6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.4. Đẩy mạnh ứng dụng các hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ
Với quá trình hội nhập ngày càng nhanh của kinh tế nước ta như hiện nay thì chỉ tăng sản lượng không thôi là chưa đủ, bên cạnh đó thì chất lượng và năng suất là hai yếu tố song song cần được nhấn mạnh. Để làm được điều này thì một cá nhận, một hộ gia đình đơn lẻ với quy mô sản xuất đơn giản không thể đạt được, do đó cần có sự liên kết, mở rộng quy mô sản xuất, cũng như áp dụng các tiêu chuẩn ngày càng được nâng cao sẽ mang đến một hiệu quả như mong muốn. Một số mô hình liên kết và tiêu chuẩn tiến bộ có thể kể đến như: mô hình liên kết hợp tác xã, chuỗi giá trị; Tiêu chuẩn GlobalGAP hay VietGAP.
a. Hợp tác xã
Trong chiến lược phát triển ngành trồng trọt, không thể thiếu mô hình hợp tác xã để liên kết kinh tế hộ nông dân đi lên sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, tạo sức cạnh tranh hàng hóa và chuỗi giá trị nông sản. Hoạt động cung ứng dịch vụđầu vào của các hợp tác xã đã giúp các thành viên sản xuất kịp thời vụ, giảm giá thành sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm.Các hợp tác xã này được hình thành trên cơ sở xuất phát từ nhu cầu của sản xuất, nhất là các vùng chuyên canh. Các hợp tác xã chế biến nông sản giúp tận dụng tối
đa nguyên liệu sản xuất tại địa phương, thúc đẩy các hộ nông dân phát triển vùng sản xuất chuyên canh nâng cao giá trị và hiệu quả sử dụng của các sản phẩm nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm và tạo tiền đề để phát triển sản xuất quy mô lớn, sản xuất tập trung và tạo chuỗi cung ứng liên kết giữa các hợp tác xã với nhau.
Về mô hình các hợp tác xã, tổ hợp tác kiểu mới, ở loại hình tổ chức mới này được hình thành và phát triển trong thời gian gần đây, đang sản xuất
và kinh doanh khá hiệu quả, hỗ trợ tốt cho sự phát triển kinh tế hộ gia đình xã viên. Các hợp tác xã này đảm nhận cung cấp các dịch vụ sản xuất cả ở đầu vào và đầu ra cho xã viên. Hợp tác xã cũng là cầu nối giữa doanh nghiệp với nông hộ, đại diện cho hộ ký hợp đồng cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản; bảo vệ quyền lợi cho xã viên. Nhờ có hợp tác xã mà kinh tế hộ xã viên không ngừng phát triển, đời sống của bà con nông dân ngày càng nâng cao.
b. Phương pháp chuổi giá trị
Phương pháp chuỗi giá trị áp dụng tính tiếp cận đa bên, có sự tham gia của nhiều đối tác khác nhau nhằm sử dụng thế mạnh của họ để giải quyết những hạn chế vướn mắc. Trong chuổi giá trị, các bên tham gia bao gồm những người cung cấp đầu vào cụ thể, người sản xuất, người thu gom, các công ty gia công, chế biến, các đại lý vận tải, người phân phối, tiêu thụ, và đại diện của các đơn vị hỗ trợ. Trong mô hình chuổi sản xuất, doanh nghiệp đóng vai trò nhà đầu tư, người tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và cả vai trò đảm bảo thị trường tiêu thụ. Nông dân nhận khoán theo định mức chi phí và được hỗ trợ một phần chi phí xây dựng cơ bản ban đầu, chi phí lao động và sản xuất trên đất của họ. Mô hình sẽ thành công hơn khi doanh nghiệp có vốn lớn, có thị trường tiêu thụổn định.
c. Sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP
Để có lòng tin lâu dài của người tiêu dùng, cơ sở trồng trọt phải xây dựng, duy trì và bảo vệ thương hiệu sản phẩm của mình thông qua các nhóm hoạt động sau:
- Xây dựng, áp dụng và chứng nhận quy trình nuôi trồng an toàn trong trang trại theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Xây dựng cơ chế, cách nhận biết và truy xét nguồn gốc sản phẩm.
- Đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu thương mại trong nước và quốc tế và các biện pháp thực tiễn để chống hàng giả, hàng nhái.
-Thực hiện các giải pháp tiếp thị hữu hiệu để kết nối với thị trường. - Chứng nhận GlobalGAP được coi là cây cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng chỉ muốn mua sản phẩm an toàn thì nhà sản xuất phải đáp ứng, và ngược lại, nếu nhà sản xuất dám khẳng định về sự
an toàn và uy tín thương hiệu sản phẩm của mình thì người tiêu dùng mới có niềm tin để trả giá cao hơn. Nói cách khác, áp dụng và chứng nhận hệ thống “Thực hành Nông nghiệp tốt” theo tiêu chuẩn GlobalGAP là giải pháp nền tảng để nhà sản xuất nông nghiệp xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường và giá bán tốt hơn cho sản phẩm.
Chính nhờ những lý do này mà các doanh nghiệp, các nhà đầu tư sẽ
mạnh dạng tìm đến để liên kết và hỗ trợ sản xuất và bao tiêu sản phẩn trong thời gian dài, điều này giúp cho sản phẩm của ngành trồng trọt ngày càng phát triển về sản lượng cũng như chất lượng một cách bền vững.
Lấy ví dụ trường hợp Bình Phước, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi Sau hơn 2 năm tổ chức quy hoạch sản xuất lúa đã có sự thay đổi rõ rệt, hiệu quả kinh tế từ cây lúa mang lại không ngừng được nâng lên. Dễ thấy nhất là việc một số cánh đồng lớn được một số doanh nghiệp đặt vấn đề liên kết, hỗ
trợ sản xuất, bao tiêu sản phẩm trong thời gian dài. Trong năm 2014, UBND xã Bình Phước đã đứng ra xúc tiến, ký kết liên kết giữa HTX Phước Tân với Cty Lương Thực Miền Nam trong việc sản suất lúa gạo hàng hóa chất lượng cao trên diện tích 32 ha theo quy trình GlobalGAP, hướng đến xuất khẩu. Đây là một trong những trường hợp thể hiện rõ nhất sự cần thiết của mô hình Global Gap trong liên kết tiến bộ tại địa phương.
d. Xây dựng cánh đồng mẫu lớn theo hướng GAP- VietGAP
Thực tiễn, thời gian gần đây đã xuất hiện một số mô hình tổ chức sản xuất mới trong nông nghiệp. Nhiều mô hình được xem là xu thế tất yếu và là tương lai của ngành trồng trọt Việt Nam, đã góp phần quan trọng nâng cao giá trị gia tăng, khắc phục những tồn tại trong trồng trọt. Với thực tế ngành trồng trọt lâu nay còn manh mún, quy mô nhỏ lẻ, không có sự gắn kết giữa doanh nghiệp với nông dân thì mô hình cánh đồng mẫu lớn là một trong những mô hình liên kết đạt hiệu quả cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Từ cánh
đồng mẫu lớn, các địa phương sẽ xây dựng các vùng nguyên liệu lúa gạo hàng hoá và xây dựng thương hiệu lúa gạo từ các vùng nguyên liệu sản xuất theo VietGAP.
Các bên cần liên kết, phối hợp thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn theo hướng GAP gồm Hiệp hội lương thực Việt Nam và các công ty thành viên; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp các tỉnh, thành; Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp; Các Viện, Trường, Trung tân nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, thiết bị phục vụ cơ
giới hóa sản xuất lúa; Các tổ chức, hợp tác xã, tổ hợp tác, nông dân. Mô hình
được xây dựng trên nền tảng của sự liên kết bốn nhà, trong đó các hình thức liên kết được thể hiện thông qua hợp đồng giữa các tổ chức, doanh nghiệp với hợp tác xã hoặc tổ hợp tác sản xuất. Các thỏa thuận phải tuân thủ theo những quy định pháp luật hiện hành. Nhiều chuyên gia cho rằng đây là hướng đi tất yếu, cũng là giải pháp thiết thực nhất để tiến tới nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn hiện nay và trong tương lai.