Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng chính phủ, Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường phối hợp cùng với các bộ, ngành và các địa phương tổ chức thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia.
Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, theo chức năng và nhiệm vụ chịu trách nhiệm lập kế hoạch, lồng ghép nội dung của chiến lược bảo vệ môi trường trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2010, trong các kế hoạch năm kế hoạch 5 năm và 10 năm của đất nước..Bộ Kế hoạch và Ðầu tư và Bộ Tài chính có trách nhiệm trong việc phân bổ và tìm nguồn tài chính cần thiết để thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia cũng như thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường của các Bộ, ngành và địa phương.
Bộ Kế hoạch và Ðầu tư và Bộ Tài chính sẽ đưa ra các chính sách nhằm khuyến khích các cơ sở sản xuất, cá nhân, các tổ chức đầu tư cho lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Dựa trên chiến lược phát triển kinh tế xã hội và kế hoạch quốc gia về bảo vệ môi trường giai đoạn 2001-2010, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Kế hoạch và Ðầu tư phối hợp với Bộ Tài chính, các bộ ngành và địa phương cụ thể hoá
các kế hoạch hành động ở các bộ ngành, địa phương để thực hiện kế hoạch quốc gia về bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn.
3.3.9. Giám sát và đánh giá việc thực hiện chiến lược
Hàng năm và mỗi năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường cùng với Bộ Tài chính và các bộ, ngành và địa phương xem xét và đánh giá việc thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia 2001-2010. Mỗi bộ phận chương trình chình sẽ được giám sát và đánh giá theo các mục tiêu đã đề ra.
Từng Bộ, ngành và địa phương phải trình bản báo cáo đánh giá tiến độ thực hiện lên Thủ tướng chính phủ. Nếu như Hội đồng quốc gia phát triển bền vững được thành lập, Hội đồng sẽ điều phối quá trình giám sát và đánh giá sau đó trình báo cáo đánh giá tổng thể lên Thủ tướng Chính phủ. Bản đánh giá này có những kiến nghị điều chỉnh và bổ sung kế hoạch thực hiện bảo vệ môi trường quốc gia.
Với định hướng và các giải pháp vừa nêu trên, chúng tôi mạnh dạn kiến nghị với các cấp lãnh đạo và nhân dân quận 8:
* Kiến nghị
Để kiểm soát và cải thiện ô nhiễm môi truờng quận 8 cần:
- Về mặt quản lý: Tăng cuờng các biện pháp quản lý theo luật lệ hiện hành - Về mặt qui hoạch: Tiếp tục kiến nghị để phát triển các khu công nghiệp tập trung
- Về mặt công nghệ, kỹ thuật: Phát triển các thiết bị sạch, đảm bảo khí thải ra môi truờng phải đạt tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)
Đối với hoạt động giao thông
- Biện pháp qui hoạch, đầu tư xây dựng, nhất là đuờng giao thông - Hạn chế sự gia tăng phuơng tiện vân chuyển một cách tự phát - Sử dụng nhiên liệu sạch
KẾT LUẬN
Có mối quan hệ nhiều chiều giữa phát triển kinh tế và môi trường. Môi trường là điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế -xã hội. Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển đều phải cần ít nhất một trong các yếu tố như: tài nguyên thiên nhiên, sinh vật, môi trường trong sạch…Nói cách khác, môi trường là địa bàn, là đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi với môi trường. Tác động hoạt động phát triển đến với môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó. Mặt khác, kinh tế -xã hội cũng tác động đến nguồn tài nguyên thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường từ đó dẫn đến gia tăng các thảm họa, thiên tai gây ảnh hưởng ngược lại đến sự phát triển các hoạt động kinh tế -xã hội trong khu vực. Đó chính là sự tác động nhiều chiều, là mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển.
