Máy móc thiết bị và công nghệ

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược phát triển ngành in TP HCM đến năm 2010 (Trang 28)

Tính đến cuối năm 2000, ngành in Thành phố đã có 2.147 máy các loại, trong đó: - Máy in 909. Trong đó máy in offset: 592, máy in typo: 317

- Máy tách màu điện tử : 8 cái - Hệ thống sắp chữ điện tử

- Máy chụp, mài kẽm, phơi bản, ăn mòn - Các thiết bị chuyên dùng chế bản - Các thiết bị đóng xén thành phẩm - Dây chuyền chế bản ống đồng

Bên cạnh hệ thống doanh nghiệp Nhà nước, ngành in Thành phố còn có các doanh nghiệp tư nhân với năng lực sản xuất:

- Bao bì với hệ thống máy chuyên dùng: 10 máy. - In lụa khoảng 6.500 máy.

- Photocopy khoảng 14.000 máy.

- Hệ thống in vi tính (dùng sắp chữ, tạo mẫu): 15.000 máy.

- Máy in danh thiếp 20.000 máy - Máy in ronéo 100 máy.

Bảng 2.5 : Danh sách đăng ký hoạt động của các cơ sở tư nhân: Số DN đăng ký hoạt động STT Ngành nghề

Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000

01 In lụa 641 1.145 1.068 1.138

02 Photocopy 796 1.154 1.223 1.321

03 Dịch vụ vi tính 223 626 711 908

04 Thiết kế tạo mẫu 3 208 271 282

05 Quang, Roneo 16 33 37 41

06 In ống đồng 11 31 41 57

07 In flexo 10 16 18

Hoạt động in ở nước ta chủ yếu tập trung ở hai trung tâm lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, riêng ở thành phố Hồ Chí Minh đã chiếm gần ½ tổng sản lượng trang in toàn ngành. Trình độ kỹ thuật công nghệ của ngành in Thành phố Hồ Chí Minh vào loại khá ở nước ta. Có thể nói, ngành in Thành phố Hồ Chí Minh là nơi đi đầu trong việc đổi mới thiết bị, công nghệ nhằm thực hiện chủ trương offset hoá của Bộ Văn hoá – Thông tin, góp phần đem lại bộ mặt mới cho ngành in cả nước và đẩy mạnh nhịp độ phát triển bình quân của ngành in nước ta.

Tuy nhiên, thiết bị máy móc nhập không đồng bộ, nguyên vật liệu không phù hợp với thiết bị, công nghệ là một trở ngại rất lớn đối với sự phát triển ngành in. Hạn chế về thiết bị, kỹ thuật, công nghệ của ngành in Thành phố thể hiện ở những điểm sau:

- Khâu chế bản tuy có nhiều tiến bộ nhưng vẫn khập khiểng vì phim sử chụp không phải phim slair mà là phim photo; trình độ phơi kẽm chưa cao; tram không đen mịn; chỉ mới giải quyết riêng lẽ những vấn đề quang cơ, điện tử, nếu trên một trang có cả chữ và ảnh thì chưa giải quyết được cùng một lúc mà phải tách riêng; trên máy có thể làm ra một bản màu nhưng cuối cùng mongta vẫn thủ công, cho nên độ chính xác về màu không cao; việc tạo mẫu còn yếu.

- Ở khâu in, chỉ có một số ít máy móc thiết bị là được sản xuất ở thập niên 90, còn lại phần lớn máy móc đang sử dụng hiện nay được sản xuất ở các thập kỷ 70 và 80, thậm chí có cả 50 và 60. Máy cũ nên ảnh hưởng khá nhiều đến kỹ thuật in ấn và chất lượng sản phẩm.

Comment [URG7]:

- Khâu gia công thành phẩm (khâu đóng xén) ít được chú ý, trình độ thủ công là chính. Đây là khâu yếu nhất của ngành in Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay và cũng là khâu ít được đầu tư nhất. Máy móc thiết bị đóng xén rất lạc hậu, hầu hết là làm bằng tay. Một số doanh nghiệp in cũng đã đầu tư vài thiết bị ở khâu đóng xén, tuy nhiên thiết bị lại riêng lẻ, chưa có dây chuyền liên hợp. Sở dĩ các doanh nghiệp không đầu tư vào thiết bị đóng xén là do giá gia công đóng sách quá rẻ mạt. Trong khi đó đầu tư vào khâu chế bản, in ấn dễ sinh lợi hơn nhiều. Mặt khác, chi phí để đầu tư một dây chuyền đóng xén hiện đại không thua kém chi phí mua một máy in hiện đại. Năng suất ngành in Thành phố chưa cao chủ yếu là từ khâu này.

Hiện nay, trào lưu mua máy kỹ thuật trung bình đang lắng dần, một mặt do năng lực in sản phẩm chất lượng trung bình đã quá thừa, trong khi nhiều sản phẩm cao cấp lại chưa in được. Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường đang đòi hỏi ngày một cao hơn và nhà in cũng muốn chuyển hướng sản xuất vào sản phẩm cao cấp, tuy chi phí đầu tư hơi nặng nhưng bù lại lợi nhuận cũng hấp dẫn hơn.

Ngành in Thành phố đi đầu trong cả nước về việc đầu tư mua sắm các thiết bị hiện đại và đã gặt hái được những thành công to lớn như Xí nghiệp in số 7 đã đầu tư được máy in mới nguyên và mới đây Công ty Xuất nhập khẩu ngành in đã đầu tư một máy offset 4 màu của Đức còn mới nguyên. Công ty in Trần Phú đã trở thành một trong những doanh nghiệp in thành công nhất của Việt Nam hiện nay: Năm 1994, khi hầu hết các công ty chỉ nhập những máy in “nghĩa địa”, thì Công ty In Trần Phú dám vay vốn 1,2 triệu USD với lãi suất thương mại 13,2%/năm để mua máy in Speed Master hiện đại nhất của Đức. Năm 1995, Công ty nhập tiếp máy in cuộn sáu màu, năm 1996 một máy in tờ rời bốn màu, năm 1998 thêm hai máy in tờ rời bốn màu và hai màu, sau đó lại tiếp tục mua chiếc máy in cuộn cao cấp tám màu trị giá khoảng 4 triệu USD. Có trong tay thiết bị, công nghệ in hiện đại ngang tầm với khu vực và đội ngũ công nhân lành nghề, Công ty In Trần Phú đang vươn cánh tay ra thị trường nước ngoài và đã thắng thầu một số hợp đồng in lớn. Con đường dẫn đến thành công của Công ty In Trần Phú bắt đầu từ khi Công ty quyết định chuyển hướng đầu tư sang sản xuất sản phẩm in cao cấp, là những sản phẩm mà trước đó nhiều khách hàng Việt Nam phải đem đi in ở Singapore, Úc…

Tuy nhiên, phần lớn các đơn vị ở Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng máy móc, thiết bị in tân trang do thiếu vốn đầu tư, mua sắm máy mới. Do đó phần lớn doanh nghiệp in ở TP.HCM thuộc vào nhóm sản phẩm thông thường, tức là nhóm chịu áp lực cạnh tranh quyết liệt nhất.

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược phát triển ngành in TP HCM đến năm 2010 (Trang 28)