Thực trạng thái độ của học sinh PTTH đối với nội dung giáo dục giới tính

Một phần của tài liệu thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh ptth ở một số trường nội thành thành phố hồ chí minh đối với nội dung giáo dục giới tính (Trang 81)

2. Thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh PTTH đối với nội dung giáo dục giớ

2.2.Thực trạng thái độ của học sinh PTTH đối với nội dung giáo dục giới tính

Để khảo sát thái độ cửa học sinh PTTH đối với nội dung giáo dục giới tính chúng tôi tìm hiểu thái độ thích thú, tán thành, e ngại đối với nội dung giáo dục giới tính nói chung và với từng nội dung cụ thể. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tìm hiểu thái độ đồng ý hay không đồng ý đối với một số nhận xét về nội dung giáo dục giới tính cũng nhƣ tìm hiểu thái độ học tập nội dung giáo dục giới tính.

2.2.1. Thái độ đối với nội dung giáo dục giới tính của học sinh PTTH

Bảng 9. Thái độ thích học nội dung giáo dục giới tính:

Lựa chọn Tần số Tỉ lệ

a. Rất thích 51 15.94

b. Thích 220 68.75

c. Có cũng đƣợc, không cũng đƣợc 30 9.38

d. Không thích 17 5.31

e. Hoàn toàn không thích 2 0.63

Tổng 320 100

Nhìn vào số liệu nghiên cứu ở bảng 9, ta thấy rõ: Có đến 84.69% học sinh thích học nội dung giáo dục giới tính trong đó mức độ "rất thích" lên đến 15.94%.

Đây là một tín hiệu đáng mừng cho các nhà giáo dục và cả những ai thực sự tâm huyết với công tác giáo dục giới tính vì nếu thích thú với nội dung giáo dục giới tính các em sẽ dễ dàng có tâm thế học tập hay nói khác hơn hứng thú học tập đã nhen nhúm và đủ sức để cháy rực. Điều này sẽ kích thích các em nỗ lực và phấn đấu để chiếm lĩnh những tri thức về giới tính.

Tuy thế vẫn còn gần 10.00% học sinh quá "thờ ơ" với nội dung giáo dục giới tính nên các em lựa chọn "có cũng đƣợc, không cũng đƣợc". Chính thái độ này ảnh hƣởng đến việc nỗ lực và tích cực học tập của các em.

69

Bên cạnh đó, con số 5.31% học sinh khẳng định là không thích học những nội dung giáo dục giới tính đáng để chúng ta nghiền ngẫm và suy nghĩ "Tại sao các em lại không thích học nội dung giáo dục giới tính?".

Nhƣ vậy: Một tỉ lệ khá lớn học sinh thích học nội dung giáo dục giới tính, tuy vậy vẫn còn một tỉ lệ đáng kể e dè, chƣa thích hoặc không thích học tập.

2.2.2. Mức độ thích đối với từng nội dung cụ thể, nội dung nào thích nhất

Để tìm hiểu cụ thể hơn thái độ của học sinh PTTH đối với nội dung giáo dục giới tính, ngƣời nghiên cứu đƣa ra năm mức độ và yêu cầu hãy lựa chọn ở từng nội dung cụ thể một mức độ phù hợp nhất. Bên cạnh đó, hãy chọn những nội dung cảm thấy thích thú nhất khi học tập.

* Nhìn vào bảng sau (bảng 10) chúng tôi nhận thấy sự lựa chọn của các em đối với từng nội dung cụ thể khá khác nhau, có thể chia thành ba nhóm nhƣ sau:

- Nhóm 1. "Thích học". Bao gồm các vấn đề: Tình yêu, 85.31% ; Tình bạn, 82.19% ; Biến đổi tâm lý tuổi dậy thì, 54.69%. Phải chăng đây là những vấn đề gây cho các em những rung cảm mãnh liệt nhất và các em cảm thấy thực sự phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng đặc trƣng của lứa tuổi mình?

- Nhóm 2. "Không thích". Bao gồm các vấn đề mà tỉ lệ lựa chọn không thích và hoàn toàn không thích rất cao nhƣ: Kinh nguyệt, 64.69% ; Giới tính và sự khác biệt nam nữ, 56.25% ; Thụ thai và sự phát triển của thai, 48.41% ; Các bệnh lây qua quan hệ tình dục, 47.18% ; Biến đổi cơ thể tuổi dậy thì, 46.56%.

Đây là năm nội dung cụ thể mà các em không thích học. Hầu hết, những vấn đề này đề cập rất nhiều đến tính chất "riêng tƣ" của con ngƣời. Nhƣng phải chăng thái độ không thích trên chỉ xuất phát từ tính chất của những nội dung này?