Theo nền tảng lý thuyết đường cong U ngược Kuznets môi trường (EKC), ô nhiễm tăng dần là không tránh khỏi trong giai đoạn đầu của tăng trưởng
kinh tế nhưng sau đó khi thu nhập tăng lên ô nhiễm đạt đến đỉnh cao nhất rồi giảm dần xuống. Nguyên nhân là khi thu nhập tăng lên, người dân có ý thức hơn về giá trị môi trường, luật pháp, chính sách môi trường cũng như các cơ quan thi hành trở nên nghiêm khắc và hiệu quả hơn, các công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi tạo điều kiện cải thiện chất lượng môi trường
Thực tế cho thấy có mối quan hệ EKC đối với hầu hết các loại chỉ tiêu ô nhiễm (không khí, nước, chất thải rắn). Tuy nhiên, ngưỡng chuyển đổi tìm thấy của các loại loại chỉ tiêu ô nhiễm ở các quốc gia đều ở mức thu nhập GDP đầu người rất cao từ 3.000- trên 15.000 USD
Vào năm 2010, thành phố Hồ Chí Minh đã đạt 3.000 USD/năm, ở vào ngưỡng chuyển đổi tối thiểu để đạt được những thành tựu trong công tác kiểm soát ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường. Thực tế cho thấy xu hướng giảm ô nhiễm vẫn có thể xảy ra tại một số nước có mức thu nhập trung bình do họ tận dụng tốt cơ hội của người đi sau, học tập kinh nghiệm của các nước đi trước từ đó đưa ra được những quyết sách đúng đắn trong công tác bảo vệ môi trường. Do đó, thành phố Hồ Chí
Minh với mức thu nhập cao nhất nước có cơ hội lớn nhất để đạt được một số cải thiện về chất lượng môi trường trong thời gian sớm hơn. Số liệu thực tế về chất lượng môi trường ở thành phố đang chứng minh điều này. Trong những năm gần đây, bên cạnh đa số chỉ tiêu ô nhiễm co xu hướng gia tăng, thành phố cũng bắt đầu đạt được một số cải thiện về chất lượng môi trường. Và địa bàn quận 8 của thành phố Hồ Chí Minh cũng nằm trong quỹ đạo này. Đây là kết quả của việc tăng cường hoàn thiện hệ thống chính sách, qui định về bảo vệ môi trường cũng như gia tăng đầu tư cho công tác nâng cao năng lực hệ thống quản lý nhà nước về môi trường.
Tuy nhiên thực tế cho thấy tăng trưởng kinh tế thường được coi trọng mà đôi khi chúng ta lại quên đi việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, việc phát triển bền vững luôn là ưu tiên hàng đầu của tất cả các quốc gia và địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Huy Bá (2004), Môi trường, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
2. Phạm Xuân Hậu (2001), Giáo dục môi trường –nâng cao nhận thức về môi trường cho cộng đồng dân cư trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước –Kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc –Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh.
3. Phạm Xuân Hậu (2001), Giáo dục đạo đức môi trường và vấn đề phát triển bền vững ở nước ta ,Thông tin dân số và môi trường - số 5
4. Nguyễn Đức Khiển (2002), Kinh tế môi trường, NXB Xây dựng, Hà Nội 5. Khoa Kế hoạch phát triển – trường Đại học kinh tế, Giáo trình Kế hoạch
hóa phát triển kinh tế xã hội(2003), NXB Thống kê
6. Phòng Tài nguyên và môi trường quận 8 (2001), Báo cáo giám sát và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường trên địa bàn quận 8 (2001),
Thành phố Hồ Chí Minh
7. Phòng Tài nguyên và môi trường quận 8 (2006), Báo cáo giám sát và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường trên địa bàn quận 8 (2006),
Thành phố Hồ Chí Minh
8. Phòng Tài nguyên và môi trường quận 8 (2007), Báo cáo giám sát và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường trên địa bàn quận 8 (2007),
Thành phố Hồ Chí Minh
9. Phòng Tài nguyên và môi trường quận 8 (2010), Báo cáo giám sát và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường trên địa bàn quận 8 (2010),
Thành phố Hồ Chí Minh
10. Tạp chí Kinh tế và dự báo, (Số 1, 4, 12, 57 năm 2001), (Số 6, 10, 11 năm 2002), (Số 1, 3, 6, 9 năm 2003)
11. Tạp chí Kinh tế và phát triển, (Số 63 tháng 9/2002), (Số 66 tháng 12/2002), (Số 84 tháng 6/2004)
12. Phạm Thị Xuân Thọ (1996), Dân số và đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh.Thông tin Khoa học ĐHSP Hà Nội
13. Phạm Thị Xuân Thọ (1997), Địa lý nhân văn với việc nghiên cứu vấn đề dân nhập cư ở thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học Xã hộisố 34. IV.1997.
14. Phạm Thị Xuân Thọ (1997), Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình chuyển dịch kinh tế theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tạp chí Khoa học Xã hộisố 34. IV.1996.
15. Phạm Thị Xuân Thọ (1997), Đô thị hóa và vấn đề ô nhiễm môi trường ở thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học Xã hội .
16. Phạm Thị Xuân Thọ (1997), Địa lý kinh tế xã hội đại cương, Giáo trình ĐHSP .
17. Trần Văn Thông (2003), Địa lý Kinh tế Việt Nam, NXB Thống kê
18. Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần XIII, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia
19. Văn kiện Đại hội Đảng lần X, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001-2010, NXB Chính trị quốc gia