Phân tích thực trạng ngành in Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược phát triển ngành in TP HCM đến năm 2010 (Trang 25)

2.2.1 Sự phát triển các cơ sở in tại Thành phố Hồ Chí Minh

Kể từ khi Đảng và Nhà nước có chủ trương đổi mới đất nước, hướng nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, ngành in cũng như các ngành công nghiệp khác, vận động theo quy luật của thị trường. Do vậy trong nhiều năm qua đã có nhiều doanh nghiệp ngành in làm ăn có hiệu quả, và cũng không ít doanh nghiệp không theo kịp với nhu cầu của thị trường trong tình hình mới đã bị thua lỗ.

Để tháo gỡ những khó khăn cho hoạt động của ngành in, Nghị quyết 90/CP ngày 21/08/1997 và Nghị định 44/CP ngày 29/06/1998 của Chính phủ đã cho phép cổ phần hóa một số cơ sở in của Nhà nước. Để tiếp nhận công nghệ tiên tiến, hiện đại hóa ngành in, Thành phố cho phép các doanh nghiệp trong nước liên doanh với các nhà đầu tư trong và ngoài nước ở một số khâu về in như chế bản điện tử, in bao bì, đây là quyết định quan trọng tạo tiền đề cho công nghiệp in phát triển, làm căn cứ pháp lý để ngành in Thành phố tạo thêm nguồn lực mới, đổi mới công nghệ và thiết bị, làm cho sản phẩm của ngành có tính cạnh tranh cao hơn đối với thị trường trong nước, cũng như thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, việc xác định vị trí, vai trò của ngành in còn nhiều điểm chưa nhất quán nên chưa tạo điều kiện và môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của ngành in.

Do những yếu tố trên nên số lượng cơ sở in tăng nhanh trong những năm gần đây, đặc biệt trong giai đoạn 1997 đến nay, nhất là các công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp cá thể đã phát triển một cách nhanh chóng cả về số lượng lẫn quy mô.

Bảng 2.3 : Số lượng các cơ sở in đăng ký hoạt động

Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000

Cơ sở sản xuất, trong đó: 531 433 441 535

Quốc doanh Trung ương 14 14 15 15

Quốc doanh Thành phố 41 41 39 41

Quốc doanh Quận, Huyện 6 5 5 5

Công ty cổ phần, TNHH, DNTN 7 8 8 18

HTX tiểu thủ công nghiệp, cá thể 462 368 374 456

DN có vốn đầu tư nước ngoài 1 - - -

Năm 1988, tại Thành phố hình thành một xí nghiệp liên doanh giữa Liên hiệp các xí nghiệp in Thành phố với Singapore, chức năng là in bao bì và do phía Singapore bao tiêu sản phẩm. Tuy nhiên, do cơ chế hoạt động của ngành in chúng ta chưa thoáng đi đôi với việc quản lý của ngành in quá lỏng lẻo và còn nhiều bất cập nên doanh nghiệp in có vốn đầu tư nước ngoài duy nhất tại Thành phố này đã ngưng hoạt động chỉ sau vài năm.

2.2.2 Về hoạt động sản xuất - kinh doanh:

Trong những năm qua, ngành in Thành phố đã đạt được một số kết quả đáng kể. Theo số liệu thống kê năm 1996 - 2000, sản lượng trang in, giá trị sản xuất công nghiệp năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước và chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố, nộp ngân sách Nhà nước và lợi nhuận ngày càng tăng cao.

Bảng 2.6 : Các chỉ tiêu của ngành in trên địa bàn Thành phố: Chỉ tiêu Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 GTSX (Giá CĐ 1994) (triệu đồng) 1.037.809 1.225.067 1.338.541 1.520.586 1.758.050 Sản phẩm chủ yếu (triệu trang) 76.104 86.316 91.575 92.537 108.413

Doanh thu (triệu đồng) 1.729.596 1.598.981 1.924.623 2.128.879 2.458.823

Lãi, lỗ (triệu đồng) 128.558 161.555 173.498 191.911 208.214

Nộp ngân sách (triệu đồng) 108.056 154.668 171.162 182.723 201.868

Đầu tư (triệu đồng) 128.525 135.667 109.885 116.524 142.172

Cơ cấu GTSX công nghiệp - 3,3 3,1 2,9 2,9

Bảng 2.7 : Tốc độ phát triển (%) của các chỉ tiêu so với năm 1995:

