Về thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra Viện kiểm sát

Một phần của tài liệu Luận văn ths luật cơ quan điều tra của viện kiểm sát nhân dân một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 62)

thì phải báo cáo Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và thông báo cho Cục Điều tra biết để phối hợp giải quyết nhƣ sau: Nếu tội phạm do Cơ quan điều tra khác phát hiện, xác minh nhƣng chƣa khởi tố vụ án hình sự thì Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh yêu cầu Cơ quan điều tra đó chuyển hồ sơ, tài liệu đã thu thập đƣợc cho Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao để giải quyết theo thẩm quyền. Nếu tội phạm đã đƣợc Cơ quan điều tra khác khởi tố vụ án hình sự thì Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh ra quyết định chuyển vụ án đến Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao giải quyết theo thẩm quyền.

- Trong mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân với các Cơ quan điều tra trong lực lƣợng Công an nhân dân, Cơ quan điều tra trong lực lƣợng Quân đội nhân dân và quan hệ với các cơ quan Nhà nƣớc khác có thẩm quyền về tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đƣợc quy định tại Thông tƣ liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP- BTC-BNN&PTNN-VKSNDTC của liên ngành Bộ công an, Bộ quốc phòng, Bộ tài chính, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hƣớng dẫn thi hành quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Trong đó quy định Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân là một trong những đầu mối tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố và phối hợp cùng các Cơ quan điều tra trong lực lƣợng Công an nhân dân, Cơ quan điều tra trong lực lƣợng Quân đội nhân dân để giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra [44].

2.1.4. Về thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân nhân dân

tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp" [24].

Cụ thể hóa quy định trên, điều 4 Quy chế 1169 thì Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền điều tra đối với các tội phạm sau:

1. Các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp quy định tại Chƣơng XXII của Bộ luật Hình sự mà ngƣời phạm tội là cán bộ của các cơ quan tƣ pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân;

2. Các tội phạm có nguồn gốc phát sinh từ việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ các cơ quan tƣ pháp hoặc liên quan đến việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ các cơ quan tƣ pháp trong quá trình tiến hành tố tụng (hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động…) ở các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

3. Hành vi phạm tội hoặc ngƣời thực hiện hành vi phạm tội có liên quan đến vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đang khởi tố, điều tra [42].

Căn cứ quy định trên thì cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp đƣợc quy định tại Chƣơng XXII Bộ luật Hình sự năm 1999 và những tội phạm đó có nguồn gốc phát sinh hoặc có liên quan đến việc thi hành nhiệm vụ của cán bộ các cơ quan tƣ pháp, nhƣ: cán bộ, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, chấp hành viên và những ngƣời tiến hành tố tụng khác thuộc các ngành: Công an nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Thi hành án các cấp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hoặc tiến hành tố tụng đối với các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động... ở các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

Theo quy định tại chƣơng XXII của Bộ luật hình sự “Các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp” bao gồm 22 tội. Để làm rõ thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cần làm rõ khái niệm về hoạt động tƣ pháp và các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp.

- Khái niệm hoạt động tƣ pháp

Hoạt động tƣ pháp là một lĩnh vực hoạt động thực hiện quyền lực nhà nƣớc trong việc bảo vệ lợi ích Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức đảm bảo trật tự an toàn xã hội theo các trình tự thủ tục do pháp luật quy định, thông qua sự phối hợp của nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau.

Hoạt động tƣ pháp là hoạt động của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và Cơ quan thi hành án trong việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành đối với các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động và giải quyết các quan hệ pháp luật khác đƣợc phát sinh theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ các quyền của Nhà nƣớc, của các tổ chức, của công dân. Hoạt động tƣ pháp là hoạt động quyền lực nhà nƣớc do các cơ quan tƣ pháp thực hiện. Các hoạt động này do ngƣời đại diện của các cơ quan tƣ pháp nhân danh Nhà nƣớc trực tiếp thực hiện tùy theo chức danh đƣợc bổ nhiệm.

