kinh tế xã hội
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia 2001-2010 là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và là cơ sở để xây dựng chiến lươc bảo vệ môi trường của các ngành, vùng và địa phương. Các chiến lược đó được thực hiện trong 2 giai đoạn 5 năm: 2001-2005 và 2006-2010.
Giai đoạn 2001-2005 tập trung vào việc kết hợp giữa chiến lược kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tất cả các ngành, lĩnh vực nhằm xác định khuôn khổ thích hợp để giám sát, báo cáo và có tính trách nhiệm. Các hoạt động và kế hoạch về bảo vệ môi trường sẽ được chuẩn bị để đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Giai đoạn chính trong quá trình này là xây dựng và thực hiện kế hoạch môi trường cho các vùng kinh tế và vùng đa dạng sinh học được ưu tiên. Các chương
trình kiểm soát sự ô nhiễm môi trường, xây dựng năng lực và nâng cao kỹ năng quản lý môi trường.
Giai đoạn 2006-2010 tập trung thực hiện các dự án ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Trong giai đoạn này phải xử lý triệt để, đóng cửa hoặc di chuyển địa điểm các cở sở sản xuất đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, những cơ sở lạc hậu và không có khả năng đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường; Thực hiện các dự án cải thiện môi trường dự án nhằm khôi phục và nâng cao chất lượng môi trường.
Các mục tiêu và nội dung của Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia 2001- 2010 được kế hoạch hoá trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, các kế hoạch Ngành, địa phương và theo vùng kinh tế.
Bộ Kế hoạch và Ðầu tư và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm thiết lập nhóm công tác liên bộ để hoà nhập các kế hoạch hành động của Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm và 10 năm chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Nhóm công tác này cần thực hiện ít nhất trong 2 năm, có nguồn ngân sách riêng cho hoạt động của nhóm, thành phần nhóm gồm các nhà kinh tế môi trường để giúp phân tích lợi ích chi phí của các chính sách phát triển chọn lọc.
Đây là giải pháp quan trọng vì tốc độ tăng trưởng GDP đạt xấp xỉ 7%/năm và duy trì liên tục đến năm 2010. Theo các chuyên gia nước ngoài, nếu GDP tăng gấp đôi thì ô nhiễm tăng gấp 3 đến 5 lần