Một số tác nhân gây ô nhiễm chính

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế xã hội và ảnh hưởng đến môi trường quận 8 thành phố hồ chí minh (Trang 36)

Các tác nhân gây ô nhiễm không khí rất nhiều. Ở đây chúng ta chỉ điểm qua một số tác nhân chính:

Oxit cacbon (CO)

Nguồn: là sản phẩm của quá trình cháy không hoàn toàn. Từ lúc xuất hiện hệ thống vận chuyển hiện nay, sử dụng nhiên liệu thì CO được tạo rất nhiều. Hút thuốc lá cũng là nguồn tạo ra CO; ở những nơi có nhiều người hút, lượng CO có thể đạt tới 400 ppm. CO là một hợp chất không màu không mùi, có thể tồn tại ở nhiệt độ 1920C, có tỷ trọng so với không khí là 95,6%.

- Hoạt động của CO:

Một lượng lớn xâm nhập vào khí quyển sẽ làm tăng CO trong khí quyển, bởi vì tuổi thọ của nó kéo dài từ 4 đến 5 năm. Mặc dù ở trong khí quyển có phản ứng 2 CO2 + C → CO2, nhưng phản ứng này xảy ra rất chậm. Tuy nhiên, trong không khí có một số vi sinh vật có thể biết đổi CO nhanh hơn. Mặt khác, trong không khí của khí quyển, CO có thể tác dụng với OH- trong tầng đối lưu.

CO + OH- → CO2 + H+; điều đó làm giảm phần nào hàm lượng CO.

Giới hạn có thể chấp nhận được hàm lượng CO trong môi trường không khí là 32 ppm (40.000 microgram/m3).

CO2 gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp cản trợ sự trao đổi khi ở phổi với hemoglobin trong máu, tạo ra carbonise hemoglobin (COHP). Điều này làm giảm khả năng vận chuyển oxy của hemoglobin đến các tế trong cơ thể. Nếu COHP đạt mức 2 đến 5% sẽ ảnh hưởng đến hệ thống trung tâm thần kinh, làm suy giảm cảm giác, thị giác. Hiển nhiên điều này cũng thể hiện mối liên hệ giữa mức độ ô nhiễm CO trong môi trường và các bệnh về cơ tim.

Oxit nitrozen (NOx) và NH3

Hợp chất oxit nitrozen bao gồm N2O, NO, N2O3, NO3-, NO2.Thực tế cho thấy, NOx có thể từ nguồn tự nhiên hoặc có thể từ hoạt động của con người. Tuy

nhiên, chất ô nhiễm NOx do nhân tạo không bằng hoặc kém hơn so với rất nhiều nguồn tự nhiên.

Nguồn tự nhiên được phân bố trên toàn cầu, trong khi đó nguồn nhân tạo chỉ phân bố ở một số vùng có ô nhiễm, đặc biệt là các trung tâm đô thị. Các kết quả nghiên cứu chứng tỏ ở trung tâm đô thị ô nhiễm NOx cao gấp từ 10 – 15 lần so với vùng nông thôn.

NOx không những trở thành chất ô nhiễm trong khí quyển mà còn có thể tham gia vào các quá trình quang hóa nhưng cũng có thể gây nên những phản ứng khác làm ảnh hưởng đến tầng ozone và hiệu ứng nhà kính.

Sự ô nhiễm SOx

Chủ yếu không khí bị ô nhiễm do SO2 và SO3. Chúng là những chất không màu, có mùi đặc trưng.

Đó là kết quả của quá trình đốt cháy những nhiêu vật liệu có chứa sulphur. Lượng SOx tạo ra phụ thuộc vào nhiệt độ và oxy trong quá trình đốt. Trong trường hợp lượng nhiều SO2 thì nó sẽ oxy hóa để tạo thành SO3 ở nhiệt độ cao. SO3 ở trạng thái cân bằng tạp chất trong vùng nhiệt độ cao, ẩm độ không khí cao.

- Nguồn: 1/3 là do hoạt động con người và 2/3 là từ tự nhiên (H2S, SOx). Hoạt động của SOx:

Hoạt tính của SO3 trong khí quyển phụ thuộc vào độ ẩm, chất xúc tác và cường độ ánh sáng mặt trời. Sự phụ thuộc của nó vào ánh sáng mặt trời được biểu thị:

SO2 + UV + O2 (particulate) → SO3 + H2O H2SO4

Chất ô nhiễm Hidro cacbon

Đây không phải là một đơn chất mà là tập hợp nhiều loại hợp chất có thành phần hydro cacbon, tạo thành một nhóm trong không khí. Nó có thể hình thành do tự nhiên, cũng có thể do nhân tạo. Trong điều kiện nhiệt độ bình thường thì nó tạo thành những nhóm theo số nguyên tử carbon: 1 – 4 ở thể khí còn số carbon từ 5 trở lên tồn tại ở thể lỏng. Hydro carbon là thành phần quan trọng gây ô nhiễm không khí

Hydro carbon gây nguy hiểm khi chúng tác dụng với những chất khác tạo ra sản phẩm quang hóa.

Chất gây ô nhiễm không khí đặc biệt

+ Formalđêhyt: Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ đã phân Formalđêhyt vào nhóm chất có khả năng gây ung thư (do chưa có đủ căn cứ về gây ung thư cho người nhưng lại có đủ căn cứ về gây ung thư khi thí nghiệm trên chuột và khỉ). Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy, hít thở Formalđêhyt lâu ngày có thể liên quan đến các khối u trong vòm họng, khoang mũi và xoang.

+ Butađien 1,3: Butađien 1,3 được Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ phân loại là chất có thể gây ung thư cho con người.

+ Chì: Chì là chất độc, có ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và hệ thống các cơ quan trong cơ thể người (dễ thấy nhất là gây biến đổi dưới mức tế bào và ảnh hưởng đến phát triển hệ thần kinh). Ngoài ra, chì có thể gây ra những ảnh hưởng khác như: giảm chức năng vận động giác quan, suy giảm chức năng thận, tăng huyết áp.

Các hạt bụi (PM)

Chất thải dạng hạt (PM) được định nghĩa là tất cả các chất không hoà tan trong nước, thường tồn tại trong khí thải động cơ ở trạng thái rắn (tro, cácbon) hoặc thể lỏng. Hạt PM thường bao gồm các thành phần: các bon, dầu bôi trơn chưa cháy hoặc cháy dở, nhiên liệu chưa cháy hoặc cháy dở, các hợp chất của lưu huỳnh (SO2

hoặc SO3) và các chất khác (hơi nước, hợp chất của can xi, sắt, chì, silicon...). Nhìn chung, cần phải quan tâm đến lượng thải PM vì chúng góp phần làm gia tăng lượng hạt lơ lửng trong không khí xung quanh, làm trầm trọng thêm các bệnh về đường hô hấp (hen suyễn, viêm phế quản, khí thũng…) và là tác nhân gây ung thư, gây đột biến gen.

Các ngành kinh tế : công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, du lịch, dịch vụ đều có ảnh hưởng đến môi trường nước và môi trường không khí. Khi kinh tế phát triển mạnh mà không có phương hướng bảo vệ môi trường thì môi trường nước và không khí sẽ bị ô nhiễm gây tác động ngược trở lại sức khỏe và sản xuất xã hội

Chương 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN MÔI TRƯỜNG

QUẬN 8 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế xã hội và ảnh hưởng đến môi trường quận 8 thành phố hồ chí minh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)