- Nhóm 3. Mức độ "có cũng đƣợc, không cũng đƣợc" bao gồm các nội dung nhƣ: Vấn đề của vợ chồng trẻ, 45.31% ; Hôn nhân, 30.63% ; Cơ sỏ khoa học của các biện pháp tránh thai, 25.31%. Vấn đề đặt ra ở đây là: Có phải những nội dung này không cần thiết đối với các em?

Bảng 10. Các mức độ thích ở từng nội dung, nội dung thích nhất: Các nội dung Các mức độ Nôi dung thích nhất Rất thích Thích Có cũng đƣợc không cũng đƣợc Không thích

Hoàn tòan không thích Tần số Tỷ lệ % Xếp hạng Tần số % Tần số % Tần số % Tần số % Tần số %

1. Giới tính và sự khác biệt nam nữ 32 10.00 68 21.25 40 12.50 121 37.81 59 18.44 151 47.18 7 2. Những biến đổi cơ thể tuổi dậy thì 38 11.88 l01 31.56 32 10.00 112 35.00 37 11.56 198 61.88 5 3. Những biến đổi tâm lý tuổi dậy thì 57 17.81 118 36.88 43 13.44 83 25.94 19 5.94 234 73.13 3 4. Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục nam

nữ

39 12.19 73 22.81 122 38.13 26 8.13 60 18.75 12 3.75 11

5. Hiện tƣợng kinh nguyệt 12 3.75 71 22.19 30 9.38 185 57.81 22 6.88 8 2.50 12

6. Thụ thai và sự phát triển của thai 18 5.63 99 30.94 48 15.00 95 29.69 60 18.75 199 62.19 4

7. Tình bạn 84 26.25 179 55.94 32 10.00 22 6.88 3 0.94 258 80.63 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Tình yêu 92 28.75 181 56.56 16 5.00 23 7.19 8 2.50 298 93.13 1

9. Hôn nhân 32 10.00 83 25.94 98 30.63 68 21.25 39 12.19 130 40.63 8

10. Cơ sở khoa học các biện pháp tránh thai 32 10.00 111 34.69 79 24.69 81 25.31 17 5.31 61 19.06 10 11. Các bệnh lây qua quan hệ tình dục 23 7.19 109 34.06 37 11.56 122 38.13 29 9.06 161 50.31 6

70

Giải đáp điều này khi khảo sát bằng phƣơng pháp trò chuyện, phỏng vấn chúng tôi nhận thấy trong suy nghĩ các em có sự khác biệt rất rõ rệt:

+ Một số em thƣờng cho là những vấn đề này quá xa, không thuộc "vùng quan tâm" của lứa tuổi, đó là chuyện của ngƣời lớn hay thậm chí là chuyện "cấm kỵ" không đƣợc phép quan tâm đến, nếu không sẽ là quá "dung tục", " nhiều chuyện" và "lộn xộn".

+ Song rất nhiều em lại khẳng định cũng cần học vì chúng rất bổ ích nhƣng chính vì sợ mọi ngƣời chê trách, cƣời cợt thậm chí là cấm đoán cho nên các em phải thể hiện thái độ " vờ không quan tâm" của mình bằng việc chọn lựa "có cũng đƣợc, không cũng đƣợc".

* Khi tìm hiểu những nội dung nào các em thích nhất, có 6 nội dung đƣợc lựa chọn với mức độ trên 50.00%, thứ hạng nhƣ sau: Tình yêu, Tình bạn, Biến đổi tâm lý tuổi dậy thì, Thụ thai và sự phát triển của thai, Những biến đổi cơ thể tuổi dậy thì, Các bệnh lây qua quan hệ tình dục. Đa phần, những nội dung này không chỉ đáp ứng nhu cầu nhận thức mà còn tác động không nhỏ đến đời sống tâm lý cũng nhƣ góp phần chuẩn bị cho các em vững tin bƣớc vào cuộc sống ở tƣơng lai. - Nội dung mà các em thích nhất vẫn là "Tình yêu":

+ Ở lứa tuổi học sinh PTTH, đã xuất hiện tình cảm với ngƣời bạn khác giới mà chúng ta thƣờng gọi là "Tình yêu tuổi mới lớn". Chính điều này làm cho các em đứng trƣớc một trạng thái xúc cảm rất "lạ lẫm" mà trƣớc đó chƣa hề có đƣợc. Trong tâm tƣ các em dấy lên những cảm xúc rào rạt và khó tả, sự pha trộn giữa cái lý thú, vui mừng tột độ với cái lo sợ thậm chí là hoang mang khi đứng trƣớc ngƣời mình thích làm cho các em vô cùng khó chịu và bỡ ngỡ.

