2.5.1. Môi trường nước
Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng môi trường nước năm 2001 Vị trí các điểm giám sát:
Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường trên địa bàn Quận 8, Chi cục Bảo vệ môi trường đã phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận 8 tổ chức khảo sát thực hiện lấy mẫu nước kênh rạch trên địa bàn Quận 8 vào ngày 18/07/2001.
Thực hiện khảo sát và lấy mẫu nước tại 10 vị trí trên địa bàn Quận 8
Bảng 2.11: Vị trí các điểm giám sát nước mặt
STT mẫu Tên Vị trí giám sát Hệ thống kênh Tọa độ UTM 1 C01 Cầu Chữ Y Tàu Hũ - Bến Nghé X: 0684015 - Y: 1189004 2 C02 Cầu Chữ Y Đôi - Tẻ X: 06839663 - Y: 1188081 3 C03 Cầu Nhị Thiên Đường Đôi - Tẻ X: 0681121 - Y: 1187914 4 C04 Rạch Bà Tàng Đôi - Tẻ X: 0679208 - Y: 1184584 5 C05 Trạm cảnh sát giao thông
đường thủy Đôi - Tẻ X: 0677757 - Y: 1184584 6 C06 Gần chợ Bình Điền Sông Chợ Đệm X: 0676579 - Y: 1184240 7 C07 Trạm cảnh sát giao thông
đường thủy Tàu Hũ - Bến Nghé X: 0677679 - Y: 1184644 8 C08 Rạch Lò Gốm Tân Hóa - Lò Gốm X: 0678719 - Y: 1187128 9 C09 Cầu Phú Định Tàu Hũ - Bến Nghé X: 0678813 -Y: 1187052 10 C10 Cầu Chà Và Tàu Hũ - Bến Nghé X: 0681677 - Y: 118701
Hiện trạng chất lượng nước trên địa bàn Quận 8:
pH:
Qua kết quả giám sát tháng 07/2001cho thấy giá trị pH trung bình tại các vị trí khảo sát qua 02 đợt (nước lớn và nước ròng) nằm trong khoảng 6.7 - 7.1 đạt tiêu chuẩn cho phép của nước mặt dùng cho các mục đích khác (TCVN 5942 - 1995 cột B).
Tổng rắn lơ lửng (TSS):
Qua đợt giám sát tháng 07/2001 cho thấy hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng tại các trạm dao động trong khoảng 31 mg/l - 136 mg/l (nước lớn) (vị trí Cầu Nhị Thiên Đường - kênh Đôi Tẻ và cầu Rạch Ngựa) và từ 59 - 265 mg/l (nước ròng) tại khu vực gần chợ Bình Điền và Rạch Lò Gớm, vượt tiêu chuẩn cho phép loại B (TCVN 5942 - 1995, TSS ≤ 80 mg/l) khoảng từ 1.1 - 1.7 lần (nước lớn) và từ 1.1 - 3.3 lần (nước ròng).
Nhu cầu oxy hóa học (COD):
Nhu cầu oxy hóa học đo được trong cả hai đợt điều khảo sát trong tháng 07/2001 cho thấy đo được cao nhất là 84mg/l (nước lớn) và 173 mg/l (nước ròng) tại vị trí rạch Lò Gốm, vượt tiêu chuẩn cho phép B (TCVN 5942 - 1995 COD < 35 mg/l) khoảng 2.4 lần (nước lớn) và 4.9 lần (nước ròng) (tại vị trí C05).
Đối với nước ròng thì nồng độ COD tại cầu Chữ Y (C01, C02), Cầu Nhị Thiên Đường (C03), Rạch Bà Tàng (C04), Cầu Phú Định - kênh Đôi (C05), Cầu Phú Định - kênh Nhị Thiên Đường (C07), Cầu Rạch Ngựa (C09) tháng 07/2006 gia tăng khoảng từ 1.3 - 3.8 lần.
Nhu cầu oxy sinh học (BOD5):
Giá trị BOD5 có xu thế diễn biến tương tự COD. Hầu hết các giá trị BOD5
đo được trong hai đợt khảo sát tháng 07/2006 đều vượt tiêu chuẩn cho phép loại B (TCVN 5942 - 1995 BOD5 < 25 mg/l). Thông thường, giá trị BOD5 tại thời điểm nước lớn thấp hơn tại thời điểm nước ròng trong cùng một đợt đo. Giá trị BOD5 cao nhất là 59mgO2/l lúc nước lớn và 91 mgO2/l lúc nước ròng (tại vị trí rạch Lò Gốm - C08), vượt tiêu chuẩn cho phép khoảng từ 2.4 - 3.6 lần.
