Đặc điểm tâm lý học sinh PTTH

Một phần của tài liệu thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh ptth ở một số trường nội thành thành phố hồ chí minh đối với nội dung giáo dục giới tính (Trang 45)

2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

2.3. Đặc điểm tâm lý học sinh PTTH

Tuổi học sinh PTTH hay ngƣời ta vẫn hay gọi là lứa tuổi đầu thanh niên, là giai đoạn phát triển của trẻ em từ 15 đến 18 tuổi, tƣơng đƣơng với học sinh lớp 10, lớp l1 và lớp 12 ở nƣớc ta hiện nay. Tuổi học sinh PTTH là tuổi trƣởng thành về mặt xã hội, là tuổi chuẩn bị quyết định cho sự tham gia vào cuộc sống tự lập, cuộc sống gia đình, là thời kỳ trƣởng thành những phẩm chất tinh thần của một con ngƣời đúng nghĩa trong xã hội.

Về cơ bản, lứa tuổi này đang phát triển và hƣớng dần đến sự hoàn thiện nhƣ ngƣời lớn:

2.3.1. Đặc điểm cơ thể:

- Đến cuối tuổi học, học sinh PTTH đã trƣởng thành về mặt cơ thể. Đây là thời kỳ phát triển êm ả về mặt thể chất, kể cả những phẩm chất chất thể lực và nhịp độ phát triển của cơ thể.

- Những biến đổi trong sự phát triển của hệ thần kinh và của não bộ đã đƣợc xác định. - Đa số các em đã vƣợt qua thời kỳ phát dục.

2.3.2. Một số nét nhân cách đặc trƣng:

* Sự tự ý thức phát triển rõ nét ở lứa tuổi này:

- Sự tự ý thức ở lứa tuổi này có liên quan đến nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những thuộc tính tâm lý, đạo đức theo quan điểm sống, ƣớc mơ và hoài bão.

- Các em quan tâm sâu sắc đến đời sống tâm lý riêng, đến những phẩm chất nhân cách và năng lực của mình.

- Sự tự ý thức ở lứa tuổi này đƣợc xuất hiện từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động. Chính địa vị và quan hệ mới mẽ trong tập thể, với thế giới xung quanh buộc các em phải đánh giá năng lực của mình theo tiêu chuẩn phù hợp hay không với những yêu cầu đề ra cho các em.

41

- Ở tuổi các em thƣờng xuất hiện hoặc đánh giá quá cao hoặc quá thấp nhân cách của mình.

- Nếu nhƣ học sinh tuổi thiếu niên thƣờng đặt mình vào hiện tại thì học sinh PTTH thƣờng lại đặt mình vào tƣơng lai. Vì vậy các em thƣờng quan tâm đến cuộc sống sau này, tình yêu, gia đình, sự lựa chọn bạn đời trong tƣơng lai.

* Đây cũng là lứa tuổi quyết định sự hình thành về thế giới quan:

- Các em đã xây dựng hệ thống quan điểm riêng dựa trên những điều kiện về mặt trí tuệ và xã hội.

- Ở các em đã xuất hiện sự phát triển của hứng thú nhận thức đối với những nguyên tắc chung nhất, những quy luật phổ biến của vũ trụ, những yếu tố tự nhiên của con ngƣời nhƣ: cấu tạo của cơ thể, những hiện tƣợng xảy ra trong sự phát triển của cơ thể...

- Nội dung nhận thức cũng thể hiện rõ thế giới quan của các em. Các em bắt đầu quan tâm rất nhiều đến con ngƣời, vai trò của con ngƣời, mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, các mối liên kết đặc biệt giữa ngƣời với ngƣời nhƣ quan hệ trong gia đình, quan hệ yêu đƣơng...

* Ở học sinh PTTH xuất hiện nhu cầu tự giáo dục:

- Các em biết khắc phục một số khó khăn thiếu sót trong hành vi, phát huy những phẩm chất tốt riêng biệt, hƣớng vào việc hình thành nhân cách nói chung phù hợp với lý tƣởng các em đã xây dựng.

- Các em thƣờng quan tâm đến việc hình thành bộ mặt tinh thần và đạo đức nhất định, trọn vẹn.

