Nguyên nhân

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế xã hội và ảnh hưởng đến môi trường quận 8 thành phố hồ chí minh (Trang 26)

Do nước thải sinh hoạt từ khu dân cư

Nguồn nước thải này từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, trường học… Nó là kết quả của việc sử dụng nước trong cuộc sống của con người. Nước thải ở mỗi vùng dân cư khác nhau sẽ có mức độ ô nhiễm khác nhau phụ thuộc vào điều kiện sống, khối lượng nước sử dụng… Nước thải dân cư đô thị khác nông thôn, khôi lượng nước sử dụng… Nước thải dân cư đô thị khác nông thôn, miền núi khác đồng bằng. Nhưng nhìn chung nước thải sinh hoạt có hàm lượng các hợp chất hữu cơ dễ bị phân hủy khá cao.

Do nước thải công nghiệp

Nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, có đặc điểm chung và phụ thuộc vào từng ngành sản xuất, quy trình công nghệ. Ví dụ: nước thải từ chế biến thực phẩm chứa nhiều hữu cơ phân giải, bán phân giải; nước thải xí nghiệp sản xuất pin, ắc quy có nồng độ Pb cao; nước thải ngành thuộc da, dệt nhuộm có nhiều chất hữu cơ và kim loại nặng.

Do nước chảy tràn trên mặt đất

Khi chảy qua mặt đất, đồng thời với dòng chảy nước đã hòa tan và cuốn theo nó các chất gây ô nhiễm như chất rắn, dầu mỡ, phân bón, thuốc trừ sâu, chất hữu cơ. Nếu nước chảy tràn qua đường phố, khu dân cư bị ô nhiễm loại gì thì nước đó cũng bị ô nhiễm loại đó.

Do yếu tố tự nhiên

* Nhiễm phèn: Các quá trình phèn hóa diễn ra trong đất, khi gặp nước, phèn sẽ loang ra làm ô nhiễm nguồn nước. Nguồn nước trở nên giàu các chất độc dạng ion Al3+, Fe2+, SO42- và pH thấp mà hầu hết các sinh vật đều bị ngộ độc khi pH <4. Ví dụ, cá có thể bị nổ mắt khi pH<3,8, rễ cây lúa có thể bị thối khi nồng độ Al3+ > 600 – 800 ppm.

* Ô nhiễm do mặn: Nước mặn theo thủy triều hoặc từ mỏ muối trong lòng đất hòa lẫn vào môi trường nước làm cho nước bị nhiễm mặn. Chúng ta biết rằng khi nồng độ muối trong nước > 1g/l là vi sinh vật bị ô nhiễm, lớn hơn 4 g/l là cây trồng bị ô nhiễm và lớn hơn 8 g/l thì hầu hết thực vật, trừ những thực vật rừng ngập mặn, đều bị chết.

Do vi khuẩn gây bệnh

Như ta đã biết, trong thành phần môi trường nước có rất nhiều vi khuẩn, và trứng giun sán… Tuy nhiên ngành môi trường phân loại ô nhiễm vi trùng thành hai nhóm:

+ Nhóm coliform: đại diện là E-Coli.

+ Nhóm streptococci, đặc trưng là clostridium perfringens.

Nguồn ô nhiễm chủ yếu của các vi trùng này là từ phân người và động vật và thường gây bệnh đường ruột. Trong hai nhóm kể trên thì nhóm coliform là quan trọng nhất.

Do ký sinh trùng

Nước bị ô nhiễm phân hữu cơ, hoặc do chảy trần trên mặt đất làm cho môi trường nước có trứng giun móc, giun đũa, sán, để rồi chúng lại thông qua con đường thức ăn, nước uống xâm nhập vào cơ thể và gây hiện tượng nhiễm giun sán.

Do một số chất hữu cơ độc tính cao

Các chất này thường có trong nước tải công nghiệp, hoặc từ nước thải của vùng nông – lâm nghiệp có sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón, mà điển hình là các hợp chất fenol và dẫn xuất của chúng. Các hợp chất này làm cho nước có mùi đặc trưng gây hại cho hệ sinh thái môi trường và gây nhiễm độc cho con người, như gây ung thư. Các thuốc bảo vệ thực vật trong đó có photpho hữu cơ, clo hữu cơ, fenol

acid… hầu hết đểu có độc tính rất cao khi hòa tan vào môi trường nước. Chúng thường gây ngộ độc.

Do các chất vô cơ

Loại ô nhiễm này rất phổ biến. Ngoài các ion, có thể có một số nguyên tố có độc tính rất cao như thủy ngân, chì, cadimi, brôm, clo.

+ Ô nhiễm Cl-: Cl-có mặt ở trong nước thải, nước mặn, là một anion linh động gây tác hại cho cây trồng và con người.

+ Ô nhiễm SO42-: SO42-có nhiều trong nước vùng phèn. Ở những nơi có hàm lượng lưu huỳnh cao, độ pH của môi trường giảm thấp, điều đó ảnh hưởng đến cây trồng và làm ăn mòn kim loại.

+ Ô nhiễm PO43-: với một hàm lượng thấp thì PO43-trong nước có lợi cho thực vật và vi sinh vật, nhưng với hàm lượng cao thì nó gây độc. Quy định của WHO: PO43- trong nước uống < 6 mg/l.

+ Ô nhiễm các kim loại nặng: Nguồn nước bị ô nhiễm kim loại nặng điển hình là Hg, Pb, As.

- Hàm lượng asen (As) trong môi trường nước, theo WHO, phải nhỏ hơn 50 µg/l bởi vì nó là một chất độc mạnh có khả năng gây ung thư.

- Thủy ngân (Hg) ở hai dạng hữu cơ và vô cơ đều rất độc đối với con người và thủy sinh. Tiêu chuẩn của WHO cho phép hàm lượng của thủy ngân trong nước uống là: Hg < 1 µg/l.

- Chì (Pb) là một nguyên tố có mặt trong môi trường nước, có khả năng tích lũy lâu dài trong cơ thể của động – thực vật và con người.

Các kim loại nặng này xuất phát từ nguồn thải công nghiệp luyện kim, sản xuất ắc quy, các linh kiện điện tử, công nghệ kỹ thuật cao…

Ô nhiễm mùi của môi trường nước

Môi trường nước tinh khiết không mùi, nhưng khi bị ô nhiễm thường có mùi, do các chất hữu cơ phân giải yếm khí tạo nên mùi hôi tanh của H2S và FeS, CH4 hoặc có thể mùi từ các hợp chất hóa học, dầu mỡ từ nước thải công nghiệp. Sự phân giải yếm khí xác bã động thực vật, rác thải đóng vai trò quan trọng trong việc tạo mùi.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế xã hội và ảnh hưởng đến môi trường quận 8 thành phố hồ chí minh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)