Nội dung nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra Viện kiểm

Một phần của tài liệu Luận văn ths luật cơ quan điều tra của viện kiểm sát nhân dân một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 53)

- Biện pháp điều tra chủ yếu bằng hình thức điều tra công khai (điều tra theo tố tụng hình sự), không sử dụng biện pháp trinh sát nghiệp vụ.

- Đối tƣợng phạm tội đều là là những ngƣời trong các cơ quan tƣ pháp nên họ am hiểu sâu sắc về lĩnh vực mà họ phạm tội, tính chất, thủ đoạn phạm tội và che giấu việc phạm tội rất tinh vi, có nhiều mối quan hệ để tác động, gây ảnh hƣởng, khó khăn cho việc điều tra, xử lý ngƣời phạm tội.

- Lĩnh vực hoạt động của tội phạm là các hoạt động tƣ pháp, nên việc điều tra các lĩnh vực này đòi hỏi phải có sự phối hợp hỗ trợ rất lớn từ Viện kiểm sát địa phƣơng và các đơn vị trong ngành kiểm sát nhân dân từ việc cung cấp thông tin đến việc thu thập, tìm kiếm chứng cứ, tài liệu điều tra vụ án…

2.1.3. Nội dung nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao sát nhân dân tối cao

Nội dung nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân đƣợc cụ thể hóa tại các Quy chế của Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Theo quy định tại Điều 3 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Cục Điều tra ban hành kèm theo Quyết định số 1169/QĐ-VKSTC- C6 ngày 19/8/2010 của Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Viết tắt là Quy chế 1169) quy định về các nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhƣ sau:

1. Thu thập, tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố do cơ quan, tổ chức và công dân chuyển đến thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra;

2. Trực tiếp kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố vụ án hình sự hoặc không khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Tố tụng hình sự;

3. Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và tiến hành các hoạt động điều tra, lập hồ sơ vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự để làm rõ sự thật của vụ án một cách khách quan, đầy đủ và toàn diện;

4. Kết luận điều tra đề nghị truy tố bị can, đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; áp dụng, thay đổi, hủy bỏ, thay thế các biện pháp ngăn chặn và các biện pháp cƣỡng chế tố tụng khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;

5. Phát hiện, tổng hợp nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp để tham mƣu với Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị với các cơ quan hữu quan xử lý, khắc phục các vi phạm, thiếu sót trong công tác quản lý và sử dụng cán bộ; thực hiện công tác phòng ngừa tội phạm;

6. Trong hoạt động điều tra, xác minh đƣợc sử dụng mạng lƣới cơ sở cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động điều tra, các biện pháp, phƣơng tiện, công cụ nghiệp vụ phục vụ cho công tác;

7. Thực hiện các hoạt động tƣơng trợ tƣ pháp hình sự liên quan đến các vụ án có yếu tố nƣớc ngoài thuộc thẩm quyền điều tra của Cục Điều tra;

8. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có con dấu riêng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao [42].

Cũng nhƣ bất kỳ hoạt động điều tra của các Cơ quan điều tra nói chung thì hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao bắt đầu từ việc thu thập, tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm,

kiến nghị khởi tố đây là nội dung đặc biệt quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là trong lĩnh vực xâm phạm hoạt động tƣ pháp với chủ thể là ngƣời công tác trong các cơ quan tƣ pháp thì càng khó khăn hơn. Do đó trong hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần có sự phối hợp của các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát tối cao và Viện kiểm sát nhân dân các địa phƣơng theo Quy chế tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo quyết định 116/2011/QĐ-VKSNDTC-C6 ngày 14/4/2011 của Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (viết tắt là Quy chế 116) quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong công tác tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao; đồng thời quy định về quan hệ phối hợp giữa các đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát địa phƣơng với Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc tiếp nhận, thu thập, quản lý, phân loại xử lý tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao [43], gồm các nội dung sau:

- Thu thập, tiếp nhận, kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền.

+ Quy chế 116 quy định về trách nhiệm tiếp nhận, thu thập, quản lý và xử lý tố giác, tin báo về tội phạm. Trong đó, quy định Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm: Chủ động phát hiện, thu thập, tiếp nhận, quản lý, phân loại xử lý các tố giác, tin báo về tội phạm từ các nguồn chuyển đến; trực tiếp kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền để quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật tố tụng hình sự.

+ Các hình thức tiếp nhận, thu thập tố giác, tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao là: Tại trụ sở Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trụ sở Đại diện thƣờng trực Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại các khu vực lập “Hộp thƣ tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm” do cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến. Ngoài ra, Cơ quan điều tra còn thực hiện các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của ngành Kiểm sát để phát hiện tội phạm và ngƣời phạm tội.

- Khi quản lý, phân loại xử lý tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm từ các nguồn. Việc phân loại xử lý đƣợc thực hiện nhƣ sau:

+ Đối với các tố giác, tin báo có hành vi phạm tội, hành vi có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì Phòng nghiệp vụ báo cáo Thủ trƣởng cơ quan điều tra phân công Điều tra viên tiến hành kiểm tra, xác minh theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

+ Đối với các tố giác, tin báo có hành vi phạm tội, hành vi có dấu hiệu tội phạm không thuộc thẩm quyền, thì Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyển ngay đến Cơ quan điều tra khác có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.