+ Tình yêu là gì, làm sao đánh giá sự chân thật của tình yêu và ngƣời yêu... Tất cả là một "rừng hoang" cần tìm hiểu. Một tình yêu bồng bột, cảm tính sẽ không bền vững dễ đổ vỡ ảnh hƣởng trƣớc tiên đến kết quả học tập và sau đó mãi

71

là những dấu ấn không phai trong tâm trí các em. Chính vì những bức xúc và nhu cầu nhận thức của lứa tuổi thôi thúc các em chọn lựa đây là vấn đề thích nhất.

- Ở thứ hạng 2, vấn đề tình bạn cũng là một đề tài lý thú các em thích tìm hiểu. Thực vậy, nhu cầu giao tiếp trong nhóm bạn là nhu cầu không thể thiếu đƣợc, đặc biệt là nhu cầu tâm sự những điều bí mật, thầm kín. Sống trong vòng tay bè bạn sẽ trƣởng thành về nhiều mặt nên các em luôn luôn mong muốn có một tình bạn chân thật và ngƣời bạn tốt. Có bạn, các em sẽ tự khám phá ra những chân lý mà các em tƣởng chừng hết sức khó khăn nhƣ: Thế nào là tình bạn tốt? Tình bạn khác giới ra sao? ... Tất cả đều thôi thúc thái độ tìm hiểu một cách nhiệt tình và say mê nội dung này.

- Vấn đề ở thứ hạng "3" là: Những biến đổi tâm lý tuổi dậy thì, đƣợc các em lựa chọn với tỷ lệ 73.13%. Bƣớc vào tuổi dậy thì - lứa tuổi hết sức phức tạp của đời sống con ngƣời, lứa tuổi có những biến đổi hết sức lạ lẫm làm cho các em lo lắng không nguôi. Nào là ý thức tự trọng và muốn đƣợc đối xử nhƣ ngƣời lớn, nào là những cảm xúc rung động mãnh liệt đến mức không kiềm chế đƣợc, bên cạnh đó thƣờng xảy ra sự mất cân bằng tâm lý... Tất cả đều gây cho các em cảm giác bỡ ngỡ, lo lắng, sợ hãi cho nên các em rất thích thú tìm hiểu và khám phá để lý giải những điều đã và đang xảy ra ở chính bản thân mình.

- Những vấn đề còn lại từ thứ hạng 4 đến thứ hạng 6 là: Thụ thai và sự phát triển của thai (62.19%), Biến đổi cơ thể tuổi dậy thì (61.80%), Các bệnh lây qua quan hệ tình dục (50.13%)...

Nhƣ vậy: Với những vấn đề liên quan mật thiết và đáp ứng đƣợc những thắc mắc của lứa tuổi thì thƣờng đƣợc các em học sinh PTTH thích thú, say mê và tích cực tìm hiểu nhiều nhất.

Bảng 11. Sự e ngại khi học tập những kiến thức về giới tính:

Các lựa chọn Tổng số học sinh

Khối lớp Giới tính

Khối 10 Khối 11 Khối 12 Nam Nữ

Tần số % Tần số % Tần số % Tần số % Tần số % Tần số %

a. Rất e ngại 90 28.13 51 43.97 27 25.47 12 12.24 40 26.49 50 29.59

b. E ngại 131 40.94 54 46.55 39 36.79 38 38.78 39 25.83 92 54.44

c. Lƣỡng lự 49 15.31 6 5.17 20 18.87 23 23.47 30 19.87 20 11.83

d. Không e ngại 31 9.69 5 4.31 12 11.32 14 14.29 25 16.56 5 2.96

72

Tìm hiểu thái độ e ngại của các em đối với nội dung giáo dục giới tính, kết quả nghiên cứu ở bảng trên cho thấy:

* Có đến 69.07% học sinh e ngại khi học những nội dung giáo dục giới tính, trong đó tỷ lệ lựa chọn rất e ngại lại khá cao, 28.13%. Nhƣ thế, có rất nhiều học sinh e ngại khi học những nội dung giáo dục giới tính, đây là vấn hết sức quan trọng cần phải khắc phục.

Rõ ràng là khi các em e ngại thì sẽ rất khó có thể tích cực và hăng say học tập. Chính vì vậy, làm sao có thể lĩnh hội một cách thấu đáo những nội dung trên? Vấn đề cần lƣu ý ở đây là ngay trong ý kiến của các em có sự mâu thuẫn rõ rệt: thích học nội dung giáo dục giới tính nhƣng rồi cũng chính các em lại rất e ngại khi học những nội dung ấy. Nếu so sánh tỉ lệ học sinh thích học là 84.68% với tỉ lệ e ngại là 69.07% ta thấy rõ sự mâu thuẫn này.

