Tổ chức và hoạt động điều tra trong luật Tố tụng hình sự ở

Một phần của tài liệu Luận văn ths luật cơ quan điều tra của viện kiểm sát nhân dân một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 45)

một số nước trên thế giới

Tổ chức và hoạt động điều tra vụ án hình sự của Cơ quan công tố thế giới phụ thuộc vào cách thức tổ chức, vị trí của cơ quan này trong hệ thống cơ quan nhà nƣớc và phụ thuộc vào vị trí xác định mô hình tố tụng hình sự ở mỗi quốc gia. Qua nghiên cứu, thấy rằng trong các mô hình tố tụng hình sự, đa phần các nƣớc không tổ chức hệ thống Cơ quan điều tra riêng mà hoạt động điều tra thƣờng giao cho các cơ quan nhà nƣớc khác nhau thực hiện dƣới sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan công tố hoặc do cơ quan công tố trực tiếp đảm nhiệm. Tính phổ cập của cách tổ chức hoạt động điều tra xuất phát từ quan niệm điều tra là một trong những nội dung của quyền công tố, để truy cứu trách nhiệm hình sự một ngƣời thì cơ quan công tố phải tiến hành điều tra thu thập chứng cứ và phải chịu trách nhiệm về tất cả các hành vi tố tụng của hoạt động điều tra. Dƣới đây sẽ xem xét mô hình về việc tổ chức hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự ở một số quốc gia tiêu biểu có cùng hoặc không cùng thể chế chính trị giống Việt Nam:

- Mô hình Tổ chức điều tra trong luật tố tụng hình sự của Đức: Cơ quan công tố là chủ thể tiến hành hoạt động điều tra nên họ không thành lập hệ thống cơ quan điều tra riêng biệt nhƣ luật tố tụng hình sự Việt Nam. Vì vậy, luật quy định cơ quan công tố có trách nhiệm trong toàn bộ hoạt động điều

tra. Cơ quan công tố phải tiến hành điều tra ngay khi nhận đƣợc tin báo, tố giác tội phạm. Khi vụ án đƣợc khởi tố, cơ quan công tố có quyền và trách nhiệm áp dụng tất cả các biện pháp của luật tố tụng hình sự để thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm và hành vi phạm tội của bị can, bị cáo, làm rõ tất cả các tình tiết liên quan đến vụ án. Trong quá trình điều tra, cơ quan công tố có trách nhiệm thu thập chứng cứ buộc tội và cả những chứng cứ gỡ tội để bảo đảm sự khách quan, công bằng không thiên vị trong lĩnh vực tƣ pháp hình sự (điều 161 (II) Bộ luật tố tụng hình sự, Cộng hòa liên bang Đức). Từ năm 1975, luật của Đức quy định công tố viên có toàn quyền tiến hành điều tra trên tất cả các phƣơng diện đối với tất cả các tình tiết liên quan đến vụ án, chỉ trong những trƣờng hợp cần thiết sẽ yêu cầu cảnh sát hỗ trợ theo lệnh của cơ quan công tố. Mặc dù công tố viên có toàn quyền điều tra nhƣng luật cũng quy định cho cảnh sát có nghĩa vụ phải tiến hành điều tra ngay khi nhận đƣợc tin báo về tội phạm mà không cần phải chờ lệnh của cơ quan công tố. Chỉ trong những trƣờng hợp rất ngoại lệ thì công tố viên mới tự mình điều tra để xác định tính xác thực của các tin báo và tố giác về tội phạm. Thông thƣờng cảnh sát cũng phải liên hệ với công tố viên, đặc biệt khi giải quyết các vụ án nghiêm trọng hay các tội phạm kinh tế. Có một bộ phận của cơ quan công tố chuyên trách về tội phạm lừa đảo, gian lận nghiêm trọng, ở bộ phận này công tố viên có ảnh hƣởng lớn đến hƣớng điều tra và đƣa ra hƣớng dẫn trực tiếp đến hoạt động điều tra, đƣa ra tƣ vấn về chứng cứ chuyên ngành, quyết định việc chƣng cầu chuyên gia giám định … [39], [6].

