Hiện nay số lượng cán bộ kỹ thuật và cán bộ nghiệp vụ quản lý có trình độ đại học đang phục vụ cho ngành in quá ít, do đó việc điều hành ở các doanh nghiệp in hiệu quả thường không cao. Lực lượng công nhân có tay nghề cao, phù hợp với công nghệ mới cũng không nhiều nên chưa sử dụng hết tính năng thiết bị.
* Lực lượng lao động hiện nay (tính đến hết năm 2000): Có 11.820 người, trong đó:
- Gián tiếp: 2.440 người, chiếm tỷ lệ 20,64% - Trực tiếp: 9.380 người, chiếm tỷ lệ 79,34% - Trình độ đại học: 853 người, chiếm tỷ lệ 7,22%
- Trình độ trung cấp: 685 người, chiếm tỷ lệ 5,80% - Công nhân bậc 5,6,7: 3.478 người, chiếm tỷ lệ 29,42%
Bảng 2.4 : Lực lượng lao động ngành in:
Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000
Tổng số 8.799 9.746 10.676 11.820
Quốc doanh Trung ương 1.809 1.989 2.165 2.061
Quốc doanh Thành phố 4.580 5.057 5.483 5.972
Quốc doanh Quận, Huyện 392 311 625 659
Công ty cổ phần, TNHH, DNTN 253 304 284 544
Cá thể 1.554 2.085 2.119 2.584
DN có vốn đầu tư nước ngoài 211 - - -
Nguồn: Niên giám Thống kê TP.HCM 2000 Ngành in Thành phố đang rất thiếu thợ giỏi. Mà trong ngành in thì tay nghề và kinh nghiệm của công nhân có vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm, dù cho đó là những máy in hiện đại nhất, điều khiển hoàn toàn bằng máy vi tính. Do đó giữa các nhà in đang diễn ra cuộc cạnh tranh quyết liệt để giữ chân và giành giật các thợ lành nghề về
phía mình. Mối bận tâm của các nhà in hiện nay không chỉ là khách hàng mà còn làø tay nghề công nhân. Bởi lẽ, đối với bất cứ nhà in nào, có thợ giỏi sẽ không lo thiếu khách hàng.
Hiện nay, ngành in Thành phố chỉ có 1 cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật ở TP.HCM, là trường dạy nghề của công ty in Trần Phú với trang thiết bị còn quá nghèo nàn và lạc hậu, học sinh không có điều kiện tiếp cận với những thiết bị hiện đại.
Việc đào tạo kỹ sư công nghệ in do Đại học sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức đảm nhận. Chương trình đào tạo, giáo trình và cơ sở thực hành ở các cấp học là vấn đề cần phải tiếp tục hoàn thiện mới có cơ hội nâng cao chất lượng đào tạo. Đội ngũ giáo viên chuyên ngành đã quá lâu không có đủ điều kiện đào tạo lại hoặc nâng cao trình độ nên hạn chế trong việc truyền thụ các kiến thức mới. Với môi trường đào tạo như vậy ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đội ngũ cán bộ và lao động của ngành in.
Hiện nay hầu hết các nhà in vừa kinh doanh, vừa kiêm luôn chức năng đào tạo; bởi lẽ Việt Nam chưa có trường đào tạo chính quy. Công ty in Trần phú có trường đào tạo riêng, mỗi năm cho ra trường khoảng 100 người. Nhưng không phải ai ra trường cũng trở thành thợ giỏi; những người mà các nhà in đang cần thực sự chỉ chiếm 5-6% trong tổng số được đào tạo. Liksin cũng phối hợp với trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật để mở các lớp đào tạo riêng; còn xí nghiệp In số 2 thì tập trung đào tạo tại chỗ. Khó khăn chung cho công việc đào tạo của ngành in hiện nay là không đủ phương tiện cũng như thiếu giáo viên có kiến thức và kinh nghiệm.
Việc đào tạo công nhân để sử dụng các thiết bị, công nghệ mới chủ yếu do hãng sản xuất và bán máy đảm nhiệm. Nhiều xí nghiệp in không có quỹ đào tạo, không mạnh dạn gửi người đi đào tạo.
Nhiều cán bộ quản lý doanh nghiệp ngành in còn mang tính quản lý bao cấp, mang tính xin cho, chờ sự tháo gỡ của cấp trên, công cuộc cạnh tranh thường xảy ra bằng biện pháp đơn giản là hạ giá công in, đời sống công nhân ngành in cũng gặp khó khăn trong giai đoạn hiện nay.
Tổ chức bộ máy của ngành in chưa đáp ứng được nhu cầu của nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay; hệ thống và quy mô của các cơ sở in chưa xác định đầy đủ; bộ máy quản lý của Nhà nước chưa được củng cố, vì vậy việc triển khai nhiệm vụ quản lý còn bất cập. Sức mạnh của các chế độ chính sách chưa chi phối hoạt động của ngành để giữ được định hướng trong hoạt động của ngành in.
Các Bộ, các Ngành, đoàn thể nào cũng có các cơ sở in, nhưng không có đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư đạt trình độ chuyên môn ngành in để thẩm định các dự án đầu tư phát triển hoặc quản lý hoạt động các cơ sở in. Các cơ quan cân đối, cấp phát vốn đầu tư cũng ít có sự phối hợp với cơ quan quản lý ngành nên không tạo được hiệu quả tổng hợp của công tác quản lý Nhà nước.
Đội ngũ cán bộ còn thiếu chọn lọc, có khi bổ nhiệm, đề bạt cán bộ lãnh đạo không dựa vào chuyên môn của ngành nghề, vì vậy có giám đốc các cơ sở in không hiểu và nắm rõ kỹ thuật của ngành, bên cạnh đó lại không được đào tạo và bồi dưỡng thỏa đáng, khiến cho đội ngũ cán bộ ngành in chưa ngang tầm nhiệm vụ, đó là một trở ngại lớn đối với hoạt động của ngành.