Hoạt động tƣ pháp bao gồm những hoạt động trực tiếp liên quan đến trình tự thủ tục tố tụng theo luật định mới đƣợc xác định là hoạt động tƣ pháp. Ví dụ nhƣ hoạt động điều tra; hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp; hoạt động xét xử, hoạt động thi hành án và các hoạt động của các cơ quan đƣợc Nhà nƣớc giao thẩm quyền trong việc tiến hành một số hoạt động tƣ pháp theo thủ tục tố tụng. Trong đó hoạt động xét xử của Tòa án là hoạt động trọng tâm (theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới" và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị "Về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020") [10], [11].

Nhƣ vậy, "hoạt động tƣ pháp" là "hoạt động tố tụng", tức là hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án do các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án và cơ quan thi hành án thực hiện; và là hoạt động của những ngƣời nhƣ: Điều tra viên, Thủ trƣởng, Phó Thủ trƣởng Cơ quan điều tra, Kiểm sát viên, Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân; Thẩm phán, Chánh án, Phó Chánh án, Hội thẩm, Thƣ ký Tòa án nhân dân, quản giáo, chấp hành viên... thực hiện trong khuôn khổ pháp luật nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích Nhà nƣớc, của các tổ chức và của công dân.

- Khái quát các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp trong Bộ luật hình sự 1999 Theo quy định của pháp luật hình sự, mỗi loại tội phạm cụ thể đều có những quy định riêng biệt về các yếu tố cấu thành nhƣ chủ thể của tội phạm, khách thể của tội phạm, mặt chủ quan và mặt khách quan của tội phạm. Các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp là nhóm tội, trong đó đặc trƣng của chúng là khách thể bị xâm phạm, bao gồm các quan hệ xã hội đƣợc hình thành trong quá trình hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng và một số cơ quan tƣ pháp nhƣ: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và Cơ quan thi hành án.

Các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp đƣợc quy định tại Chƣơng XXII từ điều 292 đến điều 314. Trong đó có một điều quy định về khái niệm tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp. Điều 292 Bộ luật hình sự quy định:

"Các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án trong việc bảo vệ quyền lợi của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" và các điều luật còn lại quy định các tội phạm cụ thể sau:

- Điều 293. Tội truy cứu trách nhiệm hình sự ngƣời không có tội; - Điều 294. Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự ngƣời có tội;

- Điều 295. Tội ra bản án trái pháp luật; - Điều 296. Tội ra quyết định trái pháp luật;

- Điều 297. Tội ép buộc nhân viên tƣ pháp làm trái pháp luật; - Điều 298. Tội dùng nhục hình;

- Điều 299. Tội bức cung;

- Điều 300. Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án;

- Điều 301. Tội thiếu trách nhiệm để ngƣời bị giam, giữ trốn; - Điều 302. Tội tha trái pháp luật ngƣời đang bị giam, giữ; - Điều 303. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ ngƣời trái pháp luật;

- Điều 304. Tội không chấp hành án; - Điều 305. Tội không thi hành án

- Điều 306. Tội cản trở việc thi hành án;

- Điều 307. Tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật;

- Điều 308. Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu;

- Điều 309. Tội mua chuộc hoặc cƣỡng ép ngƣời khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;

- Điều 310. Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản; - Điều 311. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử;

- Điều 312. Tội đánh tháo ngƣời bị giam, giữ, ngƣời đang bị dẫn giải, ngƣời đang bị xét xử;

- Điều 313. Tội che giấu tội phạm;

- Điều 314. Tội không tố giác tội phạm [23];

chia thành các mục nhƣ một số chƣơng khác. Nhƣ vậy, về mặt lập pháp không có sự phân chia các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp thành các nhóm tội phạm khác nhau. Tuy nhiên, các tội phạm hoạt động tƣ pháp đƣợc quy định tại chƣơng XXII cũng đã đƣợc sắp xếp theo trật tự nhất định trên cơ sở đặc điểm chung liên quan đến chủ thể tội phạm. Theo đặc điểm này có thể chia 22 tội của chƣơng này thành các nhóm tội sau:

- Nhóm tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp do những ngƣời có chức vụ, quyền hạn trong hoạt động tƣ pháp (hay còn gọi là cán bộ thuộc cơ quan tƣ pháp) thực hiện. Nhóm tội này thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân và nội dung nghiên cứu chính của luận văn.

- Nhóm tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp do những ngƣời có nghĩa vụ phải giúp các cơ quan tƣ pháp trong hoạt động tƣ pháp thực hiện, thuộc nhóm tội này có các tội đƣợc quy định tại các điều 307, 308 và 310.

