Địa hình

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế xã hội và ảnh hưởng đến môi trường quận 8 thành phố hồ chí minh (Trang 58)

Địa hình Quận 8 với chế độ bán nhật triều làm cho sông nước ở Quận 8 bị nhiễm phèn, mặn, nhất là khu vực các phường 11, 12, 13 và 16. Song Quận 8 không phải không có nhiều vùng được phù sa các sông bồi đắp, tạo nên diện tích nông nghiệp của Quận 8 rộng gần ½ diện tích tổng thể. Ở Quận 8 có những cánh đồng lúa xanh tốt (giáp huyện Bình chánh), những đồng ruộng cói lớn, những cánh đồng rau, những vườn dừa và trái cây quanh hồ ao nuôi cá mang sắc thái miền quê hơn là thành thị.

2.2.2.2. Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ nóng ẩm nhìn chung thuận lợi cho định cư và phát triển nông nghiệp.

2.2.2.3. Thủy văn

Dòng Kênh Đôi như cái xương sống chạy dọc Quận và chia Quận thành hai mảnh dài và hẹp. Các kênh Bến Nghé, kênh Tàu Hũ, rạch Ông Lớn, Ông Nhỏ, Xóm Củi, Ông Nhã, Ruột Ngựa, Rạch Cát, Bà Tàng, Lòng Đèn, Rạch Cùng, Lò Gốm, rồi Kênh Ngang số 1, Kênh Ngang số 2, Kênh Ngang số 3 lại chia nhỏ Quận 8 thành các mảnh vụn Các sông ở quận 8 bị nhiễm phèn nặng do chế độ bán nhật triều, ảnh

hưởng từ gió mùa Đông Nam thổi từ biển Đông, nhất là tại các phường 11, 12, 13, 14, 15 và 16.

Tuy là quận nội thành nhưng Quận 8 lại bán nông bán thị, kinh tế có cả nông nghiệp, cả công nghiệp, tiểu thủ công, dịch vụ và thương mại, … Kết cấu kinh tế độc đáo ấy thích hợp với vị trí vùng đệm của Quận 8 và trước hết nó là sản phầm của sự kết hợp lại những tầng lớp dân cư hội tụ về đây.

2.2.3. Tình hình kinh tế xã hội

2.2.3.1. Kinh tế

Trong phát triển kinh tế, quận 8 gặp phải không ít khó khăn. Từ sau giải phóng đến nay, quận 8 nổi tiếng là quận nội thành nghèo nhất thành phố, với những dãy nhà ổ chuột lúp xúp bên các kinh rạch. Tuy nhiên, được sự quan tâm của thành phố, cùng với sự nỗ lực của chính quyền và nhân địa phương, ngày nay, bộ mặt của quận 8 đã có nhiều thay đổi. Các cây cầu mới xây bắc qua các kênh rạch đã góp phần rút ngắn khoảng cách giữa quận 8 và các quận trung tâm. Nhiều công trình phúc lợi xã hội đã được quan tâm xây dựng. Tuy nhiên quận 8 phải còn phấn đấu nhiều hơn để theo kịp tốc độ phát triển chung của thành phố

Trong 5 năm từ 2001-2005, kinh tế quận cũng có những bước tiến đáng khích lệ. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng thương mại, dịch vụ, công nghiệp. Môi trường kinh tế được cải thiện, thu hút các thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm mới, số cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể tăng bình quân hằng năm 8,99%, với tổng vốn đăng ký tăng 26,59%. Số lượng doanh nghiệp mới ra đời tăng bình quân 22,30%, vốn đăng ký tăng 19,38%

Hoạt động thương mại dịch vụ phát triển nhiều loại hình đa dạng, tăng nhanh về số lượng và qui mô, bán buôn chiếm tỉ trọng trên 80%, chi phối thị trường bán lẻ, doanh thu thương mại, dịch vụ tăng bình quân hàng năm là 19,40%, tốc độ phát triển giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt 23,17%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 26,27%/năm

