Thực tiễn hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát

Một phần của tài liệu Luận văn ths luật cơ quan điều tra của viện kiểm sát nhân dân một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 71)

2.2.1. Những kết quả đạt được

2.2.1.1. Về thực tiễn hoạt động của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trước khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 được ban hành

Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao chính thức đƣợc hình thành và hoạt động Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (đƣợc ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội thông qua ngày 16/4/1962). Từ khi mới đƣợc thành lập mặc dù ở giai đoạn đầu chƣa có lực lƣợng điều tra chuyên trách, nhƣng hoạt động điều tra đƣợc thực hiện ờ cả 03 cấp: Trung ƣơng, tỉnh, huyện và thực hiện điều tra với nhiều loại tội (trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia). Đã có thời điểm công tác điều tra còn có chiều hƣớng trội hơn các công tác khác của ngành Kiểm sát. Tổng kết công tác những năm 70 của ngành Kiểm sát nhân dân có nêu: “Trước năm 1970 Viện kiểm sát cấp huyện, thị làm công tác điều tra đến 50% và cấp tỉnh điều tra đến 25% số vụ án thụ lý” [41], [16].

2.2.1.2. Về thực tiễn hoạt động của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao sau khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 được ban hành

Trong giai đoạn này, hệ thống Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân đã có nhiều nỗ lực thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao và đạt đƣợc những kết quả nhất định. Trong công tác phát hiện, tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã hết sức quan tâm đến thực hiện công tác này, bằng việc phân công cán bộ

theo dõi để phân loại, xử lý; thiết lập hệ thống sổ sách; cập nhật đầy đủ mọi tin tiếp nhận. Với diễn biến của tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp có xu hƣớng ngày càng tăng, nên với đối tƣợng chính trong hoạt động điều tra là các cán bộ, nhân viên tƣ pháp phạm tội và các tội phạm phát sinh trong hoạt động tố tụng và những tội phạm phát hiện thông qua công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về kinh tế, xã hội. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân trong các năm từ 1989 đến năm 2002, đã tiếp nhận và giải quyết 5.385 tố giác, tin báo về tội phạm, trong đó có 3.197 tố giác, tin báo tội phạm về các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp, tội phạm phát sinh trong hoạt động tố tụng của các cơ quan tƣ pháp; đã khởi tố điều tra đƣợc 585 vụ/1.175 bị can, trong đó có 177 vụ/297 bị can thuộc các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp, 129 vụ/313 bị can thuộc các tội phạm chức vụ, 42 vụ về các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân; số còn lại là các loại tội phạm khác [41], [16].

2.2.1.3. Về thực tiễn hoạt động của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong những năm gần đây (2009 – 2014)

Theo báo cáo, đánh giá của Cục điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao từ năm 2009 đến năm 2014 về tình hình vi phạm và tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp tiếp tục gia tăng và có những diễn biến phức tạp, hàng năm Cục điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý số lƣợng lớn thông tin về vi phạm và tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp. Hành vi vi phạm và tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp đƣợc thể hiện ở các giai đoạn tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và thi hành án. Tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp mà chủ thể tội phạm do cán bộ, nhân viên tƣ pháp thực hiện xảy ra nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng gây dƣ luận bức xúc, nhiều vụ giải quyết kéo dài… Hậu quả của hành vi vi phạm và tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ

pháp do các chủ thể là cán bộ, nhân viên tƣ pháp trong các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và Cơ quan thi hành án gây ra đã để lại những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội và ảnh hƣởng sâu sắc đến uy tín, sức mạnh, tính minh bạch trong hoạt động tƣ pháp nói riêng và hoạt động của cơ quan Nhà nƣớc nói chung; làm suy giảm sức mạnh đấu tranh phòng, chống tội phạm ngày càng phức tạp hiện nay.

Kết quả hoạt động thực tiễn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao từ năm 2009 đến năm 2014 đƣợc đánh giá qua các bảng phân tích dƣới đây:

Bảng 2.1: Bảng phân tích số liệu tiếp nhận, phân loại và giải quyết thông tin về vi phạm và tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp trong 5 năm

gần đây (2009 – 2014)

Năm Tổng số tin đã tiếp nhận

Phân loại thuộc thẩm quyền Đã xác minh giải quyết Tỷ lệ đạt 2009 434 107 96 89,7% 2010 497 62 45 72,5% 2011 735 150 75 50% 2012 940 174 139 76,25 2013 1.151 141 130 92,2% 2014 1.435 107 99 92,5%

(Nguồn: Cục điều tra tội phạm (Cục 6) Viện kiểm sát nhân dân tối cao, báo cáo tổng kết công tác năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014).