Chỉ tiêu Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000

GTSX (Giá CĐ 1994) 114,44 135,09 147,61 167,68 193,87 Sản phẩm chủ yếu 129,30 146,65 155,58 157,22 184,19 Doanh thu 189,68 175,35 211,07 233,47 269,65 Lãi, lỗ 142,44 179,00 192,24 212,64 230,70 Nộp ngân sách 126,38 180,89 200,18 213,70 236,09 Đầu tư 144,16 152,17 123,26 130,70 159,47 Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM Comment [URG4]: Comment [URG5]:

* Năng lực sản xuất của ngành in Thành phố:

Số trang in: 108.413 triệu trang (13x19) (chiếm 36,14% toàn ngành). Trong đó 80% trang in offset, 16% trang in ống đồng, 04% trang in typo. Điều này chứng minh ngành in Thành phố đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ offset hóa ngành in mà Bộ Văn hoá – Thông tin đã đề ra.

Biểu đồ 1: Tốc độ phát triển ngành in Thành phố (triệu trang):

0 20000 40000 60000 80000

Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000

100000 120000

Tuy nhiên, ngành in Thành phố vẫn còn tình trạng phát triển “mạnh ai nấy lo” trong mấy năm qua. Tình hình đó dẫn đến đầu tư lãng phí vào một số công đoạn in, tách màu trong khi những khâu yếu lại không được quan tâm. Ngành in do Nhà nước thống nhất quản lý, nhưng thực tế lại do quá nhiều cấp chi phối, từ cấp bộ, ngành đến cấp tỉnh, thành phố, thậm chí cả cấp huyện nữa. Mỗi cấp tự hoạch định cho mình kế hoạch đầu tư phát triển riêng, để rồi tất cả cùng chạy đua nhập khẩu ồ ạt máy in cũ; nhiều đơn vị chạy theo không lại, đành mang máy về xếp xó, hoặc bán lại cho tư nhân núp bóng kinh doanh. Theo ước đoán, tư nhân hiện nay nắm khoảng 26% thị trường in ở Thành phố Hồ Chí Minh và đang làm chao đảo nhiều nhà in khác.

Những người hoạt động trong ngành in đều cho rằng, ngành in sẽ phát triển tốt hơn nếu có quy hoạch và định hướng phát triển thống nhất. Trước hết cần xóa bỏ phân cấp quản lý theo ngành và địa phương, (trừ một số trường hợp đặc biệt) từ đó hình thành ở Thành phố một số công ty lớn theo các chuyên ngành như in sách; báo và tạp chí; bao bì … lấy nòng cốt là những xí nghiệp in lớn. Mục tiêu trước mắt của ngành in Thành phố là đảm nhận toàn bộ nhu cầu in trên địa bàn và ngày càng mở rộng. Trong tương lai cũng phải tính đến chuyện cạnh tranh với nước ngoài. Muốn vậy, ngành in Thành phố phải được trang bị hoàn chỉnh và thật mạnh.

Nhìn chung toàn ngành in chưa có một định hướng thống nhất lâu dài, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững, ổn định trong cơ chế thị trường vào các năm sắp tới. Theo báo cáo ngành in tổng kết năm 1999, tuy hầu hết đều có lãi, nhưng 20% không có đạt chỉ

tiêu lợi nhuận hay tỷ suất lợi nhuận trên vốn quá thấp. Nhiều doanh nghiệp in chưa chú trọng nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh và chiến lược sản phẩm.

Tuy nhiên, cũng đã có một số doanh nghiệp in nổi lên, khi lãnh đạo doanh nghiệp đã xây dựng được những định hướng phát triển đúng đắn, biết tận dụng thế mạnh của đơn vị khai thác thời cơ, đem lại lợi nhuận đáng kể so với đồng vốn đưa vào kinh doanh. Các doanh nghiệp in như Công ty in Trần Phú, Xí nghiệp in số 7, Xí nghiệp in Tài chánh đã có những bước đầu thành công nhờ đã định hình chiến lược sản phẩm về lâu dài như: nhãn, bao bì cao cấp, vé số, lịch … đồng thời tạo được một vị thế cạnh tranh khá vững chắc trên thị trường, có nhiều khách hàng truyền thống, ký kết hợp đồng dài hạn với số lượng lớn.

Môi trường hoạt động - kinh doanh đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp in. Ngày 28/03/1998, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin đã ký Chỉ thị 05/1998/CT-BVHTT về việc tăng cường quản lý hoạt động in. Sở Văn hóa – Thông tin các tỉnh, đặc biệt Sở Văn hóa – Thông tin TP.HCM là một trong những đơn vị đã tiếp nhận và triển khai nghiêm chỉnh chỉ thị này. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong Thành phố phát triển bình đẳng.

