Dự báo phát triển ngành In đến năm 2010

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược phát triển ngành in TP HCM đến năm 2010 (Trang 40)

Dự báo sản phẩm ngành in của Thành phố Hồ Chí Minh không thể tách rời dự báo của toàn ngành, bởi lẽ các doanh nghiệp in Thành phố không chỉ in các loại sản phẩm phục vụ nhu cầu của Thành phố mà còn in một phần cho các nhà xuất bản, các báo, tạp chí, các loại văn hóa phẩm và nhãn hàng bao bì của Trung ương và địa phương khác, kể cả gia công xuất khẩu.

Trong 10 năm tới, tổng sản lượng trang in của toàn ngành sẽ gấp 2,5 lần so với năm 2000. Trong đó tỷ trọng sản phẩm bao bì, báo và tạp chí có tỷ trọng tăng tương ứng, riêng quảng cáo có tỷ trọng tăng gấp 4 lần, số trang trên mỗi đầu sách sẽ giảm xuống, chỉ tăng về số lượng.

Bảng 3.1: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản phẩm đến năm 2010 Loại sản phẩm Nhãn, bao bì Báo, tạp chí Quảng cáo Sách Giấy tờ quản lý Tổng cộng Trang in 225 225 75 75 150 750 Tỷ trọng % 30 30 10 10 20 100 Đơn vị : Tỷ trang in (13x19)

* Về mặt định tính: Chắc chắn nhu cầu thị trường đối với ngành in sẽ tăng lên trong tương lai. Nhân tố chủ yếu trong dự báo này là mức hưởng thụ văn hóa của người dân nước ta hiện nay còn thấp và nhu cầu đối với mặt hàng nhãn, tem, bao bì, báo chí sẽ ngày càng cao tương ứng với tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Nhu cầu thị trường đối với ngành in, đặt ra trên cả 5 mặt:

Sản lượng: Hàng năm tăng bình quân 10-15%, tức 10-15 tỷ trang in. Chất lượng : Xu hướng là tăng trang in màu, sản phẩm có chất lượng cao.

Cơ cấu sản phẩm: Chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các mặt hàng bao bì, tem, nhãn, báo chí.

Về giá: Xu hướng bắt buộc giảm chi phí trong quá trình sản xuất, đồng thời tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm. Không thể duy trì hoạt động của các doanh nghiệp in nếu như không liên tục tăng hiệu quả trong sản xuất, trong chi phí sản phẩm và phải tìm cách làm tăng lợi nhuận và giảm chi phí cho khách hàng.

Thời gian: Đòi hỏi rút ngắn chu kỳ sản xuất, giao hàng nhanh.

* Về mặt định lượng: Cục xuất bản đã đưa ra mục tiêu cơ bản của ngành in: "Căn cứ vào sự đánh giá hiện trạng của ngành in và các dự báo về sự phát triển kinh tế xã hội nước ta đến 2010, mục tiêu cơ bản của ngành in nước ta đến 2010 như sau:

Tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất của toàn ngành, phấn đấu đạt mức tăng trưởng hàng năm từ 10% - 15% về sản lượng trang in (13cm x 19cm), đến năm 2005 đạt 450 đến 480 tỷ trang in trong đó không tính các loại bao bì, nhãn sản phẩm in trên các màng mỏng không phải là giấy và sản lượng của các hộ sản xuất nhỏ.

Do việc tăng nhiều chủng loại dẫn đến các đơn hàng ngày càng nhỏ hơn. Nhu cầu về tính hấp dẫn, bắt mắt của sản phẩm làm tăng số màu cần in và đòi hỏi chất lượng ngày càng cao hơn, mẫu mã thay đổi thường xuyên. Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng tỷ trọng các mặt hàng cao cấp và mặt hàng có giá trị cao, khai thác các nguồn hàng in gia công xuất khẩu đối với khu vực và thế giới để đạt mức tăng bình quân hàng năm 8- 10% về giá trị sản lượng.