Nhƣ vậy, từ bảng số liệu trên có thể thấy các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp đã đƣợc xác minh và đƣa ra giải quyết qua các năm không đồng đều với nhau. Có những năm việc giải quyết vụ án về các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp chiếm tỷ lệ cao (năm 2009 chiếm 89,7%, năm 2014 chiếm 92,5%), tuy nhiên cũng có những năm việc đƣa ra xử lý, giải quyết đối với

các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp chiếm tỷ lệ thấp (ví dụ: trong năm 2011 chỉ đƣa ra giải quyết đƣợc 50% tổng số vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của cơ quan điều tra viện kiểm sát nhân dân tối cao). Trong tổng số các vụ án đƣợc đƣa ra xử lý, giải quyết, các hình thức giải quyết vụ án (nhƣ quyết định khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ án hay quyết định chuyển cơ quan có thẩm quyền xét xử) qua các năm không giống nhau. Quyết định không khởi tố vụ án của cơ quan điều tra viện kiểm sát nhân dân tối cao chiếm chủ yếu trong các hình thức giải quyết vụ án nêu trên. Bảng số liệu sau đây sẽ cho thấy điều đó:

Bảng 2.2: Bảng phân tích số liệu kết quả giải quyết thông tin về vi phạm và tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp trong 5 năm gần đây (2009 – 2014)

Năm Thông tin

thụ lý thuộc thẩm quyền Đã giải quyết Hình thức giải quyết Khởi tố vụ án hình sự Quyết định không khởi tố vụ án hình sự Chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý Tiếp tục theo dõi 2009 107 96 (89,7%) 12 (12,5%) 58 (60,4%) - 26 (27%) 2010 62 45 (72,5%) 17 (37,7%) 28 (62,2%) - - 2011 150 75 (50%) 37 (49,3%) 38 (50,6%) - - 2012 174 139 (79,8%) 40 (28,7%) 71 (51%) 28 (20,1%) - 2013 141 130 (92,2%) 32 (24,6%) 71 (54,6%) 16 (12,3%) 11 (8,4%) 2014 107 99 (92,5%) 29 (29,3%) 58 (58,6%) 4 (4%) 8 (8%)

(Nguồn: Cục điều tra tội phạm (Cục 6) Viện kiểm sát nhân dân tối cao, báo cáo tổng kết công tác năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014).

Nhƣ vậy, trong các hình thức giải quyết vụ án nêu trên thì quyết định không khởi tố vụ án chiếm tỷ lệ cao so với các hình thức khác. Ví dụ, trong năm 2009, quyết định không khởi tố vụ án chiếm 58/96 vụ, trong khi đó quyết định khởi tố vụ án chỉ chiếm 12/96 vụ, tiếp tục theo dõi chiếm 26 vụ, và quyết định chuyển cơ quan khác có thẩm quyền xét xử không có vụ án nào. Năm 2012, số vụ án không khởi tố chiếm chủ yếu là 71/139 (51%) vụ, số vụ án

đƣợc đƣa ra khởi tố là 40/139 vụ, số vụ án chuyển cơ quan có thẩm quyền xét xử là 28 vụ và không có vụ án nào phải tiếp tục theo dõi. Năm 2014, quyết định không khởi tố vụ án vẫn chiếm chủ yếu là 58/99 (58,6%) vụ, số vụ án tiếp tục theo dõi là 8 vụ. Nhƣ vậy, trong tổng số các vụ án đƣợc thụ lý và giải quyết thì số vụ án không khởi tố của CQĐT VKSNDTC chiếm tỷ lệ cao hơn so với số vụ án đƣợc đƣa ra khởi tố.

Trong các tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp, ngƣời phạm tội thuộc cơ quan công an chiếm nhiều hơn so với số bị can là ngƣời thuộc Viện kiểm sát, Tòa án hay cơ quan thi hành án.

