3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA
3.2.2. Nội dung thực nghiệm:
3.2.2.1. Những căn cứ đánh giá:
Áp dụng các biện pháp để kiểm nghiệm về nhận thức và thái độ của các em đối với nội dung giáo dục giới tính. Chúng tôi dự kiến khảo sát:
• Về nhận thức:
Phân tích nhận thức của các em dƣới các góc độ:
+ Nhận thức về mức độ cần thiết của từng nội dung cụ thể + Nhận thức đối với từng nội dung kiến thức.
• Về thái độ:
Chúng tôi chỉ phân tích thái độ e ngại của các em học sinh khi học tập nội dung giáo dục giới tính. Phân tích sự e ngại ở hai góc độ:
+ E ngại hay không khi học nội dung giáo dục giới tính. + Mức độ e ngại ở từng nội dung cụ thể.
• Ở đây chúng tôi phân tích nhận thức và thái độ của các em đối với bốn nội dung sau đây:
105
+ Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục nam nữ. + Cơ sở khoa học các biện pháp tránh thai.
+ Các bệnh lây qua quan hệ tình dục. + Vấn đề vợ chồng trẻ.
Sở dĩ chúng tôi chọn bốn nội dung này vì đây là những nội dung mà thái độ e ngại của các em là phổ biến, mặt khác đây cũng là nội dung dạy ở khối lớp 12, khối lớp mà chúng tôi chọn làm khách thể tác động.
3.2.2.2. Cách tiến hành thực nghiệm: a. Khách thể thực nghiệm:
• Nhóm thực nghiệm:
Nhóm thực nghiệm bao gồm 82 em học sinh khối 12, trong đó gồm hai lớp: 12A1, 12A3 ở trƣờng PTTH Nguyễn Du - Q10 (nội thành TPHCM).
• Nhóm đối chứng:
Nhóm đối chứng gồm 80 em học sinh khối 12 ở trƣờng PTTH Nguyễn Hiền - Q11 (nội thành TPHCM).
b. Thời gian thực nghiệm:
- Đo nhận thức và thái độ lần một: 4/1998.
- Đo nhận thức và thái độ lần hai (sau khi tác động): 6/ 1998. c. Tổ chức thực nghiệm:
• Đo nhận thức và thái độ của học sinh trƣớc khi tiến hành thực nghiệm, phiếu thực nghiệm gồm 7 câu hỏi (xin xem phụ lục 4). Kết quả thu đƣợc là 82 phiếu, tất cả đều là phiếu hợp lệ.
• Áp dụng tổng thể các biện pháp thực nghiệm, cụ thể là:
- Tuyên truyền và giải thích kỹ trong phụ huynh, các giáo viên và đặc biệt là học sinh về tầm quan trọng của giáo dục giới tính, nội dung giáo dục giới tính đối với sự phát triển toàn diện của học sinh. (Ngƣời nghiên cứu gặp gỡ phụ huynh và học sinh nhân buổi họp phụ huynh ở học kì 2, tháng 4, năm học 1997 -1998 và triển khai mục đích, kế hoạch, nội dung thực nghiệm).
106
- Làm công tác tƣ tƣởng với học sinh, đặc biệt là dặn dò và yêu cầu phải thật nghiêm túc trong quá trình học tập.
- Mời giảng viên kết hợp với giáo viên có chuyên môn và đặc biệt chú trọng nhiều đến phƣơng pháp giảng dạy để triển khai, truyền đạt những nội dung trên cho các em. Yêu cầu học sinh ghi chép đầy đủ và làm một bài kiểm tra sau khi học xong các nội dung trên.
- Phối hợp với Đoàn trƣờng tổ chức hội thi "Giới tính và học sinh PTTH".
- Chuyên gia tƣ vấn tâm lý làm việc tại trƣờng đƣợc thực nghiệm tác động (2 buổi/ tuần).
• Đo nhận thức và thái độ của học sinh sau khi thực hiện các biện pháp đã nêu theo mẫu phiếu thực nghiệm (PL 4).
• Song song với việc khảo sát ở nhóm thực nghiệm, chúng tôi tiến hành khảo sát ở nhóm đối chứng để kiểm tra hiệu quả tác động nhằm tìm hiểu thực tế việc nâng cao nhận thức và thái độ nhƣ thế nào. Nhóm đối chứng đƣợc tiến hành cả hai lần đo nhận thức và thái độ đối với nội dung giáo dục giới tính cùng khoảng thời gian với hai lần khảo sát ở nhóm thực nghiệm (nhóm đối chứng không dùng những biện pháp tác động).
d. Xử lý số liệu:
Xử lý số liệu theo phƣơng pháp Toán thống kê nhƣ sau: - Thống kê tần số, tính tỉ lệ phần trăm (%).
- Tính điểm trung bình.
- Dùng kiểm nghiệm Chi square để kiểm nghiệm sự khác biệt giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, trƣớc và sau thực nghiệm ở từng nhóm.