2.2.3 Máy móc thiết bị và công nghệ:

Tính đến cuối năm 2000, ngành in Thành phố đã có 2.147 máy các loại, trong đó: - Máy in 909. Trong đó máy in offset: 592, máy in typo: 317

- Máy tách màu điện tử : 8 cái - Hệ thống sắp chữ điện tử

- Máy chụp, mài kẽm, phơi bản, ăn mòn - Các thiết bị chuyên dùng chế bản - Các thiết bị đóng xén thành phẩm - Dây chuyền chế bản ống đồng

Bên cạnh hệ thống doanh nghiệp Nhà nước, ngành in Thành phố còn có các doanh nghiệp tư nhân với năng lực sản xuất:

- Bao bì với hệ thống máy chuyên dùng: 10 máy. - In lụa khoảng 6.500 máy.

- Photocopy khoảng 14.000 máy.

- Hệ thống in vi tính (dùng sắp chữ, tạo mẫu): 15.000 máy.

- Máy in danh thiếp 20.000 máy - Máy in ronéo 100 máy.

Bảng 2.5 : Danh sách đăng ký hoạt động của các cơ sở tư nhân: Số DN đăng ký hoạt động STT Ngành nghề

Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000

01 In lụa 641 1.145 1.068 1.138

02 Photocopy 796 1.154 1.223 1.321

03 Dịch vụ vi tính 223 626 711 908

04 Thiết kế tạo mẫu 3 208 271 282

05 Quang, Roneo 16 33 37 41

06 In ống đồng 11 31 41 57

07 In flexo 10 16 18

Hoạt động in ở nước ta chủ yếu tập trung ở hai trung tâm lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, riêng ở thành phố Hồ Chí Minh đã chiếm gần ½ tổng sản lượng trang in toàn ngành. Trình độ kỹ thuật công nghệ của ngành in Thành phố Hồ Chí Minh vào loại khá ở nước ta. Có thể nói, ngành in Thành phố Hồ Chí Minh là nơi đi đầu trong việc đổi mới thiết bị, công nghệ nhằm thực hiện chủ trương offset hoá của Bộ Văn hoá – Thông tin, góp phần đem lại bộ mặt mới cho ngành in cả nước và đẩy mạnh nhịp độ phát triển bình quân của ngành in nước ta.

Tuy nhiên, thiết bị máy móc nhập không đồng bộ, nguyên vật liệu không phù hợp với thiết bị, công nghệ là một trở ngại rất lớn đối với sự phát triển ngành in. Hạn chế về thiết bị, kỹ thuật, công nghệ của ngành in Thành phố thể hiện ở những điểm sau:

- Khâu chế bản tuy có nhiều tiến bộ nhưng vẫn khập khiểng vì phim sử chụp không phải phim slair mà là phim photo; trình độ phơi kẽm chưa cao; tram không đen mịn; chỉ mới giải quyết riêng lẽ những vấn đề quang cơ, điện tử, nếu trên một trang có cả chữ và ảnh thì chưa giải quyết được cùng một lúc mà phải tách riêng; trên máy có thể làm ra một bản màu nhưng cuối cùng mongta vẫn thủ công, cho nên độ chính xác về màu không cao; việc tạo mẫu còn yếu.

- Ở khâu in, chỉ có một số ít máy móc thiết bị là được sản xuất ở thập niên 90, còn lại phần lớn máy móc đang sử dụng hiện nay được sản xuất ở các thập kỷ 70 và 80, thậm chí có cả 50 và 60. Máy cũ nên ảnh hưởng khá nhiều đến kỹ thuật in ấn và chất lượng sản phẩm.

Comment [URG7]:

- Khâu gia công thành phẩm (khâu đóng xén) ít được chú ý, trình độ thủ công là chính. Đây là khâu yếu nhất của ngành in Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay và cũng là khâu ít được đầu tư nhất. Máy móc thiết bị đóng xén rất lạc hậu, hầu hết là làm bằng tay. Một số doanh nghiệp in cũng đã đầu tư vài thiết bị ở khâu đóng xén, tuy nhiên thiết bị lại riêng lẻ, chưa có dây chuyền liên hợp. Sở dĩ các doanh nghiệp không đầu tư vào thiết bị đóng xén là do giá gia công đóng sách quá rẻ mạt. Trong khi đó đầu tư vào khâu chế bản, in ấn dễ sinh lợi hơn nhiều. Mặt khác, chi phí để đầu tư một dây chuyền đóng xén hiện đại không thua kém chi phí mua một máy in hiện đại. Năng suất ngành in Thành phố chưa cao chủ yếu là từ khâu này.

