6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý
- Nghiên cứu đề xuất định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống, mùa vụ theo hướng chất lượng, hiệu quả và thị trường, né tránh những bất thuận của thời tiết, thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Định hướng chế độ luân canh, xen canh phải phù hợp trên từng chân
đất để nâng cao hệ số sử dụng ruộng đất và hiệu quả sản xuất.
+ Cây ăn quả: Xây dựng vùng sản xuất cây ăn quả chuyên canh (trong thời kỳ kiến thiết cơ bản trồng xen cây lạc, đậu xanh để tăng hiệu quả kinh tế
và cải tạo đất).
+ Cây hàng năm:
Vùng thâm canh đất vàn, vàn cao, chủ động thuỷ lợi: Lúa Xuân – Lúa Hè thu – Rau vụđông; Lạc Xuân – Đậu xanh Hè thu - Cây vụĐông
Vùng sản xuất lúa hiệu quả thấp: Ngô xuân – Đậu xanh Hè thu – Cây vụ Đông; Lạc xuân (xen ngô) – Đậu xanh Hè thu – Cây vụ Đông; Rau vụ
xuân – Đậu xanh Hè thu – Cây vụĐông;
Vùng sâu trũng (miền núi, bãi ngang): Lúa xuân – Lúa Hè thu;
Vùng biển ngang: Lạc Xuân (xen ớt) - Cây vụ Đông; Lạc xuân – Vừng (dưa Hè thu) - Cây vụĐông.
Để quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đúng mục tiêu, cần phải khai thác và phát huy tốt các tiềm năng thế mạnh của vùng, đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, hướng đến các mô hình trồng trọt hiệu quả,tăng giá trị gia tăng trên mỗi đơn vị diện tích đất canh tác và nâng cao năng suất lao động của người nông dân. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý nội bộ ngành trồng trọt, phát triển các mô hình trồng trọt tập trung, … Mở rộng diện tích các loại cây trồng có giá trị gia tăng cao và có lợi thế như cây mía, cây mì.
Ngoài ra, đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng, kiên cố hóa kênh mương nội đồng, thực hiện tốt việc lồng ghép các Chương trình, dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn; huy
động các nguồn lực xã hội để xây dựng nông thôn mới. Chú trọng phát triển sản xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ
sản phẩm theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao thu nhập của người dân.