thời đại, mỗi xã hội có những chuẩn mực riêng về giới tính, đòi hỏi mỗi con ngƣời phải có những phẩm chất nhất định về hành vi ứng xử, đạo đức...

Mỗi cá thể khi đƣợc kết nạp vào cộng đồng đều đã thuộc một giới nào đó, đƣợc cấu thành một giới tính tƣơng ứng do xã hội và nền văn hóa của xã hội đó nhào nặn, có vai trò, vị trí, giá trị nhất định để thừa nhận.

Giới tính là một đặc điểm nền tảng có tính chất sinh học - xã hội của con ngƣời ý thức rằng mình thuộc giới nào ở mỗi cá nhân là kết quả của quá trình sinh học -xã hội phức tạp, liên kết thống nhất cả ba mặt: sự phát triển thể chất, sự xã hội hóa,, giới tính ngày càng sâu sắc và sự phát triển tự nhận thức của con ngƣời.

Nhƣ vậy: giới tính là những đặc điểm riêng biệt về mặt giải phẫu sinh lý cơ thể, những đặc điểm riêng biệt về mặt tâm lý (hứng thú, xúc cảm, tính cách, năng lực.) tạo nên sự khác biệt giữa nam và nữ. Nói khác đi, giới tính là toàn bộ những đặc điểm ở con ngƣời tạo nên sự khác biệt giữa nam và nữ. [tr 164. 23]

Những đặc điểm khác biệt về giới tính không phải tự dƣng có đƣợc mà xuất phát từ hai nguồn gốc: sinh học và xã hội.

24 2.2.1.2. Nguồn gốc giới tính:

a. Nguồn gốc sinh học:

Giới tính của con ngƣời trƣớc hết do các tế bào sinh sản quyết định. Trong tế bào sinh sản của nam (tinh trùng) có chứa hai loại nhiễm sắc thể quy định giới tính: nhiễm sắc thể X quy định giới nữ và nhiễm sắc thể Y quy định giới nam. Ở tế bào sinh dục nữ (trứng) chỉ chứa một loại nhiễm sắc thể giới tính X. Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể X thụ tinh với trứng thì đứa trẻ sinh ra sẽ là nữ, còn nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y thụ tinh với trứng thì đứa trẻ sinh ra sẽ là nam. Các nhiễm sắc thể X và Y quy định các tính trạng nam và nữ, làm cho thai nhi có cấu tạo đặc trƣng của cơ thể nam hay cơ thể nữ trong quá trình phát triển của nó.

Do cấu tạo khác nhau nên hoạt động sinh lý mỗi giới có những đặc điểm khác nhau. Các tuyến sinh dục và hoocmon tiết ra từ các tuyến này sẽ quy định những đặc điểm sinh lý cơ thể riêng biệt và góp phần tạo nên những nét tính cách đặc trƣng cho mỗi giới. Sự trƣởng thành về mặt sinh lý cơ thể tạo nên đặc điểm giới tính nhất định. Đến một độ tuổi nhất định, tuyến sinh dục sẽ hoạt động và cƣờng độ hoạt động càng lúc càng mạnh cho đến khi vào thời kỳ trƣởng thành (chín muồi) sẽ tạo nên những chức năng sinh lý đặc biệt của cơ thể: hoạt ộng tình dục, sinh sản... Dù rằng tuyến sinh dục ở ngƣời hình thành từ tuần thứ ba trong đời sống ở tử cung nhƣng mãi đến tuổi dậy thì (khoảng 13, 14 tuổi ở nữ và 15, 16 tuổi ở nam) mới hoạt động tích cực thực sự. Và nhƣ thế, chính các tuyến sinh dục nhƣ buồng trứng hay tinh hoàn lại tạo nên "giới tính đích thực" bởi vì phản ánh khả năng của tuyến sinh dục sản sinh ra tinh trùng hay trứng hay sản sinh ra hoocmon giới tính nam hay nữ đặc thù và chính các hoocmon này ảnh hƣởng quyết định đến cấu trúc về sự phát triển của các cơ quan sinh dục bên trong và bên ngoài cùng với những đặc điểm giới tính phụ khác. Thế nhƣng, nguồn gốc sinh học vẫn chƣa thật sự đủ để hình thành giới tính một cách rõ nét.