- Mô hình tổ chức điều tra trong luật tố tụng hình sự tại Nhật Bản: Nhật bản cũng không thành lập hệ thống cơ quan điều tra mà giao hoạt động điều tra cho cơ quan cảnh sát và những cơ quan nhà nƣớc khác. Theo pháp luật tố tụng hình sự Nhật Bản quy định, có tới 14 cơ quan nhà nƣớc khác nhau đƣợc giao tiến hành hoạt động điều tra trong lĩnh vực mình quản lý. Tuy nhiên các cơ quan Cảnh sát có thẩm quyền điều tra rộng nhất, về

nguyên tắc, các nhân viên cảnh sát có quyền điều tra tất cả các tội phạm kể cả các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của các cơ quan nhà nƣớc khác và Cơ quan Công tố có quyền điều tra bất kỳ vụ án nào nếu thấy cần thiết. Các vụ án do cơ quan cảnh sát và các cơ quan khác tiến hành điều tra đều phải gửi cho Viện công tố để xem xét, điều tra, kết luận điều tra và ra quyết định truy tố theo kế hoạch đã sắp đặt [6].

- Tổ chức điều tra trong Luật tố tụng hình sự của Công hòa Pháp: Ở Pháp cũng không thành lập cơ quan điều tra riêng mà chỉ có những cơ quan nhà nƣớc đƣợc giao tiến hành hoạt động điều tra, nhƣ cơ quan cảnh sát, cơ quan hải quan, thuế vụ… Cơ quan công tố đƣợc giao trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, quản lý điều tra, thậm chí có thể trực tiếp tiến hành điều tra và chịu trách nhiệm về kết quả điều tra. Việc điều tra ở Pháp đƣợc coi là một phần của quyền công tố nên cơ quan công tố có thẩm quyền và trách nhiệm đối với hoạt động này.

Trong giai đoạn điều tra, Viện công tố có trách nhiệm chỉ đạo hoạt động việc điều tra và quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp điều tra thu thập chứng cứ. Tất cả các hoạt động điều tra của các cơ quan đƣợc giao tiến hành điều tra phải thông báo đầy đủ, kịp thời cho Viện công tố để quyết định hƣớng xử lý tiếp theo. Các nhân viên điều tra trong các cơ quan chỉ tham gia điều tra vụ án khi đƣợc Viện trƣởng Viện công tố cấp phép điều tra, trong trƣờng hợp họ không đáp ứng nhu cầu chuyên môn, có vi phạm hoặc không tuân thủ yêu cầu của Công tố viên thì Viện trƣởng Viện công tố có thể quyết định tạm đình chỉ việc tham gia điều tra [6].

- Tổ chức điều tra trong Luật tố tụng hình sự của Trung Quốc: Cơ quan có quyền tiến hành điều tra trong tố tụng hình sự bao gồm: các Cơ quan công an, Cơ quan an ninh quốc gia, Viện kiểm sát, Cơ quan bảo vệ của quân đội, Cơ quan bảo vệ của nhà tù. Theo quy định của Luật tố tụng hình sự, Trung Quốc cũng không tổ chức hệ thống cơ quan điều tra riêng biệt mà hoạt động điều tra đƣợc tổ chức theo hai hƣớng: thứ nhất, Viện kiểm sát trực tiếp tiến

hành điều tra đối với một số tội phạm nhƣ: các tội tham nhũng, tội thiếu trách nhiệm của cán bộ nhà nƣớc, các tội xâm phạm các quyền cá nhân của công dân nhƣ giam giữ trái phép, bức cung, dùng nhục hình, trả thù, mƣu hại, khám xét trái phép và tội xâm phạm quyền dân chủ của công dân do cán bộ nhà nƣớc lợi dụng chức quyền để thực hiện; thứ hai, những tội phạm còn lại đƣợc giao cho các cơ quan nhà nƣớc khác tiến hành hoạt động điều tra dƣới sự chỉ đạo của Viện kiểm sát [40].

