Bảo vệ môi trường quốc gia 2001-2010 gắn với các ngành kinh tế được lựa chọn phù hợp với cơ cấu kinh tế trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bao gồm các lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn; công nghiệp, kết cấu hạ tầng và dịch vụ và được lồng ghép hài hoà theo hướng "cùng phát triển".
Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn được xác định là một trọng điểm ưu tiên trong giai đoạn 2001-2010. Sự phát triển của lĩnh vực này sẽ làm thay đổi cơ cấu của nền kinh tế và sẽ có tác dụng mạnh mẽ đến môi trường theo hướng tích cực. Chiến lược bảo vệ môi trường phải được lồng ghép trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các ngành này theo những nội dung chủ yếu sau:
Qui hoạch môi trường gắn với qui hoạch ổn định các vùng sản xuất lương thực, bảo đảm an ninh lương thực đồng thời bảo đảm gìn giữ môi trường. Ðổi mới
cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, bảo vệ, khôi phục và phát triển tài nguyên rừng theo hướng là những tác nhân tích cực đối với hệ sinh thái. Xây dựng nông thôn mới gắn liền với chiến lược vệ sinh môi trường nông thôn nhằm nâng cao chất lượng sống và đổi mới phương thức sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp theo hưóng tiên tiến hiện đại ít gây ô nhiễm môi trường.
Công nghiệp được phát triển theo hướng đa dạng hoá sản phẩm với kỹ thuật sản xuất tiên tiến hiện đại sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành này, nhưng sẽ có 2 hướng tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường. Ðể giảm thiểu tác động tiêu cực và đẩy mạnh lợi thế tác động tích cực, bảo vệ môi trường cần gắn một số nội dung sau:
Áp dụng công nghệ sản xuất sạch, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên và qui hoạch ngành công nghiệp đồng bộ với qui hoạch môi trường, đặc biệt chú trọng các khâu khai thác, sử dụng nguyên nhiên liệu, xử lý chất thải công nghiệp.
Kết cấu hạ tầng là một lĩnh vực có nhiều tác động tích cực đến môi trường, mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy không hợp lý sẽ là tác nhân phá hủy hệ sinh thái hai bên đường, gây ô nhiễm môi trường nước mặt trên sông, biển và ô nhiễm tiếng ồn trong các khu đô thị, dân cư, .... Bảo vệ môi trường cần được lồng ghép trong chiến lược kết cấu hạ tầng một số nội dung chủ yếu sau:
Qui hoạch mạng lưới giao thông đồng bộ với qui hoạch các vùng sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên (trên đất liền và dưới biển), xây dựng chính sách cung cấp nước sạch và xử lý nước thải và qui hoạch kết cấu hạ tầng ở các khu công nghiệp, dân cư, .... gắn với qui hoạch xử lý chất thải (rắn và lỏng).
Dịch vụ là loại hình phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường hiện đại, nhanh mang lại lợi nhuận cho nền kinh tế. Nhưng cũng chính vì lợi nhuận và sự "nhanh nhạy" của cơ chế thị trường là những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nhanh nhất. Cần khai thác lợi thế trong ngành dịch vụ như: du lịch sinh thái, đổi mới phong tục tập quán văn hóa, lễ hội, .... theo hướng thân môi trường với những nội dung chủ yếu là:
Tôn tạo cảnh quan sinh thái gắn với lợi ích của ngành du lịch, xây dựng chính sách và qui chế dịch vụ, thương mại liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường và duy trì và khôi phục nếp sống văn hoá lành mạnh có lợi cho môi trường.