Đặc điểm Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân

Một phần của tài liệu Luận văn ths luật cơ quan điều tra của viện kiểm sát nhân dân một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 33)

Từ khái niệm về Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân nhƣ trên, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân có những đặc điểm nhƣ sau:

1.3.2.1. Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân là một trong các cơ quan điều tra của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Theo quy định tại Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và tại Điều 1 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì hệ thống Cơ quan điều tra ở nƣớc ta gồm có:

Trong Công an nhân dân có các Cơ quan điều tra sau đây: a) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (gọi chung là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh); Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện); b) Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an; Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (gọi chung là Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh).

Trong Quân đội nhân dân có các Cơ quan điều tra sau đây: a) Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng; Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tƣơng đƣơng; Cơ quan điều tra hình sự khu vực; b) Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng; Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tƣơng đƣơng.

Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có các Cơ quan điều tra sau đây: a) Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao; b) Cơ quan điều tra Viện

Cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm có Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Lực lƣợng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân [24], [31].

Nhƣ vậy, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là một trong hệ thống cơ quan điều tra của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, độc lập về tổ chức và hoạt động với các Cơ quan điều tra trong lực lƣợng Công an nhân dân và Quân đội nhân dân cũng nhƣ các cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ở các cơ quan khác nhƣ Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Lực lƣợng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.

- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân - là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật trong hoạt động tƣ pháp, do vậy ở đây phải nhận thức rõ sự trực thuộc là về mặt tổ chức hành chính. Điều đó đƣợc quy định tại điều 1 Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (ban hành kèm theo Quyết định số 1169/2010QĐ-VKSTC-C6 ngày 19/08/2010 của Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao – gọi tắt là Quy chế 1169):

Cục điều tra là đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có chức năng giúp Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quản lý và thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp … Cục điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có con dấu, tài khoản riêng [42].

- Khác với các Cơ quan điều tra trong lực lƣợng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân đƣợc tổ chức ở nhiều cấp, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân chỉ đƣợc tổ chức ở một cấp duy nhất. Hiện nay, hệ thống Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân gồm có Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự Trung ƣơng trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Cụ thể, theo quy định tại Điều 17

Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao có tổ chức nhƣ sau: Tổ chức của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có các phòng điều tra và bộ máy giúp việc Cơ quan điều tra. Tổ chức của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự Trung ƣơng gồm có bộ phận điều tra và bộ máy giúp việc Cơ quan điều tra [31].

1.3.2.2. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân

Theo Điều 18 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền điều tra nhƣ sau:

- Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra các vụ án hình sự về một số loại tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp mà ngƣời phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tƣ pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân.

- Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự Trung ƣơng điều tra các vụ án hình sự về một số loại tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp mà ngƣời phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tƣ pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự [31].

Từ quy định trên, cho thấy về thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân “hẹp” hơn so với thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong lực lƣợng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân chỉ tiến hành điều tra một số tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp mà ngƣời phạm tội là cán bộ thuộc cơ quan tƣ pháp, nhƣng có sự khác biệt với thẩm quyền giữa Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân với Cơ quan điều tra trong lực lƣợng công an nhân dân, Quân đội nhân dân là do chỉ đƣợc tổ chức ở một cấp duy nhất nên hoạt động điều tra các vụ án hình sự xâm phạm hoạt động tƣ pháp thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của

Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp (cấp tỉnh, cấp quân khu, cấp huyện, cấp khu vực).

Tuy nhiên theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 thì phạm vi về thẩm quyền có sự điều chỉnh theo hƣớng mở rộng hơn, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tƣ pháp mà ngƣời phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, ngƣời có thẩm quyền tiến hành hoạt động tƣ pháp.

1.3.2.3. Các quyền hạn, trách nhiệm trong hoạt động điều tra

Là một bộ phận cấu thành của hệ thống các Cơ quan điều tra của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài những đặc điểm khác nhau giữa Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân với các Cơ quan điều tra trong lực lƣợng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và các cơ quan đƣợc giao thực hiện một số hoạt động điều tra nhƣ nêu trên; giữa Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân và những Cơ quan điều tra khác có đặc điểm chung là đƣợc pháp luật quy định quyền hạn và trách nhiệm trong hoạt động điều tra.

Trong hoạt động điều tra, ở phạm vi thẩm quyền của mình, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân đƣợc thực thi các quyền hạn để tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật nói chung, các quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự nói riêng nhằm thực hiện mục đích của hoạt động điều tra là thu nhận hình ảnh trung thực của thông tin về các sự kiện phạm tội thông qua những biện pháp tố tụng do luật định. Tùy thuộc vào những mục đích khác nhau và những phƣơng pháp tƣơng ứng, hoạt động điều tra cho phép thu nhận đƣợc những thông tin khác nhau về nội dung và hình thức từ chính dấu vết đó. Đồng thời phải thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động điều tra của mình cũng nhƣ sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng

trong hoạt động điều tra, trong đó phải chịu sự kiểm sát hoạt động điều tra của Viện kiểm sát nhân dân.

1.3.2.4. Mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân với Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự

Là một trong hệ thống Cơ quan điều tra của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là một đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nhƣng Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân cũng mang những đặc điểm chung nhƣ các Cơ quan điều tra khác trong mối quan hệ giữa với Viện kiểm sát nhân dân. Mối quan hệ đó đƣợc thể hiện nhƣ sau:

* Mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật Việt Nam

Trong các mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng đƣợc Bộ luật tố tụng hình sự quy định, thì mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra với Viện kiểm sát là mối quan hệ quan trọng và phức tạp. Quan trọng vì nó đƣợc thực hiện ở giai đoạn tố tụng ban đầu nhằm xác định tội phạm và ngƣời phạm tội; hoạt động của giai đoạn này là cơ sở, là “nền móng” góp phần quan trọng cho việc thực hiện tiếp các giai đoạn tố tụng sau, bảo đảm cho việc truy tố, xét xử đúng ngƣời, đúng tội và đúng pháp luật. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát là một trong những mối quan hệ phức tạp nhất trong tố tụng hình sự, bởi giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát vừa có mối quan hệ phối hợp vừa có mối quan hệ chế ƣớc trong nhiều hoạt động tố tụng hình sự.