25 b. Nguồn gốc xã hội:

Thực thế, những đặc điểm về giới tính sinh học của cơ thể chỉ là tiền đề, là cơ sở vật chất tạo nên sự khác biệt giới tính mà thôi. Giới tính thực sự còn do các mối quan hệ xã hội chi phối. Xã hội ảnh hƣởng đến con ngƣời rất phong phú và đa dạng ở nhiều mặt:

- Xã hội quy định, đánh giá con ngƣời theo những phẩm chất đạo đức, tƣ thế tác phong riêng phù hợp với giới tính. Điều này thể hiện ở phong tục tập quán, đạo đức xã hội.

- Xã hội quy định sự phân công lao động giữa nam và nữ khác nhau.

- Xã hội chi phối sự đánh giá những yếu tố có nguồn gốc sinh học. Ngay cả bản năng tình dục cũng đƣợc xã hội thừa nhận theo những tiêu chuẩn đạo đức, văn hóa nhất định.

- Sự giáo dục của xã hội, của ngƣời lớn, của nền giáo dục ảnh hƣởng đến đặc điểm giới tính của con ngƣời.

2.2.1.3. Sự khác biệt giới tính: Chính những nguồn gốc sinh học và xã hội sẽ tạo nên sự khác biệt giới tính. Về giới tính có hai giới cơ bản: giới nam và giới nữ.

a. Sự khác biệt về mặt giải phẫu:

- Tầm vóc nữ giới thƣờng nhỏ, thấp hơn nam giới vì bộ xƣơng của nữ nhỏ hơn, xƣơng chậu rộng và thấp, xƣơng tứ chi ngắn hơn.

- Bề dày lớp mỡ dƣới da của nữ bao giờ cũng lớn hơn nam ở mọi lứa tuổi, sự khác biệt lớn nhất ở giữa tuổi 15 đến 20. Da của nữ mỏng và mịn hơn da của nam giới.

- Tim của nam dễ bị vỡ động mạch vành gấp hai lần nữ. Mạch máu ở nữ mềm mại hơn, dẻo dai hơn và nữ thƣờng sống lâu hơn nam từ 3 đến 5 tuổi.

26

- Hầu hết kích thƣớc của mặt (khoảng cách giữa hai đầu mắt, chiều dài của mũi...) ở nữ thƣờng nhỏ hơn nam.

- Sức cơ bắp của nam giới mạnh hơn nữ giới, về già tế bào não ở nam chết nhanh hơn nữ.

- Cấu tạo và chức năng của hệ sinh dục nam giới hoàn toàn khác với nữ giới, nguồn gốc là do nhiễm sắc thể khác nhau trong sự cấu thành của tế bào sinh sản ; hoạt động tình dục của mỗi giới cũng khác nhau. Các hoocmon sinh dục nam và nữ sẽ quy định tính cách đặc trƣng của giới nam và giới nữ, đây là đặc điểm quan trọng nhất quy định sự tồn tại riêng của mỗi giới. Dựa vào cơ quan sinh dục khi trẻ mới sinh ra sẽ đƣợc xác định giới tính của mình là công dân nam hay nữ.

b. Sự khác biệt về tâm lý:

Để tìm hiểu sự khác biệt về tâm lý chúng tôi xin đƣa ra những đặc điểm khác biệt chủ yếu ở lứa tuổi dậy thì trở đi tức là lúc hoocmon sinh dục hoạt động mãnh liệt thực sự:

- Ở tuổi dậy thì, khuynh hƣớng vƣơn lên làm ngƣời lớn ở các em trai và các em gái có sự khác biệt nhất định: Các em gái thƣờng tự khẳng định bằng cách trang điểm, làm dáng, kín đáo, e ngại, thẹn thùng... trong khi các em trai thƣờng hƣớng tới sự tự khẳng định bằng sức mạnh, sự dũng cảm, không sợ nguy hiểm, sức dẻo dai chịu đựng, sự tự kiềm chế cảm xúc.

