7. Phương pháp luận nghiên cứu
2.4.4. Quản lí hoạt động giảng dạy và NCKH
Bảng 2.14: Kết quả khảo sát thực trạng về quản lí hoạt động giảng dạy và NCKH TT Nội dung Mức độ thường xuyên TB Mức độ hiệu quả TB 4 3 2 1 4 3 2 1
1 Phân công giảng dạy theo đúng chuyên môn
32 11 3 0 3.63 28 15 3 0 3.54 69.6 23.9 6.5 0 60.9 32.6 6.5 0 2 Tổ chức cho GV nắm vững KH và CT 23 15 8 0 3.33 20 18 8 0 3.26 50.0 32.6 17.4 0 43.5 39.1 17.4 0
3 Đề ra yêu cầu về chuẩn bị KH bài dạy của GV
12 25 8 1
3.04 10 27 9 0 3.02 26.1 54.3 17.4 2.2 21.7 58.7 19.6 0
4 Thực hiện sinh họat chuyên môn định kỳ
22 16 7 1
3.28 19 20 5 2 3.22 47.8 34.8 15.2 2.2 41.3 43.5 10.9 4.3
5 Giám sát, kiểm tra việc thực hiện CT, KH
9 23 14 0
2.89 6 26 14 0 3.26 19.6 50.0 30.4 0 13.0 56.5 30.4 0
61
giảng dạy của giáo viên 6 Tổ chức hoạt động
NCKH của đơn vị
4 20 20 2
2.57 3 19 21 3 2.48 8.7 43.5 43.5 4.3 6.5 41.3 45.7 6.5
7 Chế độ đối với công tác giảng dạy và NCKH
9 21 14 2
2.80 7 22 13 4 2.70 19.6 45.7 30.4 4.3 15.2 47.8 28.3 8.7
Căn cứ vào kết quả khảo sát tại bảng 2.14, tác giả có những phân tích, đánh giá như sau:
- Về thực hiện phân công giảng dạy cho giáo viên tại các Khoa,Trung tâm theo đúng chuyên môn, qua kết quả khảo sát cho thấy tiêu chí này được đánh giá là rất thường xuyên (ĐTB: 3.67) và rất hiệu quả (ĐTB: 3.50). Nhìn chung, giáo viên nhà trường được phân công theo đúng chuyên môn. Ở một số ngành việc thực hiện phân công giảng dạy cho giáo viên khá hợp lý, đảm bảo phù hợp giữa nhiệm vụ được giao với ngạch viên chức. Tuy nhiên, một số môn chưa có giáo viên đúng chuyên ngành, nhà trường phải mời giảng giáo viên từ các trường bạn trong tỉnh, một số giáo viên không có tiết dạy, phải làm công tác văn phòng, trong số này có những giáo viên có trình độ đại học, đây thực sự là một sự lãng phí nhân lực của nhà trường.
- Cũng chính từ thực trạng trên nên việc tổ chức cho giáo viên nắm vững kế hoạch và chương trình môn học cũng như đề ra yêu cầu về chuẩn bị bài dạy cũng còn một số hạn chế. Kết quả khảo sát cũng cho thấy các tiêu chí này được đánh giá ở mức khá cả về mức độ thường xuyên (ĐTB: 3.33) và mức độ hiệu quả (ĐTB: 3.26). Đầu năm học, các Khoa, Trung tâm họp phân công giảng dạy, giáo viên dạy môn nào thì xây dựng đề cương chi tiết môn học đó rồi nộp về cho Khoa, Trung tâm và Phòng Đào tạo. Các bước thực hiện chủ yếu mang tính hình thức, thiếu sự giám sát kiểm tra chặt chẽ về nội dung chương trình, tất cả đều buông lỏng. Nhiều năm qua, việc soạn giáo án của giáo viên, cũng như việc chuẩn bị bài của giáo viên trước khi lên lớp đã được nhà trường quan tâm nhưng chưa sâu sát. Chính vì vậy năm học 2012 – 2013, lãnh đạo nhà trường đã tổ chức kiểm tra việc phê duyệt đề cương, bài giảng của giáo viên trước khi lên lớp, yêu cầu tất cả các giáo viên nộp đề cương và tài liệu giảng dạy để kiểm tra. Nhưng việc kiểm tra chỉ dừng lại ở việc khớp môn học và đề cương, tài liệu giảng dạy chứ chưa kiểm tra, đánh giá được nội dung chất lượng nguồn gốc tài
62
liệu giảng dạy. Qua kết quả kiểm tra chỉ có một bộ phận nhỏ giáo viên thực hiện đúng quy định về nhiệm vụ của giáo viên trước khi lên lớp.
- Về sinh hoạt chuyên môn, các ý kiến thu được qua khảo sát cho rằng công tác này được tổ chức khá thường xuyên (ĐTB: 3.28) và cũng khá hiệu quả (ĐTB: 3.22). Kết hợp với việc quan sát và phỏng vấn tác giả nhận thấy việc sinh hoạt chuyên môn tại các tổ, khoa được tổ chức thường xuyên, định kỳ nhưng hiệu quả chưa cao do có một số khó khăn riêng. Một số tổ chuyên môn đã làm tốt, sinh hoạt có chất lượng và không lãng phí thời gian như tổ Anh văn, tổ chế biến thủy sản, tổ nuôi trồng thủy sản, … . Tuy vậy một số tổ chuyên môn chỉ có 1 hoặc 2 giáo viên phải sinh hoạt ghép, nên rất khó đi sâu vào chuyên môn, thực hiện nội dung chương trình dẫn tới sinh hoạt không chất lượng, không hiệu quả. Một số tổ chuyên môn chưa thống nhất được về giờ dạy, quan điểm, nội dung, phương pháp giảng dạy nên còn xảy ra những bất đồng.