Nhƣ vậy, từ việc nghiên cứu trên cho thấy, hoạt động điều tra thƣờng gắn liền với cơ quan công tố, về cơ bản có ba mô hình tổ chức hoạt động điều tra tƣơng ứng với mức độ ảnh hƣởng của cơ quan công tố trong lĩnh vực này. Trong tố tụng hình sự có ba mô hình phổ biến về vai trò công tố trong hoạt động điều tra.

Công tố chỉ đạo điều tra ngay từ đầu tức là Công tố viên quyết định mở cuộc điều tra theo trình tự tố tụng, chỉ đạo điều tra viên thu thập bằng các chứng cứ buộc tội và truy tìm thủ phạm. Áp dụng mô hình này là ở các nƣớc theo truyền thống Châu Âu lục địa nhƣ Cộng hòa Pháp, Cộng hòa liên bang Đức…

Công tố không can thiệp sâu vào quá trình điều tra, chỉ tƣ vấn cho Cảnh sát về căn cứ khởi tố vụ án, các vấn đề liên quan đến chứng cứ, tội danh, hƣớng điều tra. Ý kiến của Công tố không mang tính bắt buộc đối với Cảnh sát. Chủ yếu trên cơ sở kết quả điều tra, cơ quan công tố xem xét thấy đủ căn cứ thì quyết định đƣa vụ án ra Tòa án, nếu không đủ bằng chứng buộc tội thì tra hồ sơ cho Cảnh sát.

Công tố không chỉ đạo điều tra nhƣng có nhiệm vụ tố tụng và giám sát hoạt động điều tra nhƣ Việt Nam, Trung Quốc… hiện nay.

Đại đa số cơ quan công tố có quyền trực tiếp điều tra tội phạm nhƣ: điều tra các tội phạm về tham nhũng (Trung Quốc); điều tra các vụ án tham nhũng, gian lận thƣơng mại (Nhật Bản); điều tra bất kỳ vụ án nào xét thấy cần thiết (CHLB Đức)…

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Nghiên cứu dƣới góc độ lý luận, chƣơng 1 của luận văn đã rút ra một số kết luận sau đây:

Pháp luật về Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân ở Việt Nam là một chế định pháp luật có lịch sử gắn liền với sự ra đời và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân và hình thành cùng với hệ thống pháp luật của Nhà nƣớc ta. Tuy nhiên, từ những ngày đầu pháp luật về Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân còn đơn giản, chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân còn chƣa rõ ràng. Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 lần đầu tiên đã quy định Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân, đồng thời xác định Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân là một trong những cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; theo đó, địa vị pháp lý của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân đƣợc quy định đầy đủ. Nói đến pháp luật về Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân chính là nói đến năng lực chủ thể cũng nhƣ tổng hợp các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật đã trao cho Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân thực hiện nhiệm vụ điều tra vụ án hình sự. Theo quy định của pháp luật thì Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân ngày càng đƣợc quy định chặt chẽ và toàn diện. Điều đó phù hợp với xu hƣớng chung của pháp luật Việt Nam cũng nhƣ hệ thống pháp luật của một số nƣớc trên thế giới.

Vận dụng lý luận chung về nhà nƣớc và pháp luật, xuất phát từ những đặc thù trong pháp luật về Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân, chƣơng 1 của luận văn cũng đã xác định đƣợc nhu cầu cần phải quan tâm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân; cùng đó đã chỉ rõ rằng hoàn thiện pháp luật về Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân theo những tiêu chí về tính toàn diện; tính đồng bộ; tính phù hợp, khả thi và hiệu quả; tính minh bạch.

Trong điều kiện hiện nay, đổi mới tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra nói chung và hoàn thiện pháp luật về Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân nói riêng thực sự là một nhu cầu khách quan, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cải cách tƣ pháp, yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và xuất phát từ yêu cầu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nƣớc ta.

Chương 2

CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

Một phần của tài liệu Luận văn ths luật cơ quan điều tra của viện kiểm sát nhân dân một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)