Thu ngân sách nhà nước của quận giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 19,34%/năm, cao hơn mức 4,08% của giai đoạn 1996-2000, trong đó, thu thuế công thương nghiệp tăng bình quân 20,86%/năm, thu ngân sách địa phương tăng bình

quân 16,33%. Chi ngân sách địa phương tăng bình quân 17,27%/năm, trong đó, tỉ trọng chi đầu tư xây dựng đạt 16,59% tổng chi, tăng bình quân 38,16%/năm, chi thường xuyên tăng bình quân 13,36%/năm, trong đó sự nghiệp kinh tế tăng bình quân 9,62%/năm

Giai đoạn 2006-2010, bên cạnh những thuận lợi cơ bản như được sự quan tâm đầu tư của thành phố trong phát triển kinh tế xã hội, sự phân cấp ngày càng nhiều hơn sẽ tạo sự chủ động cho quận phát triển, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, đô thị hóa, tuy nhiên cũng sẽ đối mặt với những khó khăn thử thách trước vấn đề hội nhập và phát triển, giải quyết đời sống việc làm, giảm áp lực gia tăng dân số, ổn định tình hình an ninh trật tự, khắc phục ô nhiễm môi trường…ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển trong 5 năm 2006-2010:

Môi trường kinh tế được cải thiện, thu hút các thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm mới, số cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể tăng bình quân hàng năm 10,99%, với tổng vốn đăng ký tăng 26,59%. Luật doanh nghiệp ra đời đã thúc đầy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, số lượng doanh nghiệp mới ra đời tăng bình quân 22,30%, vốn đăng ký tăng 19,38%. Không những tăng về số lượng, các doanh nghiệp có đủ điều kiện còn quan tâm đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, tỉ lệ đầu tư đổi mới thiết bị tăng bình quân 3,5%/năm, công tác tiếp thị mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu được chú trọng, kết quả là có nhiều sản phẩm đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn.

Hoạt động thương mại dịch vụ phát triển nhiều loại hình đa dạng, tăng nhanh về số lượng và quy mô, bán buôn chiếm tỷ trọng trên 80%, chi phối thị trường bán lẻ, doanh thu thương mại, dịch vụ tăng bình quân hàng năm là 22,47%, tốc độ phát triển giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt 23,17%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 26,27%/năm. Kinh tế hợp tác và hợp tác xã được tập trung chỉ đạo củng cố, chuyển đối mô hình phù hợp, bước đầu gắn kết với sự phát triển kinh tế xã hội của quận, đã chuyển đổi 14/17 hợp tác xã, thành lập mới 5 hợp tác xã; củng cố sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, đã chuyển 5 doanh nghiệp về các tổng công ty, 4 doanh nghiệp cổ phần hóa.

Phát huy tối đa tiềm năng sẵn có của quận, nhất là ưu thế về vị trí địa lý, gắn kết với các quận lân cận có ưu thế về thương mại dịch vụ (gắn với quận 1,5,6) để hình thành các ngành cung ứng dịch vụ hỗ trợ, phát huy các thế mạnh riêng của quận như tiếp giáp với đô thị mới, cảng sông Phú Định, chợ đầu mối Bình Điền để phát triển mạnh về thương mại dịch vụ, phục vụ cho sản xuất và đời sống. Thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào các ngành có giá trị gia tăng, đầu tư công viên văn hóa dịch vụ du lịch phường 4, tạo điều kiện phát triển các thành phần kinh tế, đặc biệt kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác và hợp tác xã, khuyến khích loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư nước ngoài để giải quyết về lao động và đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, quản lý, từng bước tiếp cận kinh tế tri thức.

- Chỉ tiêu giá trị sản lượng công nghiệp

Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp sạch, có giá trị gia tăng cao như điện tử - tin học - viễn thông, cơ khí chế tạo, vật liệu mới, hóa dược, công nghệ sinh học…, hình thành mạng lưới công nghiệp hỗ trợ, sản xuất sản phẩm phục vụ xuất khẩu, hạn chế các ngành gây ô nhiễm môi trường, phát triển chiều sâu các ngành truyền thống có thế mạnh như chế biến thực phẩm, dệt, may, da giày. Tốc độ phát triển ngành công nghiệp giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 15-17%/năm.