Bảng 3.4: Cơ cấu sản phẩm ngành in Thành phố năm 2010 (dự báo)

Đơn vị tính: triệu trang (13 x 19)

Toàn ngành Trong đó Sản phẩm Trang in (13 x 19) Tỷ trọng Chất lượng cao Tỷ trọng Gia công Xuất khẩu Tỷ trọng 1. Sách 2. Báo-Tạp chí 3. Bao bì-nhãn hàng, VHP 4. Ấn phẩm khác 45.000 75.000 150.000 30.000 15,0 25,0 50,0 10,0 22.500 45.000 75.000 15.000 50 60 70 50 6.000 3.000 35.000 2.500 13,3 4,0 23,3 8,33 Tổng cộng 300.000 100 192.500 64,16 46.500 15,5

Tiếp tục quá trình hiện đại hóa ngành in bằng hai biện pháp chủ yếu là đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị và đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật; đổi mới cơ chế quản lý xí nghiệp để nâng cao thời gian khai thác thiết bị, phấn đấu đạt mức tăng năng xuất lao động bình quân từ 10- 12% hàng năm đến 2005.

Trên cơ sở nâng cao năng lực sản xuất của toàn ngành, phấn đấu nâng cao thu nhập bình quân cho người lao động mỗi năm từ 5-10%, vào năm 2005 đạt 1.200.000đ/ bình quân người một tháng".

Để thực hiện được mục tiêu và phương hướng đã đề ra, ngành in cả nước phải phấn đấu rất nhiều. Riêng ngành in Thành phố Hồ Chí Minh phải phấn đấu đạt được các chỉ tiêu cụ thể: Bảng 3.3: Chỉ tiêu ngành in Thành phố đến năm 2010 Năm Chỉ tiêu 2000 2005 2010 Trang in 13 x 19 (tỷ trang) 108 200 300 Doanh thu (tỷ đồng) 2.670 4.460 6.250 Lợi nhuận (tỷ đồng) 222 343 465 Nộp ngân sách (tỷ đồng) 258 446 634

* Dự báo kỹ thuật, công nghệ:

Trong các phương pháp in công nghiệp truyền thống như in typo, in offset, in ống đồng thì phương pháp in offset càng tỏ ra chiếm ưu thế hơn cả và được coi là phương

pháp in chính hiện nay và trong hai thập kỷ đầu thế kỷ 21. Bên cạnh đó, hai phương pháp in công nghiệp khác là in ống đồng và in typo cũng giữ vị trí quan trọng. Tuy nhiên, in ống đồng bị hạn chế do mặt thời gian in kéo dài nên chỉ dùng để in báo tuần, tạp chí có chất lượng cao và số lượng lớn.

Ngoài ra, hoạt động in văn phòng đáp ứng nhu cầu in nội bộ với số lượng ít, chất lượng không đòi hỏi cao, được sử dụng bằng phương pháp công nghệ in laser và công nghệ in phun, và gần đây cũng đã xuất hiện máy photocopy cao tốc. Dự báo trong vòng 05 năm tới, các thiết bị in dùng cho văn phòng sẽ hoàn thiện về tính năng, nâng cao công suất và giá bán giảm, sẽ đáp ứng nhu cầu in nội bộ hoặc hoạt động có số lượng in thấp. Phương pháp in lụa trong vòng 5-6 năm tới vẫn tiếp tục là phương tiện sinh sống của những lao động in thủ công.

Những thay đổi công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa đã dẫn đến các dịch vụ và hợp tác mới giữa ngành in với các khách hàng. “Thông tin ấn loát” đã được sử dụng như một khái niệm mới khi nói về nghành in, mà thực chất là mối quan hệ khắng khít giữa thông tin ấn loát và thông tin điện tử. Từ những thực tế hữu hiệu của các công nghệ thông tin, ngày nay có thể thấy nhiều lĩnh vực của ngành in đã sử dụng máy vi tính và kỹ thuật số. Ngành in đã trở nên nhanh hơn, tốt hơn và rẻ hơn trước đó. Chúng ta có thể dự báo sự phát triển công nghệ ngành in trong vài năm gần như sau:

Thiết bị chế bản có mức độ tự động hóa cao do ứng dụng những thành tựu của ngành điện tử - tin học. Dự báo đến 2005 sẽ xuất hiện thiết bị chế tạo khuôn in không qua khâu làm phim và được in thẳng từ máy vi tính. Thiết bị tạo mẫu là những máy vi tính kết nối với bộ phận lưu trữ rất phong phú về kiểu chữ, hình ảnh, kiểu trình bày, có thể đưa ra mẫu trên màn hình ngay lập tức sau khi khách hàng đưa ra các yêu cầu các thông số kỹ thuật.

Công nghệ in: Máy in offset tờ rời là máy được sử dụng phổ biến nhất bởi vì nhóm sản phẩm sách, tờ gấp, nhãn, bao bì... có số lượng lớn (chiếm tỷ trọng 50 - 60% tổng sản phẩm ngành in) và yêu cầu chất lượng không quá cao, thích hợp với loại máy này. Máy offset cuộn có hệ thống sấy được sử dụng để in nhóm ấn phẩm đòi hỏi chất lượng cao và số lượng lớn như: tạp chí, cataloge nhiều màu.. Tuy nhiên giá máy quá đắt (vài chục tỷ đồng) và đòi hỏi một hệ thống chuẩn về giấy, mực, độ ẩm, mặt bằng, kho, bốc dở,.. nên việc đầu tư loại máy này cần được nghiên cứu, lập dự án. Máy in offset cuộn không có hệ thống sấy được sử dụng để in báo, tạp chí, quảng cáo, catologe không yêu cầu chất lượng cao. Giá máy cũng khá đắt (trên 10 tỷ đồng) nên việc đầu tư phải gắn với đầu ra.

Máy in ống đồng và máy in flexo ngày càng được sử dụng phổ biến do sản phẩm của ngành in ngày càng đa dạng, phong phú và đòi hỏi chất lượng cao. Máy in ống đồng và máy in flexo được sử dụng chủ yếu để in bao bì có tráng màng, in trên màng PE, vỏ chai nhựa, giấy tráng thiếc….Máy in ống đồng có nhược điểm là chế tạo khuôn in mất nhiều thời gian, đòi hỏi phải có thợ giỏi và giá máy quá cao. Máy in flexo chưa được sử dụng phổ biến ở nước ta bởi vì nguyên liệu khó mua.

Mặt khác, trên một sản phẩm ấn loát, từ yêu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp in nhiều khi phải kết hợp các phương pháp in khác nhau mới thực hiện được.

- Công nghệ sau khi in (gia công hoàn thiện sản phẩm): Xu hướng trên thế giới là nhà in bao gồm cả khâu hoàn thiện sản phẩm để nâng cao tính đồng bộ trong sản xuất và bảo đảm thời gian giao hàng nhanh. Hơn nữa, các loại sách có xu hướng giảm số lượng đặt in, giảm số trang nội dung, nhưng lại gia tăng đầu sách, do đó việc tổ chức gia công sau in tại chỗ tránh vận chuyển lắt nhắt gây hao hụt nhiều, sẽ hiệu quả và được khách hàng tín nhiệm hơn. Tất cả các bước công việc trong khâu gia công hoàn thiện sản phẩm hiện nay đều đã có thể được thực hiện trên máy: máy gấp, máy khâu, máy vào bìa bằng keo nóng.. Các loại máy này ngày càng nâng cao mức độ tự động hóa. Các nhà in đều cần phải có những thiết bị này. Dây chuyền hoàn thiện sản phẩm liên hợp có thể làm ra sản phẩm cuối cùng một cách nhanh chóng, chất lượng do tính chất tự động hóa, đồng bộ hóa rất cao, chu kỳ sản xuất rất ngắn, tốn ít diện tích cho sản phẩm dở dang, vận chuyển liên tục, là xu hướng hiện nay ở các nhà in lớn trên thế giới.

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược phát triển ngành in TP HCM đến năm 2010 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)