* Lý tƣởng:

Hình thành đặc trƣng nhất là những hình ảnh khái quát, phẩm chất tốt đẹp nhất của nhân cách theo quan điểm của các em. Mức độ lý tƣởng đạo đức cao là nét đặc trƣng ở tuổi này, thể hiện nguyện vọng tham gia vào các hoạt động của xã hội.

42 * Nhận thức:

- Các em thích thú khi nhận thức những vấn đề gây cho chính mình sự khó hiểu, thắc mắc, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến cuộc sống của cơ thể...

- Nhận thức của các em không còn mang tính chất hời hợt, hình thức bên ngoài nữa mà bắt đầu tìm hiểu, khám phá những quy luật, những đặc điểm bản chất của đối tƣợng song đôi khi kết quả lại không nhƣ ý muốn của các em.

* Thái độ:

- Học sinh PTTH bắt đầu thể hiện thái độ rõ ràng với những ngƣời xung quanh và cả với những sự vật, hiện tƣợng xung quanh.

- Nhờ hiểu tƣơng đối sâu sắc về các sự vật hiện tƣợng nên các em tỏ rõ thái độ dựa trên quan điểm riêng của mình. Khi tiếp cận vấn đề gì các em thƣờng thể hiện rõ là thích hay không, đồng ý hay không một cách rõ rệt.

- Với những vấn đề đáp ứng đƣợc nhu cầu nhận thức của mình thƣờng các em thể hiện thái độ thích thú rất rõ rệt, các em rất trân trọng thậm chí nhiều em có thể say mê. Bên cạnh đó các em có thái độ xúc cảm thẩm mỹ đối với cuộc sống và thể hiện rõ cảm xúc mình đối với cái đẹp và nhiều khi lại không kiềm chế đƣợc cảm xúc hay không biết cách thể hiện cảm xúc của mình.

- Thái độ xúc cảm tích cực đối với cái đẹp trong cuộc sống xã hội hiện thực sẽ làm phong phú thêm nhân cách, làm giàu thêm tính ngƣời ở các em. Cái đẹp trong cuộc sống là cái đẹp đạo đức, là bản thân đạo.

- Ở các em cũng bắt đầu tỏ thái độ trong nhiều dạng hoạt động, trong nhiều tình huống khác nhau. Đặc biệt thái độ học tập đối với các nội dung học tập ngày càng tích cực và rõ ràng hơn.

- Các em thƣờng có thái độ tích cực đối với những nội dung mang ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa nhận thức cũng nhƣ ý nghĩa xã hội. Hơn hết, các em vẫn thích thú và say mê những nội dung thực sự liên quan đến nhu cầu, hứng thú và phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi.

43

- Thái độ tích cực đối với việc tiếp thu tri thức thúc đẩy sự phát triển tính chủ định của các quá trình nhận thức, làm cho hoạt động nhận thức càng khởi sắc hơn trong việc hƣớng đến những đặc điểm bản chất của vấn đề.

Tuy vậy cũng một phần do đặc điểm tâm lý cho nên một số em cũng chƣa thực sự biểu lộ dứt khoát thái độ của mình mà đôi lúc còn che giấu hay tỏ vẻ e ngại.

* Lứa tuổi này là lứa tuổi tăng cƣờng vai trò của những niềm tin và ý thức đạo đức. Các em có thể nắm đƣợc những sắc thái tinh tế nhất gắn liền với ý nghĩa phong phú của của những khái niệm phức tạp về nghĩa vụ, danh dự, lòng tự hào và phẩm giá của cá nhân.

* Ý thức làm ngƣời lớn đã có sự thay đổi đặc biệt, nó có tính chất độc đáo hơn. Ý thức làm ngƣời lớn ở các em đã biến thành tình cảm khẳng định, tự thể hiện độc đáo, tình cảm này thôi thúc các em nhận biết về mình ở cả những đặc điểm nhân cách và những đặc điểm khác.

* Hứng thú:

Nhìn chung học sinh PTTH có hứng thú sâu rộng và tự giác. Đó là hứng thú đọc sách báo, hứng thú nghệ thuật, hứng thú với những môn học, những chuyên đề phù hợp với nhu cầu của các em. Đặc biệt hơn, các em thể hiện rất rõ hứng thú tìm hiểu những đặc điểm của chính bản thân mình.