Vi sinh:
Ô nhiễm vi sinh trên hệ thống kênh rạch địa bàn Quận 8 rất cao. Tất cả các giá trị Coliform phân tích được trong hai đợt khảo sát (nước lớn và nước ròng) tháng 07/2001 đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Giá trị Coliform cao nhất là chuẩn cho phép khoảng 46.000 lần. Giá trị cao cùa các thông số vi sinh cho thấy ô nhiễm tại các kênh tiêu thoát trên địa bàn Quận 8 chủ yếu có nguồn gốc từ nước thải sinh hoạt .
Đánh giá
Qua kết quả giám sát tháng 07/2001 cho thấy chất lượng nước mặt tại các hệ thống kênh tiêu thoát trên địa bàn Quận 8 bị ô nhiễm nặng về hữu cơ và vi sinh (các thành phần BOD5, COD, Coliform có các giá trị rất cao, vượt tiêu chuẩn cho phép). Các chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt trong hệ thống kênh tiêu thoát Quận 8 là vấn đề đáng quan tâm nhất. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt chưa qua hệ thống xử lý đang ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó ô nhiễm nước thải công nghiệp chưa qua hệ thống xử lý do các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát sinh, nhất là các ngành chế biến lương thực, thực phẩm, cũng góp phần làm gia tăng mức độ ô nhiễm hữu cơ, tạo ra nguy cơ ô nhiễm cao đến nguồn nước kênh rạch trên địa bàn.
Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng nước năm 2006
Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường trên địa bàn Quận 8, Chi cục Bảo vệ môi trường đã phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận 8 tổ chức khảo sát thực hiện lấy mẫu nước kênh rạch trên địa bàn Quận 8 vào ngày 18/07/2006.
Thực hiện khảo sát và lấy mẫu nước tại 10 vị trí trên địa bàn Quận 8
pH:
Qua kết quả giám sát tháng 07/2006 cho thấy giá trị pH trung bình tại các vị trí khảo sát qua 02 đợt (nước lớn và nước ròng) nằm trong khoảng 6.7 - 7.1 đạt tiêu chuẩn cho phép của nước mặt dùng cho các mục đích khác (TCVN 5942 - 1995 cột B). So với đợt khảo sát năm 1996 cho thấy giá trị pH trongđợt khảo sát 07/2006 đã có sự gia tăng (xem Biểu đồ 2.12).
Biểu đồ 2.11: pH tại các vị trí giám sát trên kênh rạch Quận 8 năm 1996 - tháng 07/2006
Nguồn : Chi cục bảo vệ môi trường, 2006
Tồng rắn lơ lửng (TSS):
Qua đợt giám sát tháng 07/2006 cho thấy hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng tại các trạm dao động trong khoảng 31 mg/l - 136 mg/l (nước lớn) (vị trí Cầu Nhị Thiên Đường - kênh Đôi Tẻ và cầu Rạch Ngựa) và từ 59 - 265 mg/l (nước ròng) tại khu vực gần chợ Bình Điền và Rạch Lò Gớm, vượt tiêu chuẩn cho phép loại B (TCVN 5942 - 1995, TSS ≤ 80 mg/l) khoảng từ 1.1 - 1.7 lần (nước lớn) và từ 1.1 - 3.3 lần (nước ròng). So với kết quả khảo sát năm 1996 thì giá trị TSS tại các vị trí có xu hướng gia tăng khoảng từ 1.2 - 6.6 lần (nước lớn) và khoảng từ 3.3 - 19.2 lần (nước ròng) (xem Biểu đồ 2.13).
Biểu đồ 2.12: Nồng độ chất rắn lơ lửng tại vị trí giám sát trên kênh rạch Quận 8 năm 1996 - tháng 07/2006
Nguồn : Chi cục bảo vệ môi trường, 2006
Vị trí mg/1
Nhu cầu oxy hóa học (COD):
Nhu cầu oxy hóa học đo được trong cả hai đợt điều khảo sát trong tháng 07/2006 cho thấy đo được cao nhất là 84mg/l (nước lớn) và 173 mg/l (nước ròng) tại vị trí rạch Lò Gốm, vượt tiêu chuẩn cho phép B (TCVN 5942 - 1995 COD < 35 mg/l) khoảng 2.4 lần (nước lớn) và 4.9 lần (nước ròng) (tại vị trí C05).