Hiểu một cách giản đơn, khi bản thân các em thích học thì đúng ra phải hào hứng và say mê học tập nhƣng đằng này lại lo lắng, e ngại... Phải chăng các em tò mò nên thích học nhƣng vì việc tổ chức học tập chƣa hiệu quả và phù hợp nên lại e ngại? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Nếu so sánh trên phƣơng diện khối lớp giữa học sinh khối 10, khối 11 và khối 12, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt rất rõ rệt:

- Gần nhƣ đa số học sinh khối 10 đều e ngại khi học tập nội dung giáo dục giới tính nhƣng thái độ e ngại này giảm dần ở học sinh khối 11 và giảm đáng kể ở học sinh khối 12.

Thực vậy, ở khối 10 tỉ lệ học sinh e ngại khi học tập nội dung giáo dục giới tính rất cao: 90.52%, trong đó có đến 43.97% học sinh lựa chọn mức độ "rất e ngại". Tuy nhiên, tỉ lệ này ở học sinh khối 11 là 62.22%, mức độ "rất e ngại" chỉ là 25.47%. Đặc biệt hơn, ở học sinh khối 12 tỉ lệ học sinh e ngại chỉ là 51.02% trong đó mức độ "rất e ngại" chỉ còn 12.24%.

73

- Điều này có thể cho phép khẳng định rằng, ở học sinh khối lớp lớn hơn, chững chạc, tự tin hơn cũng nhƣ hiểu và khẳng định sự cần thiết của nội dung giáo dục giới tính đồng thời trải nghiệm nhiều hơn trong đời sống giới tính nên các em đã bớt e ngại khi tiếp cận và học tập những nội dung giáo dục giới tính.

* Phân tích sự e ngại khi học tập những nội dung giáo dục giới tính giữa nam sinh và nữ sinh cũng có sự khác biệt nhất định:

- Trong khi chỉ có 52.32% nam sinh e ngại thì ở học sinh nữ tỷ lệ này tăng vọt lên 84.03% e ngại khi học các vấn đề về giới tính. Hơn thế nữa, nếu so sánh ở từng mức độ e ngại và rất e ngại giữa nam và nữ có sự chênh lệch rất đáng kể. Điều này cho chúng ta thấy hầu hết nữ sinh đều rất e ngại khi học những vấn đề về giới tính, các em thƣờng hay lo lắng, dè dặt, thậm chí sợ hãi khi tiếp cận những chuyện "giới tính".

- Đặc biệt, có đến 27.82% học sinh nam không e ngại thì ở học sinh nữ tỉ lệ này rất thấp: chỉ 4.14% trong đó có 2.96% em không e ngại và chỉ vỏn vẹn có 1.18% lựa chọn "hoàn toàn không e ngại". Điều này có thể khẳng định: Khi tiếp cận những nội dung giáo dục giới tính học sinh nữ thƣờng có thái độ e ngại rất rõ so với các em nam. Phải chăng sự khác biệt này xuất phát từ những đặc điểm về giới tính, học sinh nữ rất kín đáo hay e thẹn và lo lắng, hơn nữa các em thƣờng suy nghĩ và quan niệm: phải duyên dáng, phải trong sáng, nghiêm túc không đƣợc nghĩ đến những chuyện ấy ... chính vì vậy các em hay e dè, ngại ngùng khi học tập nội dung giáo dục giới tính.

2.2.3. Mức độ e ngại ở từng nội dung cụ thể, nội dung e ngại nhất

* Để tìm hiểu sâu hơn về thái độ e ngại của học sinh PTTH đối với nội dung giáo dục giới tính, chúng tôi tiến hành khảo sát thái độ e ngại của các em đối với từng nội dung cụ thể.

Bảng 12. Các mức độ e ngại ở từng nội dung cụ thể, nội dung e ngại nhất:

CÁC NỘI DUNG

Các mức độ Nội dung e ngại

Rất e ngại E ngại Bình thƣờng Không e ngại Hoàn toàn

không e ngại Tần số Tỷ lệ % Xếp hạng Tần số % Tần số % Tần số % Tần số % Tần số %

1. Giới tính và sự khác biệt nam nữ 73 22.81 128 40.00 75 23.44 23 7.19 21 6.56 117 36.56 8 2. Những biến đổi cơ thể tuổi dậy thì 68 21.25 162 50.63 40 12.5 17 5.31 13 4.06 201 62.81 5 3. Những biến đổi tâm lý tuổi dậy thì 61 19.06 129 40.31 70 21.88 47 14.69 13 4.06 28 8.75 12 4. Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục nam nữ 76 23.75 130 40.63 103 32.19 8 2.50 3 0.94 249 77.81 2 5. Hiện tƣợng kinh nguyệt 87 27.19 136 42.50 77 24.06 l1 3.44 9 2.81 258 80.63 1 6. Thụ thai và sự phát triển của thai 69 21.56 148 46.25 69 21.56 21 6.56 13 4.06 201 62.81 5

Một phần của tài liệu thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh ptth ở một số trường nội thành thành phố hồ chí minh đối với nội dung giáo dục giới tính (Trang 81)