Bảng 2.3: Bảng phân tích số liệu khởi tố, thụ lý, điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân

trong 5 năm gần đây (2009 – 2014)

Năm Số án thụ lý (vụ/bị

can)

Trong đó người phạm tội thuộc các cơ quan

Công an (vụ/bị can) Viện kiểm sát nhân dân (vụ/bị can) Tòa án nhân dân (vụ/bị can) Cơ quan thi hành án (vụ/bị can) Đối tƣợng khác (vụ/bị can) 2009 15/20 7/6 - 6/7 2/5 0/4 2010 21/42 10/24 3/5 1/2 3/3 - 2011 52/70 29/52 3/3 11/12 9/5 - 2012 66/68 29/27 4/5 16/11 17/15 - 2013 50/33 20/18 8/5 3/1 12/7 7/2 2014 46/35 20/21 3/0 8/6 9/6 6/2

(Nguồn: Cục điều tra tội phạm (Cục 6) Viện kiểm sát nhân dân tối cao, báo cáo tổng kết công tác năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014).

Từ bảng số liệu trên có thể thấy, số vụ án mà bị can là công an chiếm chủ yếu. Năm 2009, ngƣời phạm tội thuộc cơ quan công an chiếm 7/15 (vụ), số bị can là 6/20 (bị can), trong khi đó, số bị can thuộc cơ quan thi hành án chỉ chiếm 2/15 vụ và số bị can là 5/20 (bị can), không có bị can nào là ngƣời của Viện kiểm sát; năm 2014 ngƣời phạm tội thuộc cơ quan công an chiếm 20/46

vụ (43,4%), số bị can là 20/35, không có bị can nào là ngƣời của Viện kiểm sát. Từ năm 2009 đến năm 2014, số bị can là ngƣời thuộc cơ quan công an vẫn chiếm chủ yếu so với số bị can thuộc Tòa án, viện kiểm sát hay thi hành án.

Trong các vụ án về tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp đƣợc đƣa ra thụ lý và giải quyết, số vụ án bị đề nghị truy tố chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với số vụ án bị đình chỉ điều tra hay tạm đình chỉ điều tra.

Bảng 2.4: Bảng phân tích kết quả, điều tra, xử lý tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân trong 5 năm

gần đây (2009 – 2014) Năm Số án thụ lý (vụ/bị can) Đã giải quyết (vụ/bị can) Trong đó KTĐT đề nghị truy tố (vụ/bị can) KTĐT, đình chỉ điều tra (vụ/bị can) Tạm đình chỉ điều tra (vụ/bị can)

Chuyển cơ quan điều tra có thẩm quyền (vụ/bị can) 2009 15/20 10/11 9/9 1/2 - - 2010 21/42 9/19 8/17 1/2 - - 2011 52/70 24/39 22/36 2/3 - - 2012 66/68 44/51 35/49 5/1 - 4/1 2013 50/33 33/31 22/27 2/2 3/0 6/2 2014 46/35 34/28 16/25 5/0 6/3 7/0

(Nguồn: Cục điều tra tội phạm (Cục 6) Viện kiểm sát nhân dân tối cao, báo cáo tổng kết công tác năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014).

Qua bảng số liệu có thể thấy, từ năm 2009 cho đến năm 2014, số vụ án xâm phạm hoạt động tƣ pháp bị đề nghị truy tố sau khi kết thúc quá trình điều tra chiếm chủ yếu, số vụ án bị đình chỉ điều tra chiếm tỷ lệ nhỏ và số vụ án tạm đình chỉ điều tra hầu nhƣ không có. Năm 2009, số vụ án bị đình chỉ điều tra chỉ chiếm 1 vụ và không có vụ án nào tạm đình chỉ điều tra. Năm 2010 cũng chỉ có 1 vụ bị đình chỉ điều tra. Năm 2011 có 2 vụ bị đình chỉ điều tra, các năm 2012, 2014 số vụ đình chỉ điều tra tăng lên 5 vụ mỗi năm và chiếm tỷ lệ 7,5% (năm 2012) và 10,8% (năm 2014). Điều đó cho thấy, qua các năm, hầu hết các vụ án sau khi đƣợc điều tra, xác minh đều bị đề nghị truy tố, quyết định đình chỉ điều tra và tạm đình chỉ điều tra không đáng kể.