* Tình cảm:

- Các em có sự say mê sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật và bắt đầu thể hiện rõ sự quan tâm đến các hiện tƣợng đời sống xã hội và đạo đức.

- Các em đã có những ƣớc vọng về cuộc sống trong tƣơng lai, các em nghĩ về một ngƣời yêu lý tƣởng...

- Ở các em xuất hiện nguyện vọng rất muốn đƣợc "nổi bật" và muốn đƣợc mọi ngƣời chú ý, quan tâm và có tình cảm đặc biệt đối với mình.

- Hình thành kỹ năng tự chủ.

44

- Tình bạn ở các em rất sâu sắc và cao đẹp. Tình bạn là cứu cánh giúp các em làm nguồn an ủi và động viên cho chính mình để hoàn thiện nhân cách.

- Trong tình yêu, biểu hiện chủ yếu là sự say mê đối tƣợng. Các em có sự rung cảm thực sự trƣớc ngƣời khác giới. Song trong tình yêu, đôi lúc các em vẫn chƣa thật sự chín chắn và dễ dẫn đến tình yêu mù quáng hay không kiềm chế chính mình dẫn đến những hậu quả khó lƣờng.

* Đặc điểm ý chí, tính cách của học sinh PTTH:

- Tính mục đích: các em thƣờng hƣớng vào những mục đích có ý nghĩa xã hội to lớn. - Nhu cầu hành động độc lập phát triển mạnh. Thái độ phân tích, sẵn sàng suy luận và sự nhạy bén về đạo đức, tự rèn luyện và giáo dục thể hiện rõ trong những hoạt động khác nhau.

- Tinh thần làm chủ thể hiện rất cao độ: Các em có thể tự tổ chức và tự quản trong các hoạt động hay trong các hình thức học nhóm, thảo luận...

- Các em có tinh thần xung phong, dũng cảm và không sợ khó khăn.

- Các em có lòng tự trọng và danh dự cao, đƣợc thể hiện trong những kế hoạch và cả trong hành động. Ở các em bắt đầu hình thành và phát triển tính tự kiềm chế và tự chủ thể hiện rõ trong quan điểm, chính kiến của mình ít bị dao động trƣớc ý kiến của ngƣời khác.

- Các em thể hiện rõ ý thức và nhu cầu tự tu dƣỡng, chọn bạn, ghi nhật ký và luôn luôn tự nhủ rằng mình phải cố gắng. Các em cũng thƣờng xuyên nghiêm khắc với mình trong quá trình tự tu dƣỡng và tự rèn luyện.

Đây là những đặc điểm tâm lý, nhân cách của lứa tuổi học sinh PTTH, ở các em những đặc điểm nhân cách cơ bản đã hình thành và đang hoàn thiện dần. Đặc điểm này rất cần thiết để giúp các em chuẩn bị bƣớc vào cuộc sống thực sự của chủ thể mang tính tự lập. Đây là lứa tuổi lãng mạn dám nghĩ dám làm, có nhiều

45

ƣớc mơ, ý nghĩ muốn tự thân vận động, muốn khám phá những gì bí ẩn nhất của con ngƣời. Các em học sinh PTTH có nhận thức tƣơng đối sâu sắc về thế giới xung quanh, có tính độc lập, có những suy nghĩ, quan điểm, sự đánh giá và thái độ riêng. Chính vì thế, khi đánh giá và nhìn nhận cũng nhƣ tỏ thái độ đối với những nội dung giáo dục giới tính chắn chắn đầu tiên các em phải dựa trên sự hiểu biết, quan điểm riêng của mình để từ đó nhận thức chính xác và sâu sắc về vấn đề cũng nhƣ biểu hiện thái độ tích cực hay không tích cực với nội dung giáo dục giới tính. Tuy vậy, các em vẫn còn bị chi phối bởi những yếu tố tâm lý xã hội trong suy nghĩ và thái độ của mình.

Một phần của tài liệu thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh ptth ở một số trường nội thành thành phố hồ chí minh đối với nội dung giáo dục giới tính (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)