- Chỉ tiêu thương mại dịch vụ

Phát triển các ngành dịch vụ gắn với qui hoạch dân cư và qui hoạch mạng lưới trung tâm thương mại, chợ, siêu thị đến năm 2010, trong đó khuyến khích phát triển 6 nhóm ngành dịch vụ theo định hướng của Thành phố: thương mại, tài chính - tín dụng - ngân hàng - bảo hiểm, vận tải công cộng đô thị - dịch vụ cảng - kho bãi, du lịch - khách sạn - nhà hàng, bưu chính - viễn thông - công nghệ thông tin - đào tạo khoa học - công nghệ, thị trường bất động sản, chú trọng các loại hình dịch vụ kho bãi, thông tin, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ, tư vấn pháp lý, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, dịch vụ phục vụ đời sống: giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, nhà ở…, khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ cửa hàng bán lẻ khu dân cư; tăng cường công tác quản lý nhà nước các cơ sở kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực văn hóa xã hội và các ngành nghề nhạy cảm. Tốc độ phát triển ngành dịch vụ, thương mại giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 23- 25%/năm.

Cải tiến công nghệ gia công chế biến xuất hàng xuất khẩu, nhất là công nghệ hàng dệt may, nông, lâm, thủy sản. Tận dụng mọi khả năng để tăng mức xuất khẩu vào các thị trường có sức mua lớn, có tiềm năng nhưng tỷ trọng chiếm lĩnh còn thấp. Hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu hàng xuất khẩu, thông tin thị trường. Khuyến khích xuất khẩu dịch vụ, phần mềm tin học, xuất khẩu lao động, tăng hàm lượng kỹ thuật trong sản phẩm xuất khẩu. Tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 bình quân 15%/năm.

2.2.3.2. Xã hội

Giáo dục - đào tạo

Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ngành giáo dục theo qui hoạch, đầu tư thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia, nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy ở các cấp học, bậc học, ngành học, có biện pháp hữu hiệu chống bỏ học, tăng cường kỷ luật kỷ cương, ngăn chặn có hiệu quả hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội xâm nhập trường học, triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án phát triển xã hội hóa giáo dục giai đọan 2005-2010, xây dựng kế hoạch và lộ trình cụ thể để xã hội hóa giáo dục, thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý, chuyển đổi loại hình nhà trường theo Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ, xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội cho đông đảo người lao động được tiếp tục học tập, đào tạo lại, được bồi dưỡng định kỳ và thường xuyên theo các chương trình giáo dục, kỹ năng nghề nghiệp phù hợp, tập trung nguồn lực để hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục bậc trung học phổ thông vào năm 2007. Đến năm 2010 đã đạt được

- Xây dựng 04 trường đạt chuẩn quốc gia;

- Huy động 75% trẻ mẫu giáo, trong đó trẻ 5 tuổi là trên 90%;

- Tỷ lệ học sinh tiểu học đúng độ tuổi là 99%, trung học cơ sở đúng tuổi là 98,5%;

- Tỷ lệ phổ cập bậc trung học toàn quận là 100%;

- 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, trên 60% lao động qua đào tạo, 80-100% cán bộ công chức phường, quận được bồi dưỡng cập nhật kiến thức quản lý, pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Y tế

Hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới y tế đến năm 2010, đầu tư một số trang thiết bị hiện đại, tích cực thực hiện chương trình quốc gia về chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng khám và điều trị, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe và y tế đạt từ 80%-100%, khống chế không để xảy ra các dịch bệnh trên địa bàn, giảm số mắc và tử vong do dịch bệnh truyền nhiễm, nâng cao tỷ lệ tiêm chủng mở rộng, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, tích cực tham vấn, tăng cường quản lý và ngăn chặn tốc độ phát triển của bệnh HIV/AIDS, hình thành các chương trình chăm sóc sức khỏe phòng chống các loại bệnh ung thư, tim mạch, tiểu đường, cận thị. Đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khỏe nâng cao ý thức trong nhân dân, quản lý tốt vệ sinh lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đến năm 2010:

- Tỉ lệ bác sĩ/10.000 dân là 2,4;

- Số giường bệnh/10.000 dân là 1,86 (chỉ tính số giường nội trú của Trung tâm y tế Quận 8);

- Tỷ lệ quản lý trẻ em dưới 1 tuổi trên 95%;

- Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng đủ 7 loại vaccin trên 95%; - Tỷ lệ quản lý thai có chất lượng trên 95%;

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 5%;. - Tăng tỷ lệ khám chữa bệnh hàng năm trên 5%.

Dân số, gia đình, trẻ em:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động giáo dục các chủ trương chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, Luật bảo vệ giáo dục và chăm sóc trẻ em. Hình thành mạng lưới dịch vụ xã hội về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản và kế hoạch hoá gia đình. Triển khai thực hiện tốt các dự án phát triển giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, xây dựng nhân rộng mô hình gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, “gia đình vượt

khó nuôi con thành đạt”, “ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”. Đến năm 2010:

- Duy trì tỷ lệ tăng dân số dưới 1%, tỷ lệ giảm sinh hàng năm:0,03%;

- 80% nam nữ thanh niên được trang bị kiến thức hôn nhân gia đình trước khi kết hôn, vận động mỗi cặp vợ chồng chỉ có từ 1-2 con;

- Tỷ lệ vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai từ 85% trở lên;

- Tỷ lệ bà mẹ sinh con thứ ba trở lên so với tổng bà mẹ sinh con dưới 5%; - Tỷ lệ gia đình thực hiện tốt trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 90-100%;

- Tỷ lệ người cao tuổi được con cháu phụng dưỡng từ 90-100%;

- Giảm tỷ lệ bạo lực gia đình, tỷ lệ gia đình bị tệ nạn xã hội xâm nhập từ 10- 15%.

Văn hóa thông tin – thể dục thể thao

Phát triển văn hóa theo hướng tiên tiến, văn minh hiện đại, bảo tồn và phát huy các di tích văn hóa lịch sữ được xếp hạng, qui hoạch và xây dựng cơ sở hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao đến năm 2010, huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa. Xây dựng môi trường văn hóa xã hội lành mạnh, nâng cao chất lượng phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, hướng cuộc vận động về cơ sở, xây dựng các mô hình văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt, phát triển các hoạt động văn hóa quần chúng, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân. Đẩy mạnh việc giao lưu văn hóa, quản lý tốt các cơ sở văn hóa - dịch vụ văn hóa, phòng chống các hoạt động phi văn hóa, văn hóa phẩm độc hại, tệ nạn xã hội. Đến năm 2010, có 4-6 phường đạt chuẩn “Phường văn hóa”, 100% công sở đạt danh hiệu “Công sở văn minh – sạch đẹp – an toàn”, 52-80% đơn vị đạt chuẩn “Đơn vị văn hóa” trên tổng số đơn vị đăng ký, 47 khu phố đăng ký đủ thời hạn đạt “Khu phố văn hóa”, các khu phố xuất sắc hàng năm đều đăng ký xây dựng khu phố văn hóa, 88-95% hộ đạt “Gia đình văn hóa”, 06 chợ đạt chuẩn "Chợ văn minh”.

Trên lĩnh vực thể thao, tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại”, vận động mỗi người dân tự chọn cho mình một

môn thể thao hoặc một hình thức tập luyện phù hợp. Nâng cao chất lượng đào tạo vận động viên năng khiếu ở một số bộ môn chủ lực: cờ tướng, điền kinh, Vovinam, Karate, tạ thể hình, tham gia thi đấu đầy đủ các bộ môn cấp thành phố và đạt được thành tích cao hơn. Phát huy tốt công năng cơ sở vật chất hiện có, triển khai xây

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế xã hội và ảnh hưởng đến môi trường quận 8 thành phố hồ chí minh (Trang 58)