So với đợt quan trắc năm 1996 cho thấy nồng độ COD tại các vị Cầu Nhị Thiên Đường (C03), Rạch Bà Tàng (C04), Cầu Phú Định - kênh Đôi (C05), Cầu Phú Định - kênh Nhị Thiên Đường (C07), Cầu Rạch Ngựa (C09) (nước lớn) tháng 07/2006 có xu hướng gia tăng khoảng từ 1.6 - 3.8 lần.
Đối với nước ròng thì nồng độ COD tại cầu Chữ Y (C01, C02), Cầu Nhị Thiên Đường (C03), Rạch Bà Tàng (C04), Cầu Phú Định - kênh Đôi (C05), Cầu Phú Định - kênh Nhị Thiên Đường (C07), Cầu Rạch Ngựa (C09) tháng 07/2006 gia tăng khoảng từ 1.3 - 3.8 lần (Biểu đồ 2.14).
Biểu đồ 2.13: Nồng độ COD tại vị trí giám sát trên kênh rạch Quận 8 năm 1996 - tháng 07/2006
Nguồn : Chi cục bảo vệ môi trường, 2006\
Nhu cầu oxy sinh học (BOD5):
Giá trị BOD5 có xu thế diễn biến tương tự COD. Hầu hết các giá trị BOD5
đo được trong hai đợt khảo sát tháng 07/2006 đều vượt tiêu chuẩn cho phép loại B (TCVN 5942 - 1995 BOD5 < 25 mg/l). Thông thường, giá trị BOD5 tại thời điểm nước lớn thấp hơn tại thời điểm nước ròng trong cùng một đợt đo. Giá trị BOD5 cao nhất là 59mgO2/l lúc nước lớn và 91 mgO2/l lúc nước ròng (tại vị trí rạch Lò Gốm -
Vị trí
C08), vượt tiêu chuẩn cho phép khoảng từ 2.4 - 3.6 lần (Biểu đồ 2.15).
Biểu đồ 2.14: Nồng độ BOD tại các vị trí giám sát kênh rạch Quận 8 năm 1996 - tháng 07/2006
Nguồn : Chi cục bảo vệ môi trường, 2006
Vi sinh:
Ô nhiễm vi sinh trên hệ thống kênh rạch địa bàn Quận 8 rất cao. Tất cả các giá trị Coliform phân tích được trong hai đợt khảo sát (nước lớn và nước ròng) tháng 07/2006 đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép(xem Biểu đồ 2.16).
Biểu đồ 2.15: Diễn biến Coliform tại các vị trí giám sát trên kênh rạch Quận 8 năm 1996 - tháng 07/2006
Nguồn : Chi cục bảo vệ môi trường, 2006
Đánh giá
Qua kết quả giám sát tháng 07/2006 cho thấy chất lượng nước mặt tại các hệ
mg/l
Vị trí
thống kênh tiêu thoát trên địa bàn Quận 8 tiếp tục bị ô nhiễm nặng về hữu cơ và vi sinh (các thành phần BOD5, COD, Coliform có các giá trị rất cao, vượt tiêu chuẩn cho phép). So với đợt khảo sát năm 1996 thì chất lượng nước kênh rạch trên địa bàn Quận 8 vào tháng 07/2006 đã có sự gia tăng ô nhiễm hữu cơ, đặc biệt là ô nhiễm vi sinh đã gia tăng đột biến và vượt tiêu chuẩn cho phép.
Các chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt trong hệ thống kênh tiêu thoát Quận 8 là vấn đề đáng quan tâm nhất. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt chưa qua hệ thống xử lý đang ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó ô nhiễm nước thải công nghiệp chưa qua hệ thống xử lý do các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát sinh, nhất là các ngành chế biến lương thực, thực phẩm, cũng góp phần làm gia tăng mức độ ô nhiễm hữu cơ, tạo ra nguy cơ ô nhiễm cao đến nguồn nước kênh rạch trên địa bàn.
Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng môi trường nước năm 2007
Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường trên địa bàn quận 8, Chi cục Bảo vệ môi trường đã phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận 8 tổ chức khảo sát thực hiện lấy mẫu không khí xung quanh và mẫu nước kênh rạch tên địa bàn quận 8 vào 2 mùa (mùa nắng và mùa mưa).
Thực hiện khảo sát và thu mẫu nước vào 2 thời điểm trong ngày ứng với lúc triều cao nhất (nước lớn) và triều thấp nhất (nước ròng) tại 12 vị trí trên địa bàn Quận 8 với các chỉ tiêu quan trắc là pH, BOD5, COD, DO.
Bảng 2.12: Vị trí các điểm giám sát nước mặt năm 2007
STT Ký hiệu Vị trí giám sát Hệ thống kênh Tọa độ
1 C01 Rạch Ông Nhỏ Sông Sáng X: 0683524 – Y: 1188338
2 C02 Rạch Ông Lớn Sông Sáng X: 0684898 – Y: 1187861
3 C03 Cầu Chữ Y Đôi – Tẻ X: 0684061 – Y: 1188837
4 C04 Cầu Nhị Thiên Đường Đôi - Tẻ X: 0681109 - Y: 1187913
5 C05 Rạch Bà Tàng Đôi - Tẻ X: 0679192 - Y: 1186650
6 C06 Trạm cảnh sát giao thông đường thủy Đôi - Tẻ X: 0677587 - Y: 1184533
7 C07 Gần chợ Bình Điền Sông Chợ Đệm X: 0676917 - Y: 1184351
8 C08 Trạm cảnh sát giao thông đường thủy Tàu Hũ - Bến Nghé X: 0677682 - Y: 1184660
9 C09 Cầu Phú Định Tàu Hũ - Bến Nghé X: 0678654 - Y: 1186952
10 C10 Ngã 3 Tàu Hũ - Lò Gốm - Ruột Ngựa Tàu Hũ - Bến Nghé X: 0678776 - Y: 1187050
11 C11 Cửa xả Rạch Ụ Cây X: 0682526 - Y: 1188723
12 C12 Rạch Su X: 0679695 - Y: 1186373
Hiện trạng chất lượng nước mặt:
• pH:
Qua kết quả quan trắc chất lượng nước kênh rạch Quận 8 vào mùa mưa năm 2007 cho thấy giá trị pH trung bình tại các vị trí khảo sát qua 02 đợt (nước lớn và nước ròng) nằm trong khoảng 6.45 - 7.4 đạt tiêu chuẩn cho phép của nước mặt dùng cho các mục đích khác (TCVN 5942 - 1995 cột B). So với kết quả quan trắc vào mùa mưa năm 2006 giá trị pH không có sự thay đổi đáng kể Diễn biến giá trị pH trong mùa mưa so với mùa nắng năm 2007 cũng không có sự thay đổi, các giá trị đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.
• Oxy hòa tan (DO):
Kết quả phân tích nồng độ Oxy hòa tan (DO) trong mùa mưa năm 2007 tại các vị trí quan trắc nước kênh rạch trên địa bàn Quận 8 cho thấy nồng độ DO không đạt tiêu chuẩn cho phép nước mặt loại B (TCVN 5942 - 1995: DO ≥ 2mg/l), nồng độ DO dao động trong khoảng từ 0.0 - 1.6 vào lúc nước lớn và từ 0.0 - 1.5 lúc nước ròng. So với mùa nắng năm 2007 nồng độ DO có sự thay đổi lớn, giá trị DO trong nước kênh rạch vào mùa mưa giảm nhiều lần so với mùa nắng, cần theo dõi trong thời gian tới .
• Tổng rắn lơ lửng (TSS):
Qua đợt giám sát vào mùa mưa năm 2007 cho thấy hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng tại các trạm dao động trong khoảng 16 mg/l - 71 mg/l (nước lớn) và từ 5.4 - 83.5 mg/l (nước ròng) đạt tiêu chuẩn cho phép loại B (TCVN 5942 - 1995, TSS: 80 mg/l), tuy nhiên tại trạm Rạch Bà Tàng giá trị TSS vào lúc nước ròng không đạt tiêu chuẩn cho phép.