- Bản chất của nam giới thƣờng muốn tỏ ra dũng cảm, cƣờng tráng, muốn tỏ rõ năng lực của mình so với ngƣời khác. Vì thế con trai, đàn ông thƣờng thích dấn thân vào chỗ nguy hiểm để tìm lấy sự thích thú của việc thành công khi vƣợt qua những cuộc phiêu lƣu nguy hiểm hay những khó khăn gian khổ.

- Ngƣợc lại với nam giới, nữ giới thƣờng muốn sự yên bình, tránh xa những nơi nguy hiểm và không muốn những ngƣời thân của mình bƣớc vào những hiểm nguy.

27

- Hứng thú ở nam và nữ không giống nhau. Các em nam thƣờng thích thú với các hoạt động mang tính cụ thể và thực tế so với các em nữ. Hoạt động trong thời gian nhàn rỗi của các em nữ ít hơn nhƣng lại có tổ chức hơn. Các em nữ thích thú chơi nhóm và quan tâm tới nhau rất nhiều, các trò chơi các em tham gia sinh hoạt không quá mãnh liệt và ồn ào nhƣ các em nam.

- Nữ dễ xúc động, đa cảm và ít tự kiềm chế xúc động so với nam.

- Hoạt động của ngƣời đàn ông ít bị chi phối bởi những yếu tố gia đình. Khi cần thiết ngƣời đàn ông có thể tập trung năng lực để giải quyết công việc mà không bị chi phối về những việc xảy ra trong cuộc sống đời thƣờng.

- Về tính cách, nữ giới thƣờng cần cù chăm chỉ, kiên nhẫn, phụ nữ chịu cô đơn và làm công việc tỉ mỉ tốt hơn nam nhƣng kém hơn ở tính quả quyết, chủ động, phong cách sống của ngƣời đàn bà đƣợm màu sắc tình cảm thƣờng gắn liền với chức năng làm mẹ, làm vợ. Trong cuộc sống nhiều khi gặp những cơ hội thăng tiến nhƣng ngƣời phụ nữ thƣờng bỏ lỡ hay chịu hy sinh để quan tâm và lo lắng cho gia đình.

- Về năng lực giữa nam và nữ cũng có sự khác biệt: nữ thích hợp hơn với những hoạt động đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ và cẩn thận. Khả năng biểu hiện tƣ duy ngôn ngữ của nữ tốt hơn nam trong khi khả năng nhận định không gian hai chiều của nam giới lại tốt hơn nữ giới. Thể lực, độ nhanh của các phản ứng và sự phối hợp các vận động của nữ kém hơn nam, phụ nữ lĩnh hội khó khăn hơn nam giới về các loại tri thức và kỹ xảo cơ giới.

- Nhu cầu tình dục ở nữ giới mang tính toàn vẹn hơn nam ở nhiều mặt: trí tuệ, phẩm chất, sự hấp dẫn của thân thể ...

Thế nhƣng, sự khác biệt này chỉ mang tính chất tƣơng đối dù là có cơ sở thực tế vì sự biểu hiện những đặc điểm ấy cũng không hoàn toàn chân thực và toàn diện. Những đặc điểm đặc trƣng của giới tính là điều vô cùng cần thiết ở mỗi con ngƣời, tuy nhiên, muốn có đƣợc những đặc điểm đặc trƣng ấy không phải là dễ dàng mà

28

đòi hỏi bản thân mỗi ngƣời phải trải qua những yêu cầu nhất định, trong đó việc tiếp thu những nội dung giáo dục giới tính là điều hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH PTTH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG NỘI THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI NỘI DUNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH (Trang 28 -28 )

×