+ Đối với các tố giác, tin báo chƣa rõ nội dung hoặc chƣa rõ thẩm quyền giải quyết thì Phòng tiếp nhận và thu thập thông tin tội phạm tiến hành kiểm tra, xác minh ban đầu để xác định nội dung và thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Quy chế 116.

+ Đối với các đơn khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ các cơ quan tƣ pháp trong hoạt động tƣ pháp, thì Cơ quan điều tra chuyển cho đơn vị có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 9 Quy chế về

công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát ban hành kèm theo Quyết định số 59/2006/QĐ-VKSTC-V7 ngày 06/02/2006 của Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao [38].

- Trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc phát hiện, tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao là vấn đề quan trọng và có ý nghĩa đến hiệu quả hoạt động của Cơ quan điều tra. Trong đó:

+ Các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm phát hiện, tiếp nhận đầy đủ các tố giác, tin báo về tội phạm từ các nguồn chuyển đến. Đối với các tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo quy định tại Điều 4 Quy chế 1169 thì trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đƣợc phải chuyển tố giác, tin báo về tội phạm, kèm theo các tài liệu có liên quan đến Cục Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao để giải quyết theo quy định của pháp luật.

+ Các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối tiếp nhận, theo dõi, quản lý tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra để thông tin và phối hợp với Cục Điều tra trong công tác tiếp nhận, xử lý tình hình vi phạm, tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cục Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao xảy ra trong phạm vi đơn vị quản lý.

+ Khi Cục Điều tra có yêu cầu xác minh ban đầu hoặc phối hợp để điều tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm thì các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm kịp thời tổ chức xác minh hoặc phối hợp với Cục Điều tra để xác minh; sau đó báo cáo kết quả xác minh về Cục Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao để giải quyết theo quy định của pháp luật.

+ Cơ quan điều tra có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho đơn vị đã chuyển tố giác, tin báo về tội phạm theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

+ Các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cục Điều tra thực hiện các hoạt động phối hợp khác để tiếp nhận, thu thập, phân loại xử lý có hiệu quả các tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo các quy định của Quy chế 116, Điều 39 Quy chế 1169 và các quy định khác trong ngành Kiểm sát nhân dân.

- Trong quan hệ phối hợp giữa các đơn vị thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tƣ pháp thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cục Điều tra trong việc phát hiện tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đƣợc thực hiện cụ thể nhƣ sau:

+ Trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tƣ pháp nếu phát hiện thấy tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhƣng do Cơ quan điều tra khác thụ lý, chƣa khởi tố vụ án hình sự thì đơn vị thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tƣ pháp đề xuất Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra đó chuyển hồ sơ, tài liệu cho Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao giải quyết theo thẩm quyền.

+ Trong trƣờng hợp Cơ quan điều tra khác đã khởi tố vụ án hình sự về tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thì đơn vị thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tƣ pháp đề xuất Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách ra quyết định chuyển vụ án hoặc yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân địa phƣơng ra quyết định chuyển vụ án đến Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao để thụ lý, giải quyết theo thẩm quyền.

- Trong quan hệ phối hợp giữa Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự về trật tự xã hội (viết tắt là Vụ 1A) và Cơ quan điều tra có nhiệm vụ, quyền hạn nhƣ sau:

+ Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo cho Vụ 1A đầy đủ các tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền đã thu thập đƣợc để phối hợp xử lý.

+ Vụ 1A có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với tất cả các tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền theo đúng quy định tại Điều 103 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

+ Cơ quan điều tra có trách nhiệm chuyển quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự kèm theo các tài liệu có liên quan đến Vụ 1A để kiểm sát việc khởi tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

- Trong quan hệ giữa Cục điều tra với một số đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhƣ: Vụ kiểm sát giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tƣ pháp (viết tắt là Vụ 7), Văn phòng, Ban Thanh tra thì: Nếu những đơn vị này phát hiện có khiếu nại, tố cáo về hành vi phạm tội hoặc hành vi có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì chuyển ngay cho Cục điều tra để giải quyết. Sau khi nghiên cứu, phân loại nếu xác định khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cục điều tra chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

- Trong quan hệ với Viện kiểm sát nhân dân các địa phƣơng thì: Viện kiểm sát nhân dân các địa phƣơng có nhiệm vụ phát hiện, tiếp nhận đầy đủ các tố giác, tin báo về tội phạm từ các nguồn chuyển đến và phân loại xác định các tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trong thời hạn 10 ngày làm

việc kể từ khi nhận đƣợc tố giác, tin báo về tội phạm phải chuyển đến Cục điều tra để giải quyết theo thẩm quyền.

+ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phải tổng hợp, báo cáo định kỳ về tình hình vi phạm, tội phạm và kết quả tiếp nhận các tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao mà hai cấp kiểm sát của địa phƣơng mình đã tiếp nhận, thu thập đƣợc về Viện kiểm sát nhân dân tối cao (thông qua Cục Điều tra) và kết quả công tác phối hợp với Cục điều tra về công tác này.

+ Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện phát hiện, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì báo cáo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, đồng thời báo cáo đến Cục Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao để xử lý kịp thời.

+ Cục Điều tra phối hợp chủ yếu với Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh về giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và điều tra các vụ án thuộc thẩm quyền. Trong trƣờng hợp Cục Điều tra trực tiếp làm việc với Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thì phải thông báo trƣớc cho Viện kiểm sát cấp tỉnh biết

Một phần của tài liệu Luận văn ths luật cơ quan điều tra của viện kiểm sát nhân dân một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)