Hiện nay, trào lưu mua máy kỹ thuật trung bình đang lắng dần, một mặt do năng lực in sản phẩm chất lượng trung bình đã quá thừa, trong khi nhiều sản phẩm cao cấp lại chưa in được. Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường đang đòi hỏi ngày một cao hơn và nhà in cũng muốn chuyển hướng sản xuất vào sản phẩm cao cấp, tuy chi phí đầu tư hơi nặng nhưng bù lại lợi nhuận cũng hấp dẫn hơn.

Ngành in Thành phố đi đầu trong cả nước về việc đầu tư mua sắm các thiết bị hiện đại và đã gặt hái được những thành công to lớn như Xí nghiệp in số 7 đã đầu tư được máy in mới nguyên và mới đây Công ty Xuất nhập khẩu ngành in đã đầu tư một máy offset 4 màu của Đức còn mới nguyên. Công ty in Trần Phú đã trở thành một trong những doanh nghiệp in thành công nhất của Việt Nam hiện nay: Năm 1994, khi hầu hết các công ty chỉ nhập những máy in “nghĩa địa”, thì Công ty In Trần Phú dám vay vốn 1,2 triệu USD với lãi suất thương mại 13,2%/năm để mua máy in Speed Master hiện đại nhất của Đức. Năm 1995, Công ty nhập tiếp máy in cuộn sáu màu, năm 1996 một máy in tờ rời bốn màu, năm 1998 thêm hai máy in tờ rời bốn màu và hai màu, sau đó lại tiếp tục mua chiếc máy in cuộn cao cấp tám màu trị giá khoảng 4 triệu USD. Có trong tay thiết bị, công nghệ in hiện đại ngang tầm với khu vực và đội ngũ công nhân lành nghề, Công ty In Trần Phú đang vươn cánh tay ra thị trường nước ngoài và đã thắng thầu một số hợp đồng in lớn. Con đường dẫn đến thành công của Công ty In Trần Phú bắt đầu từ khi Công ty quyết định chuyển hướng đầu tư sang sản xuất sản phẩm in cao cấp, là những sản phẩm mà trước đó nhiều khách hàng Việt Nam phải đem đi in ở Singapore, Úc…

Tuy nhiên, phần lớn các đơn vị ở Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng máy móc, thiết bị in tân trang do thiếu vốn đầu tư, mua sắm máy mới. Do đó phần lớn doanh nghiệp in ở TP.HCM thuộc vào nhóm sản phẩm thông thường, tức là nhóm chịu áp lực cạnh tranh quyết liệt nhất.

2.2.4 Về vốn đầu tư:

Vốn của ngành được hình thành bởi nhiều nguồn, bao gồm vốn ngân sách cấp, vốn tự bổ sung, vốn đi vay, tốc độ tăng vốn cố định khá cao, tuy nhiên vốn lưu động trong các năm biến động không đáng kể, vì đặc điểm của ngành in là quá trình sản xuất cũng là quá trình tiêu thụ, sản xuất theo đơn đặt hàng, sau khi sản phẩm hoàn thành được thanh toán ngay hoặc các doanh nghiệp cũng có thể tranh thủ nhận tiền công in ký kết hợp đồng đối với khách hàng lớn một cách nhanh chóng, do đó không bị ứ đọng hàng tồn kho, vì vậy vốn lưu động biến động ít qua các năm.

Bảng 2.6 : Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp quốc doanh tại TP.HCM

Đơn vị tính: 1.000.000 đồng

Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000

Tổng số vốn kinh doanh 1.497.438 1.604.512 1.803.276 1.968.458

Vốn cố định 691.676 907.667 1.103.455 1.183.954

Vốn lưu động 805.762 696.845 699.821 784.504

Bảng 2.7 : Tốc độ phát triển vốn kinh doanh so với năm 1997 (%)

Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000

Tổng số vốn kinh doanh 100,00 107,15 120,42 131,46

Vốn cố định 100,00 131,23 159,53 171,17

Vốn lưu động 100,00 86,48 86,85 97,36

Việc đầu tư mua sắm tài sản cố định chủ yếu bằng nguồn vốn tự có, từ khấu hao cơ bản và quỹ phát triển sản xuất kinh doanh. Tổng số vốn đầu tư ngày càng tăng cả về số tương đối và tuyệt đối, nhất là vốn cố định. Điều này cũng nói lên được rằng trong những năm qua ngành in Thành phố phát triển rất nhanh, đặc biệt là những năm gần đây.

Bảng 2.8 : Cơ cấu vốn đầu tư của ngành in TP.HCM

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược phát triển ngành in TP HCM đến năm 2010 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)