- Nhóm tội phạm hoạt động tƣ pháp mà chủ thể là đối tƣợng của các bản án hoặc quyết định của cơ quan tƣ pháp, thuộc nhóm tội này có các tội đƣợc quy định tại các điều 304, điều 305 và điều 311.

- Nhóm tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp khác. Đây là các tội mà chủ thể thực hiện không có liên quan với các hoạt động tƣ pháp cụ thể mà họ có hành vi xâm phạm. Những ngƣời này có thể là công dân bình thƣờng, là ngƣời có chức vụ, quyền hạn nhất định và sử dụng chức vụ, quyền hạn nhất định và đã sử dụng chức vụ quyền hạn này để cản trở các hoạt động tƣ pháp. Nhóm tội này bao gồm các tội đƣợc quy định tại các điều 297, 306, 309, 312, 313 và 314 Bộ luật hình sự năm 1999 [27].

Nhóm các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp mà ngƣời phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tƣ pháp bao gồm 11 tội đƣợc quy định tại các điều từ 293 đến 303 Chƣơng XXII Bộ luật hình sự. Căn cứ vào tính chất và đặc điểm riêng của từng yếu tố cấu thành tội phạm, các tội này có những dấu hiệu pháp lý có tính chất chung và và những dấu hiệu pháp lý có tính chất riêng.

Chủ thể của các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp là những ngƣời có nhiệm vụ tiến hành tố tụng, những ngƣời tham gia tố tụng hoặc những ngƣời khác cố ý thực hiện, xâm hại đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan tƣ pháp trong một số trƣờng hợp còn xâm hại đến cả quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thông qua hành vi lạm dụng hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn của cán bộ thuộc cơ quan tƣ pháp hoặc qua hành vi cản trở hoạt động đúng đắn của các cơ quan tƣ pháp do những ngƣời có quyền hạn trong các cơ quan nhà nƣớc, những ngƣời tham gia tố tụng hoặc những ngƣời khác thực hiện.

Thực tế cho thấy, có một số tội phạm tuy đƣợc quy định tại Chƣơng XXII Bộ luật hình sự, nhƣng không thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nhƣ: Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử; tội che giấu tội phạm, tội không tố giác tội phạm.... Tuy nhiên, hành vi phạm tội hoặc ngƣời thực hiện hành vi phạm tội có liên quan đến vụ án do Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đang khởi tố, điều tra là trƣờng hợp tội phạm đó tuy không thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhƣng có liên quan đến vụ án mà cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đang khởi tố, điều tra và cần phải nhập vụ án để bảo đảm việc điều tra, giải quyết vụ án đƣợc khách quan, toàn diện theo quy định của pháp luật.

Việc khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra viện kiểm sát nhân dân Là một bộ phận hợp thành trong hệ thống các Cơ quan điều tra theo pháp luật hình sự và tố tụng hình sự, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự, và các quy định khác của pháp luật để điều tra, cụ thể:

- Về công tác khởi tố, điều tra tội phạm thuộc thẩm quyền: Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can có phạm vi từ khi cơ quan điều tra có đủ căn cứ xác định có đủ dấu hiệu của tội phạm và ngƣời phạm tội. Việc điều tra của cơ quan điều

tra bắt đầu từ khi vụ án đƣợc khởi tố đến khi cơ quan điều tra kết thúc việc điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can.

- Khởi tố, điều tra vụ án hình sự là nội dung hoạt động chủ yếu, quan trọng của cơ quan điều tra. Bởi lẽ đó là quá trình phát hiện, thu giữ, đánh giá chứng cứ và kết luận về hành vi phạm tội. Chủ thể của hoạt động này không chỉ là hoạt động của điều tra viên mà có hoạt động của Thủ trƣởng, Phó Thủ trƣởng cơ quan điều tra trong việc quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can; phê chuẩn kế hoạch điều tra; định hƣớng điều tra và ký, hành Bản kết luận điều tra.

- Khi thực hiện điều tra vụ án hình sự thì Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân (Cục điều tra) chịu sự kiểm sát tuân theo pháp luật của chính

Một phần của tài liệu Luận văn ths luật cơ quan điều tra của viện kiểm sát nhân dân một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)