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành thì mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đƣợc xây dựng trên các nguyên tắc nhất định; đồng thời đƣợc thực hiện theo những hình thức cơ bản nhƣ sau:

Thứ nhất, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát có mối quan hệ phối hợp

Nguyên tắc tổ chức hoạt động của Bộ máy Nhà nƣớc ta là thống nhất, có sự phân công, phân định giữa các cơ quan Nhà nƣớc. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII nhấn mạnh quyền lực Nhà nƣớc là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nƣớc: “Thực hiện thống nhất quyền lực nhưng phân công, phân cấp giành mạch”[9]. Do vậy, phối hợp là một trong các hình thức và nguyên tắc hoạt động chủ yếu của các cơ quan Nhà nƣớc ta, trong đó có mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân.

Trong tố tụng hình sự, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đều có mục đích là nhằm phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm một cách nhanh chóng, có hiệu quả và đúng pháp luật, nên sự phối hợp giữa các cơ quan này là một tất yếu, khách quan. Tuy nhiên, mỗi cơ quan có chức năng khác nhau, nên sự phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát không phải là tổng hợp lực để cùng điều tra, mà nó biểu hiện bằng những cách thức nhất định, mức độ nhất định, trong từng chế định tố tụng hình sự nhất định và thậm chí trong từng vụ án hình sự nhất định. Ví dụ: Trong mọi trƣờng hợp, trƣớc khi tiến hành khám nghiệm, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết (Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự 2003); thông báo, cung cấp cho Viện kiểm sát về tài liệu, chứng cứ, các biện pháp tố tụng và tiến độ giải quyết vụ án hình sự, các vấn đề phức tạp phát sinh để Viện kiểm sát giám sát và phối hợp giải quyết. Sự phối hợp của Cơ quan điều tra còn thông qua việc thực hiện các yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát trong việc điều tra vụ án hình sự. Ngƣợc lại, trong quá trình kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát cũng có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan điều tra, nhƣ: Đề ra các yêu cầu điều tra, làm cho việc điều tra đƣợc tiến hành một cách toàn diện, đầy đủ; kiểm tra các thủ tục tố tụng thông qua hoạt động kiểm sát trực tiếp hoặc gián tiếp (nghiên cứu tài liệu) để phát hiện và yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục, bổ sung bảo đảm

cho việc điều tra đƣợc tiến hành một cách khách quan và hợp pháp. Trong công tác phối hợp, Viện kiểm sát cũng tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, cân nhắc một cách toàn diện giữa yêu cầu của pháp luật, yêu cầu điều tra và yêu cầu chính trị của địa phƣơng để phối hợp với Cơ quan điều tra khám phá, điều tra vụ án hình sự.

Thứ hai, Viện kiểm sát có quyền chế ƣớc hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự.

Nhằm tăng cƣờng nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 khẳng định: Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tƣ pháp. Điều 23 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định:

Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải đƣợc xử lý kịp thời; việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và ngƣời phạm tội, không làm oan ngƣời vô tội [24]. Để thực hiện chức năng này, trong một số hoạt động tố tụng, Viện kiểm sát có quyền chế ƣớc hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra. Theo từ điển Hán Việt thì: “chế là phép định ra, làm ra, đặt ra; ước là bó buộc”[1]. Sở dĩ dùng khái niệm chế ƣớc vì quyền hạn của Viện kiểm sát đối với hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra bao gồm tổng hợp các quyền năng pháp lý nhƣ: Giám sát, yêu cầu, hủy bỏ. Những quyền năng này có bản chất là sự chế ƣớc đối với hoạt động của cơ quan khác. Trong đó, Viện kiểm sát giám sát hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra, hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của Cơ quan điều tra, bắt buộc Cơ quan điều tra phải thực hiện các yêu cầu và quyết định của Viện kiểm sát, nhằm bảo đảm cho hoạt động điều tra hợp pháp, đúng theo một trình tự, thủ tục nhất định, ngăn ngừa mọi hoạt động xâm phạm đến quyền con ngƣời trong tố tụng hình sự.

Viện kiểm sát có quyền chế ƣớc hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra là một nguyên tắc quan trọng. Bởi vì, bất kỳ cơ chế hoạt động nào cũng phải có sự kiểm tra, nếu không hoạt động đó sẽ không đƣợc thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Bất kỳ quyền hạn nào cũng phải có cơ chế giám sát, nếu không sẽ dẫn đến lạm quyền. Cho nên, hoạt động của Cơ quan điều tra chịu sự chế ƣớc của Viện kiểm sát là một yêu cầu tất yếu, khách quan trong hoạt động tố tụng hình sự. Song tính ƣu việt hoạt động chế ƣớc của Viện kiểm sát đối với Cơ quan điều tra là chế ƣớc trong phạm vi luật định chứ không phải do Viện kiểm sát tự đặt ra và yêu cầu Cơ quan điều tra thực hiện. Sự chế ƣớc của Viện kiểm sát còn biểu hiện ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào tính chất của từng chế định tố tụng hình sự. Trong Bộ luật tố tụng hình sự, quyền chế ƣớc của Viện kiểm sát đƣợc luật quy định rất chặt chẽ đối với các hoạt

Một phần của tài liệu Luận văn ths luật cơ quan điều tra của viện kiểm sát nhân dân một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 33)