Những nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn ths luật cơ quan điều tra của viện kiểm sát nhân dân một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 86)

Nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân nằm trong khả năng của các chủ thể áp dụng pháp luật và chính bản thân các chủ thể áp dụng pháp luật có khả năng loại bỏ những nguyên nhân đó mà không bị chi phối của những nguyên nhân bên ngoài. Những nguyên nhân chủ quan dẫn đến hạn chế trong công tác điều tra, xử lý vụ án của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân bao gồm:

- Tội phạm xâm phạm tƣ pháp do cán bộ tƣ pháp là những ngƣời có trình độ pháp lý, hiểu biết xã hội, đƣợc giáo dục về đạo đức, tác phong của ngƣời cán bộ tƣ pháp; do vậy để điều tra những vụ án xâm phạm hoạt động tƣ pháp phải là những điều tra viên có trình độ nghiệp vụ và năng lực “hơn hẳn” họ. Nhƣng đội ngũ điều tra viên của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân, ngoài một số ít đƣợc đào tạo trong các trƣờng Đại học Cảnh sát nhân dân, đại học An ninh nhân dân, công tác trong ngành Công an nhân dân chuyển ngành, còn đa số không đƣợc đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ điều tra. Vì vậy về năng lực nghiệp vụ, kỹ năng điều tra còn có những hạn chế nhất định, chƣa

đáp ứng kịp yêu cầu đấu tranh phòng chống vi phạm và tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp.

- Số lƣợng cán bộ điều tra viên của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hiện nay còn thiếu so với biên chế trong khi số vụ việc phải tiến hành xác minh, điều tra lớn, mỗi vụ việc lại ở những địa phƣơng khác nhau nên có phần ảnh hƣởng đến chất lƣợng và thời gian xác minh, điều tra. Các cán bộ, điều tra viên tuy có thâm niên công tác nhƣng số ngƣời tốt nghiệp chuyên ngành điều tra tội phạm không nhiều. Việc bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ điều tra viên còn chƣa đƣợc chú trọng đúng mức.

- Công tác tuyên truyền về chức năng nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân, nhất là về hoạt động của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân mặc dù trong những năm gần đây đã đƣợc quan tâm song chƣa tƣơng xứng nên vị trí, tầm quan trọng của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân chƣa xã hội tiếp nhận đúng giá trị. Điều đó ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân, những ngƣời bị cán bộ tƣ pháp xâm phạm, gia đình của họ không tìm đúng “địa chỉ” để tố cáo, khiếu nại.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Các quy định của pháp luật hiện hành về địa vị pháp lý và thẩm quyền của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân đánh dấu một bƣớc phát triển quan trọng của pháp luật về hoạt động điều tra nói chung và hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân nói riêng; những ƣu điểm, tiến bộ đƣợc thể hiện trên những góc độ sau:

- Xây dựng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân trong hệ thống các cơ quan điều tra mang tính chất chuyên ngành;

- Đã bổ sung những quy định làm cơ sở pháp lý cho việc tăng cƣờng mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân với các Cơ quan điều tra trong ngành công an nhân dân và Quân đội nhân dan, cũng nhƣ sự phối hợp giữa Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân với hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân các cấp.

- Tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ điều tra viên, thủ trƣởng, phó thủ trƣởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong hoạt động tƣ pháp hiện nay.

Bên cạnh những ƣu điểm kể trên thì pháp luật về Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân cũng thể hiện nhiều bất cập, vƣớng mắc, chậm đƣợc khắc phục, đổi mới, những bất cập đó thể hiện ở những nội dung chính sau đây:

- Quy định về địa vị pháp lý của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân chƣa chắc chắn; chƣa khẳng định vị trí pháp lý và sự cần thiết phải tổ chức Cơ quan điều tra trong Viện kiểm sát nhân dân nên chƣa phát huy hết tính ƣu việt cũng nhƣ hiệu quả hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân.

- Quy định về thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 chƣa cụ thể, thiếu tính

thống nhất nên dẫn đến tranh chấp về thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân làm giảm sút hiệu quả phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp.

- Công tác cán bộ của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ. Đội ngũ điều tra viên còn thiếu về số lƣợng, yếu về chất lƣợng.

- Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của các Cơ quan điều tra chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; pháp luật về chính sách đối với cán bộ điều tra chƣa tƣơng xứng với chức trách và nhiệm vụ đƣợc giao. Những hạn chế, bất cập trên cần đƣợc khắc phục kịp thời để nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm.

Chương 3

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN

Một phần của tài liệu Luận văn ths luật cơ quan điều tra của viện kiểm sát nhân dân một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)