Phương hướng phát triển ngành trồng trọt và nhiệm vụ cho từng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh quảng ngãi (Trang 79)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.4. Phương hướng phát triển ngành trồng trọt và nhiệm vụ cho từng

từng loại cây trồng chính của tỉnh giai đoạn 2015 – 2020

a. Phương hướng

- Phát triển mạnh các loại hình trang trại trồng trọt, dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch sản xuất nông nghiệp.

- Phát triển kinh tế trang trại theo hướng tập trung, chuyên môn hóa phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày theo quy hoạch gắn liền giữa sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Chú trọng phát triển trang trại gia đình. Đây là loại hình thích hợp nhất với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nói chung và phù hợp với đặc

điểm của tỉnh nói riêng, do đó cần khuyến khích để các trang trại gia đình ra

b. Nhim v cho tng loi cây trng chính.

Cây mì: Khuyến cáo nông dân trồng mỳ tập trung, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật; đầu tư, thâm canh, xen canh với cây họ đậu nâng cao năng suất, tránh tình trạng quảng canh làm rửa trôi, xói mòn đất.

Cây mía: Xây dựng vùng chuyên canh mía để tạo ra sản phẩm hàng hóa ổn

định. Áp dụng các kỹ thuật thâm canh mía để nâng cao năng suất, chữđường.

Cây tỏi Lý Sơn: Nghiên cứu mô hình sản xuất không thay cát trắng,

đất thịt (đất bazan) để hạn chế nguồn cát ngày càng cạn kiệt, gây sạt lở, xâm hại bờ biển, giảm chi phí sản xuất đầu vào; phát triển thương hiệu tỏi Lý Sơn, lấy năng suất và chất lượng là yếu tố trọng tâm, tập trung thâm canh.

Cây quế Trà Bồng: Phát triển thương hiệu Quế Trà Bồng trên thị trường,

đa dạng sản phẩm, hấp dẫn người tiêu dùng trong nước và ngoài nước.

Cây lúa: Thực hiện dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng. Xây dựng phát triển các vùng sản xuất lúa theo hướng xây dựng cánh đồng lớn; chuyển đổi những diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả cao hơn. Tuỳ theo đặc thù của từng địa phương, có thể

chuyển sang trồng ngô thâm canh, sản xuất rau, củ, quả thực phẩm, trồng cỏ

phục vụ chăn nuôi hoặc nuôi trồng thuỷ sản.

Cây ngô: Mở rộng diện tích gieo trồng ngô trên đất trồng lúa một vụ

kém hiệu quảở các huyện miền núi, đẩy mạnh phát triển ngô vụĐông Xuân ở

các vùng có lợi thế như đất ven sông và tăng diện tích trồng xen, xây dựng vùng chuyên canh cây ngô chủ yếu bố trí trên các bãi đất nà, đất thổ ven sông suối thuộc các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Lý Sơn để tạo ra sản phẩm hàng hóa tập trung.

Cây thực phẩm (cây rau, đậu các loại): Chú trọng nâng cao trình độ, hiểu biết của người sản xuất, giúp họ nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của quy trình sản xuất rau an toàn, sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, để

người dân tiếp cận, nắm bắt tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức sản xuất theo VietGAP; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin và xây dựng các mô hình điểm về sản xuất rau an toàn, khuyến cáo sử dụng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, kháng sinh thay thế thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học; phân bón hữu cơ sinh học chuyên dùng trên cây rau để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cây cỏ làm thức ăn cho trâu, bò: Chuyển đổi một số diện tích đất gò

đồi, đất màu kém hiệu quả, các vùng đất thấp ở ven triền núi đang trồng keo sang trồng cỏ, đồng thời tận dụng đất vườn, bờ vùng, bờ thửa, ven sông suối…

để trồng cỏ vừa làm thức ăn chăn nuôi vừa hạn chế rửa trôi, xói mòn đất.

Cây lạc: Mở rộng diện tích gieo trồng lạc trên đất trồng lúa một vụ

kém hiệu quả, đẩy mạnh phát triển lạc vụđông xuân ở các vùng có lợi thế như đất ven sông và trồng xen canh, xây dựng vùng chuyên canh cây lạc để tạo ra sản phẩm hàng hóa.

Cây cao su: Giữ ổn định diện tích hiện có tại huyện Bình Sơn, tập trung phát triển trồng mới trên các vùng đất có độ dốc thấp tại các huyện Sơn Tịnh, Tây Trà, Sơn Hà.

Cây ăn quả: Phát triển đa dạng các loại cây ăn quả, cải tạo một số

vườn tạp của hộ gia đình theo phương pháp trồng xen các lại cây ăn quả: mít, chôm chôm, sầu riêng, chuối, dứa, bưởi, thanh long ruột đỏ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh quảng ngãi (Trang 79)