Tình hình thâm canh trong trồng trọ t

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh quảng ngãi (Trang 62)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.5. Tình hình thâm canh trong trồng trọ t

Năm 2013, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được 10 cánh đồng lớn và 03 mô hình với tổng diện tích 296 ha, đạt giá trị thu hoạch trên 50 triệu

đồng/ha/năm; cụ thể:

a. Mô hình

- Trồng thâm canh lúa theo chương trình “3 giảm, 3 tăng”, IPM ở huyện

Đức Phổ, Sơn Hà, Sơn Tây, đạt giá trị 60 triệu đồng/ha/năm.

- Trồng lạc vụ Hè Thu trên chân đất lúa, với diện tích 2 ha tại Đức Phổ, Nghĩa Hành, cho năng suất bình quân 30 tạ/ha, đạt giá trị thu nhập 75 triệu

đồng/ha/vụ.

- Trồng ớt với diện tích 65 ha, ở Bình Dương (Bình Sơn), Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa), đạt giá trị thu nhập 100-150 triệu đồng/ha/vụ.

b. Cánh đồng

- Đã xây dựng được 10 cánh đồng lớn trong sản xuất lúa, với tổng diện tích 280 ha, gồm các giống: VT-NA2, TBR45, OM 6976, XT28, ĐV108, KD 28; thực hiện ở các huyện: Mộ Đức, Đức Phổ, Bình Sơn, Tư Nghĩa, đều cho năng suất bình quân từ 63-68 tạ/ha/vụ, đạt giá trị thu hoạch trên 64 triệu

đồng/ha/năm.

- Sản xuất rau an toàn của xã Nghĩa Dũng-TP.Quảng Ngãi, với tổng diện tích 35 ha, đạt giá trị sau thu hoạch trên 110 triệu đồng/ha/năm.

Nhìn chung năng suất khá ổn định do người nông dân biết sử dụng giống cây chống chịu được sâu bệnh, thích nghi với điều kiện khí hậu thay

đổi, bên cạnh đó nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ nên năng suất một số

loại cây trồng tăng như: cây ăn quả, rau đậu các loại, đặc biệt là cây lương thực như ngô, lúa năng suất luôn tăng qua các năm có ý nghĩa rất lớn trong việc góp phần an ninh lương thực của vùng và sản xuất những nông sản đạt chuẩn có giá trị xuất khẩu.

Đa dạng các loại cây trồng, thâm canh tăng vụ nên năng suất cây trên cùng đơn vị diện tích đất canh tác hàng năm được cải thiện tốt.

Tình hình thâm canh trong trồng trọt tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2008- 2013 đã góp phần đưa năng suất và sản lượng các loại cây trồng tăng lên đáng kể. Cụ thể về năng suất cây trồng nhóm cây lương thực như năng suất lúa so với năm 2008, năm 2013 tăng cao 16%; năng suất ngô tăng cao 3%. Nhờ thực hiện tốt thâm canh mà trong lĩnh vực trồng trọt, sản xuất nông nghiệp của địa phương đã đạt được kết quả khá toàn diện cả về: năng suất, sản lượng, chất lượng và giá trị. Không những thế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện

đang có sự chuyển dịch trong từng nội bộ ngành theo hướng tích cực.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh quảng ngãi (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)