• Nhu cầu oxy hóa học (COD):
Nhu cầu oxy hóa học đo được trong cả hai đợt nước lớn và nước ròng trong mùa mưa nam 2007 cho thấy giá trị đo được cao nhất là 68 mg/l (nước lớn) và 137 mg/l (nước ròng). Hầu như COD tại các vị trí giám sát đều vượt tiêu chuẩn cho phép loại B (TCVN 5942 - 1995 COD < 135 mg/l) từ 1.2 - 1.9 lần (nước ròng) và từ 1.2 - 3.9 lần (nước ròng) .
• Nhu cầu oxy hóa học (BOD5):
Giá trị BOD5 có xu thế diễn biến tương tự COD. Hầu hết các giá trị BOD5
đo được trong hai đợt khảo sát mùa mưa năm 2007 đều vượt tiêu chuẩn cho phép loại B (TCVN 5942 - 1995, BOD5 < 25 mg/l). Giá trị BOD5 cao nhất là 39 mgO2/l lúc nước lớn và 46 mgO2/l lúc nước ròng, vượt tiêu chuẩn cho phép khoảng từ 0.7 - 1.8 lần (nước ròng) và từ 1.1 - 1.6 lần (nước lớn) .So với mùa nắng năm 2007 nồng độ BOD5 đo được tại hầu hết các trạm đều thấp hơn, tại các vị trí cầu chữ Y, rạch Ông Lớn ngược lại nồng độ BOD5 vào mùa mưa lại cao hơn vào mùa nắng
• Vi sinh:
Ô nhiễm vi sinh trên hệ thống kênh rạch địa bàn Quận 8 rất cao. Tất cả các giá trị Coliform phân tích được trong hai đợt khảo sát (nước lớn và nước ròng) vào mùa mưa năm 2007 đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Giá trị Coliform cao nhất là 4x105 MNP/100ml cao hơn tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5942 - 1995, loại B) khoảng 40 lần .
Đánh giá
Qua kết quả quan trắc vào hai mùa: mùa nắng (tháng 04/2007) và mùa mưa (tháng 8/2007) cho thấy chất lượng nước mặt tại các hệ thống kênh tiêu thoát trên địa bàn Quận 8 bị ô nhiễm chủ yếu là hữu cơ và vi sinh (thành phần BOD5, COD, Coliform có các giá trị rất cao, vượt tiêu chuẩn cho phép)
Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng nước năm 2010
Bảng 2.13: Tóm tắt kết quả phân tích năm 2010
ĐIỂM pH TSS COD BOD DO Coliform 1 TB 6.92 48.50 45.98 17.55 0.65 2.90E+05 Max 7.03 74.00 83.00 31.00 1.30 4.30E+05 %KĐ 0 0 50 50 100 100 2 TB 7.07 39.00 52.43 31.60 0.45 2.42E+06 Max 7.11 60.00 94.00 57.00 0.90 4.60E+06 %KĐ 0 0 50 50 100 100 3 TB 6.95 59.50 42.33 25.20 0.74 1.62E+06 Max 7.01 75.00 73.80 43.20 1.07 2.30E+06 %KĐ 0 0 50 50 100 100 4 TB 6.96 55.50 37.97 18.70 2.04 3.90E+05
Max 7.08 129.00 71.00 34.00 3.10 1.10E+06 %KĐ 0 25 50 50 50 100 5 TB 6.84 56.00 37.68 17.88 1.73 1.25E+06 Max 7.19 74.00 66.00 31.00 3.00 4.60E+06 %KĐ 0 0 50 50 50 100 6 TB 6.86 62.50 38.30 18.20 1.53 9.05E+05 Max 6.97 119.00 69.00 33.00 3.10 1.50E+06 %KĐ 0 25 50 50 50 100 7 TB 6.88 90.25 29.13 16.65 1.33 1.14E+05 Max 7.12 105.00 73.00 46.00 1.88 4.30E+06 %KĐ 0 25 25 25 100 100 8 TB 6.93 73.50 50.11 19.80 1.72 1.66E+06 Max 7.09 151.00 89.00 33.60 2.70 4.60E+06 %KĐ 0 25 50 50 25 100 9 TB 6.97 59.25 50.33 22.05 0.94 4.38E+05 Max 7.00 82.00 91.00 40.06 1.50 1.20E+06 %KĐ 0 0 50 50 100 100