Một số vụ án điển hình do Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân điều tra:

Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn

Ngày 05/07/2013, Cục điều tra Viện kiểm sát nhân dân tiếp nhân đơn của bà Nguyễn Thị Chiến là vợ ông Nguyễn Thanh Chấn, tố giác các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bắc Giang đã xâm phạm hoạt động tƣ pháp trong quá trình giải quyết vụ án giết chị Nguyễn Thị Hoan ngày 15/8/2003, kết oan cho chồng bà là ông Nguyễn Thanh Chấn.

Sau khi tiếp nhận đơn của bà Nguyễn Thị Chiến, Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao nhận thấy vụ việc có dấu hiệu xâm phạm hoạt động tƣ pháp, đã tổ chức kiểm tra, xác minh theo quy định. Kết quả điều tra thấy có đủ căn cứ xác định ngƣời thực hiện hành vi giết chị Hoan là Lý Nguyễn Chung. Sau khi gây án Chung đã trốn vào miền Nam sinh sống. Cơ quan điều tra đã kiên trì vận động Lý Nguyễn Chung ra đầu thú.

Cuối tháng 10/2013, Lý Nguyễn Chung ra đầu thú. Tại cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao sau khi đƣợc động viên, thuyết phục Lý Nguyễn Chung đã thành khẩn khai nhận hành vi giết và cƣớp của chị Hoan 2 chiếc nhẫn vàng và 54.000 đồng. Cơ quan điều tra đã báo cáo và đề nghị lãnh đạo Viện KSND tối cao kháng nghị tái thẩm vụ án trả tự do và giải oan cho ông Nguyễn Thanh Chấn.

Song song với việc điều tra làm rõ hành vi phạm tội của Lý Nguyễn Chung, cơ quan điều tra cũng đã tiến hành làm rõ hành vi xâm phạm hoạt động tƣ pháp trong quá trình giải quyết vụ án dẫn đến việc ông Chấn bị oan. Kết quả điều tra đã chứng minh nguyên nhân dẫn đến việc ông Chấn vị kết tội oan là do trong quá trình điều tra vụ án trên, ông Trần Nhật Luật - nguyên Phó trƣởng công an huyện Việt Yên, ngƣời trực tiếp điều tra vụ án và ông Đặng Thế Vinh – kiểm sát viên, trực tiếp thực hành quyền công tố kiểm sát điều tra vụ án đã làm sai lệch hồ sơ vụ án.

Trên cơ sở đó, cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trần Nhật Luật và ông Đặng Thế Vinh để điều tra và xử lý theo quy định pháp luật. Quá trình điều tra khai thác mở rộng ngày 01/10/2014 cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Phạm Tuấn Chiêm, nguyên thẩm phán TAND tối cao, chủ tọa phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với ông Chấn về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại điều 285 BLHS. Hiện cơ quan điều tra đang tiếp tục điều tra làm rõ những ngƣời liên quan. Kết quả điều tra nếu đủ căn cứ chứng minh đã phạm tội thì sẽ khởi tố, điều tra để xử lý nghiêm minh.

Vụ nhận hối lộ, xảy ra tại Tòa án nhân dân huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam Năm 2008, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam phê duyệt dự án hạng mục công trình tuyến đƣờng sơ tán cứu hộ dân kết hợp đê chắn nƣớc núi tại xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm. Ban giải phóng mặt bằng của huyện đã thành lập tổ kiểm kê, bồi thƣờng, trong đó có Đỗ Đức Tuân. Quá trình kiểm kê tài sản, Tuân đã cấu kết với một số đối tƣợng kê khống một số giếng khoan để lấy tiền chia nhau. Vụ việc sau đó bị phát giác, cơ quan tiến hành tố tụng huyện Thanh Liêm đã khởi tố, điều tra, truy tố Đỗ Đức Tuân và một số đối tƣợng khác về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo điều 281 Bộ luật hình sự. Ông Nguyễn Duy Hiệp khi đó là Phó chánh án Tòa án nhân dân huyện Thanh Liêm đƣợc giao nhiệm vụ nghiên cứu, xét xử vụ án.

Trong thời gian chuẩn bị xét xử, Đỗ Đức Tuân đã nhờ ngƣời quen đặt

Một phần của tài liệu Luận văn ths luật cơ quan điều tra của viện kiểm sát nhân dân một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)