- Việc giám sát kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy của giáo viên được bộ phận thanh tra nhà trường, chuyên viên các khoa, trung tâm thực hiện thường xuyên thông qua thời khóa biểu. Các lãnh đạo khoa, trung tâm chưa chủ động, trực tiếp trong việc kiểm tra thường xuyên và đột xuất. Do đó, một số trường hợp giáo viên bỏ giờ, nghỉ dạy hoặc tổ chức dạy cuốn chiếu các khoa, trung tâm cũng không nắm được. Chính vì vậy hiệu quả của việc kiểm tra, giám sát chưa cao. Kết quả khảo sát tại bảng 2.14 cũng đánh giá công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy của giáo viên đạt mức khá cả về mức độ thường xuyên (ĐTB: 2.89) và hiệu quả (ĐTB: 3.26). Điều này thể hiện qua việc tổ chức dự giờ của các khoa, trung tâm chưa được thường xuyên, việc đánh giá kết quả dự giờ chưa thật sự khách quan, ở một số giáo viên chưa có tinh thần đánh giá, phê bình thẳng thắn. Đối với một số giáo viên tập sự, nhà trường yêu cầu thấp, trong một năm tập sự giáo viên tập sự chỉ được đánh giá qua 1 tiết dự giờ mà chưa quy định việc đi dự giờ. Việc dự giờ, nhận xét đối với giáo viên tập sự cũng có xu hướng làm cho hợp lệ do sự dễ dãi của giáo viên hướng dẫn và sự thiếu kiểm tra, đánh giá của các cấp lãnh đạo trong nhà trường.
63
- Về công tác nghiên cứu khoa học, nhà trường chưa khai thác được tiềm năng của đội ngũ giáo viên. Trong 3 năm qua (2010 – 2012) nhà trường đã thực hiện được 2 đề tài trong đó có 1 đề tài cấp tỉnh và 1 đề tài cấp trường. Những năm gần đây, công tác nghiên cứu khoa học của đội ngũ giáo viên rất được lãnh đạo nhà trường quan tâm và nhận thức đúng đắn về vị trí vai trò của công tác NCKH. Hoạt động NCKH chưa có nhiều đóng góp làm sáng tỏ vấn đề lý luận, đặt cơ sở cho việc cải tiến, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên công tác NCKH còn nhiều tồn tại và hạn chế trong các khâu tổ chức, thực hiện và quản lí. Kết quả khảo sát cho thấy việc tổ chức hoạt động NCKH của các Khoa, Trung tâm và nhà trường chỉ đạt ở mức khá về mức độ thường xuyên (ĐTB: 2.57) và mức độ hiệu quả chỉ đạt ở mức trung bình (ĐTB: 2.48). Từ thực tế, so với tiềm lực của đội ngũ giáo viên thì khối lượng đề tài còn rất thấp, đặc biệt là các đề tài cấp tỉnh, cấp bộ. Chưa xây dựng chiến lược, kế hoạch cụ thể cho công tác NCKH của nhà trường. Nhà trường đã quy định rất rõ ràng về nhiệm vụ NCKH, quy đổi sang số tiết giảng dạy nhưng vẫn không thúc đẩy được nhiệm vụ NCKH. Bên cạnh đó nảy sinh nhiều vấn đề khó giải quyết như nhiều giáo viên vừa thiếu giờ giảng dạy, vừa thiếu giờ NCKH hoặc có giáo viên chịu chấp nhận bị trừ số tiết giảng dạy chứ không bao giờ làm NCKH, một số khác làm NCKH với tính chất đối phó, hoàn thành nghĩa vụ nên chất lượng đề tài NCKH học chưa đạt chất lượng, gây lãng phí. Nhà trường cần có quy định khen thưởng, trách phạt công minh nhằm khuyến khích NCKH thực thụ, nâng cao chất lượng NCKH của nhà trường.
- Về chế độ khuyến khích đối với công tác giảng dạy và NCKH, qua khảo sát cho thấy tiêu chí này được đánh giá là thực hiện khá thường xuyên và khá hiệu quả (ĐTB: 2.80 và 2.70). Trước hết, đối với hoạt động giảng dạy, hàng năm nhà trường tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp Khoa, cấp Trường, giáo viên tham gia có thành tích tốt là cơ sở cho việc xếp loại thi đua cá nhân và của Khoa, Trung tâm. Trong năm 2012, nhà trường cũng cử giáo viên tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi toàn quốc và có 2 giáo viên đoạt giải ba. Mặc dù các danh hiệu giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua ngoài phần thưởng là vật chất nó là tiêu chí ưu tiên cao cho việc xét nâng lương trước thời hạn nhưng cũng không thể đẩy mạnh phong trào thi đua giảng dạy mạnh mẽ trong đội
64
ngũ giáo viên, giáo viên không hào hứng đăng ký tham gia hội giảng, có điều này một phần là do giáo viên có tư tưởng sợ bị đánh giá, ngại bị phê bình, kết quả một số người như lãnh đạo các Phòng, Khoa, Trung tâm là những người thường xuyên đạt các danh hiệu thi đua cao và được nâng lương trước thời hạn.
Việc tổ chức hội thảo, hội giảng cũng như NCKH mới chỉ dừng lại ở mức kêu gọi, chưa có cơ chế khuyến khích giáo viên tham gia tích cực các hoạt động này. Kinh phí cho việc tổ chức hoạt động này còn có những hạn chế, bất cập nhất định.