Mục tiêu phát triển ngành trồng trọt giai đoạn 2015-2020

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh quảng ngãi (Trang 77)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.3. Mục tiêu phát triển ngành trồng trọt giai đoạn 2015-2020

a. Mc tiêu chung

Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, thích

ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả

năng cạnh tranh cao, tỷ trọng hàng hóa ngày càng lớn; phát triển nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị theo quy hoạch.

- Tốc độ tăng trưởng bình quân nông, lâm, thuỷ sản giai đoạn 2011 - 2015 đạt từ 4 - 4,5%/năm; giai đoạn 2016 - 2020: 4%/năm.

- Sản lượng lương thực năm 2015: 470.000 tấn; năm 2020: 480.000 tấn. - Giá trị sản xuất trên 01 ha canh tác năm 2015: 40 đến 45 triệu đồng; năm 2020: 55 triệu đồng.

b. Mc tiêu c thđối vi tng loi cây trng chính ca tnh Qung Ngãi

Cây mì: Phát triển cây mì trở thành cây trồng có khối lượng sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh. Định hướng đến 2020, diện tích mỳ khoảng 18.000 ha, năng suất bình quân đạt từ 240-250 tạ/ha. Vùng sản xuất được bố trí ở các huyện, thành phố của tỉnh (trừ Lý Sơn), tập trung chủ yếu ở các huyện Sơn Hà 5.100 ha, Bình Sơn 2.000 ha, Sơn Tịnh 1.600 ha, Tư Nghĩa 1.100 ha, Đức Phổ 1.300 ha, Ba Tơ 1.200 ha, Minh Long 1.300 ha, Trà Bồng 1.200 ha.

Cây mía: Định hướng đến năm 2020, diện tích cây mía ổn định ở

khoảng 5.200 ha, năng suất bình quân đạt 650 tạ/ha, chữ đường đạt 10 CCS. Vùng trồng mía chủ yếu phân bốở các huyện gần nhà máy chế biến như: Đức

Phổ 1.044 ha, Mộ Đức 400 ha, Nghĩa Hành 450 ha, Tư Nghĩa 490 ha, Ba Tơ

1.100 ha, Sơn Hà 845 ha..

Cây tỏi Lý Sơn: Định hướng đến 2020 diện tích là 300 ha, năng suất tỏi tươi 109 tạ/ha, sản lượng đạt 3.300 tấn; phát triển thương hiệu tỏi Lý Sơn trên thị trường, lấy năng suất và chất lượng là yếu tố trọng tâm, tập trung thâm canh.

Cây quế Trà Bồng: Định hướng đến 2020 diện tích là 5.255 ha. Vùng sản xuất chủ yếu trên đất rừng sản xuất và đất vườn, đất trồng cây lâu năm thuộc huyện Trà Bồng 2.800 ha, Sơn Tây 1.200 ha, Tây Trà 1.225 ha.

Cây lúa: Đến năm 2020, diện tích gieo trồng lúa 71.800 ha (diện tích

đất chuyên trồng lúa 35.500 ha), năng suất bình quân đạt 59-60 tạ/ha, sản lượng đạt từ 420.000 - 430.000 tấn. Xây dựng vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao với diện tích 5.000 ha tập trung ở 7 huyện, thành phố ở đồng bằng, gồm: Đức Phổ, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, Bình Sơn, Nghĩa Hành, thành phố Quảng Ngãi.

Cây ngô: Đến năm 2020 diện tích gieo trồng tăng lên 12.000 ha, năng suất bình quân đạt từ 58 - 60 tạ/ha; sản lượng ngô đạt trên 70.000 tấn. Vùng trồng ngô tập trung ở bãi đất nà, đất thổ ven sông suối thuộc các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, thành phố Quảng Ngãi và các vùng có điều kiện.

Cây thực phẩm (cây rau, đậu các loại): Định hướng đến năm 2020, diện tích sản xuất khoảng 18.000 ha (rau 14.000 ha, đậu 4.000ha), sản lượng

đạt khoảng 260 ngàn tấn, trong đó có trên 100 ha rau được chứng nhận an toàn. Vùng sản xuất rau tập trung ở vùng bãi bồi ven các sông lớn của tỉnh tại thành phố Quảng Ngãi và các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Nghĩa Hành, Tư

Nghĩa, MộĐức, Đức Phổ.

đạt 2.500 - 3.000 ha, năng suất bình quân 180 - 200 tấn/ha/năm. Vùng sản xuất bố trí trên đất gò đồi, đất màu kém hiệu quả, các vùng đất thấp ở ven triền núi đang trồng keo chuyển sang trồng cỏ; đồng thời tận dụng đất vườn, bờ vùng, bờ thửa, đất ven sông suối.

Cây lạc: Định hướng đến năm 2020, diện tích gieo trồng đạt 6.800 ha, năng suất 22 tạ/ha, sản lượng khoảng trên 15.000 tấn. Vùng sản xuất tập trung

ở các huyện: Bình Sơn, Mộ Đức, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Ba Tơ, Nghĩa Hành,

Đức Phổ, Sơn Hà, Trà Bồng và thành phố Quảng Ngãi.

Cây cao su: Định hướng đến năm 2020 mở rộng diện tích lên khoảng 3.000 ha. Trồng tập trung ở các huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tây Trà và Sơn Hà.

Cây ăn quả: Định hướng đến năm 2020 mở rộng diện tích 3.500 ha. Phát triển trên đất gò đồi ở miền núi, chú trọng phát triển cây ăn quả có giá trị

kinh tế cao ở các huyện: Nghĩa Hành, Bình Sơn, Đức Phổ, Ba Tơ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh quảng ngãi (Trang 77)